Bệnh Nổi Mề Đay Do Dị Ứng Thời Tiết: Dấu Hiệu Và Cách Chữa [Nên Biết]
Các triệu chứng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu do bệnh dị ứng thời tiết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhất là thời điểm giao mùa hay nhiệt độ thay đổi đột ngột từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hãy lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân chủ yếu
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố liên quan đến thời tiết. Thông thường, cơ thể người thích hợp với nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều nhiệt ở não không kịp điều chỉnh sẽ gây ra rối loạn.
Dị ứng nổi mề đay có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thường bùng phát vào thời điểm giao mùa. Mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh, nhưng dễ gặp nhất là dị ứng thời tiết ở trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh.
Có thể chia bệnh làm 2 dạng:
- Dị ứng nổi mề đay do thời tiết nóng: Những ngày hè nóng bức, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến làn da luôn ẩm ướt. Cộng thêm khói bụi, da chết và vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Mặt khác, nhiệt độ cao khiến cơ thể khó chịu, dễ bùng phát dị ứng
- Dị ứng nổi mề đay thời tiết lạnh: Mùa đông nhiệt độ và độ ẩm thấp khiến da khô ráp, dễ dẫn đến dị ứng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc dị ứng thời tiết lạnh trong những ngày mưa gió.
Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia da liễu, dị ứng nổi mề đay thời tiết xảy ra do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
- Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp
- Do cơ địa người bệnh dễ mẫn cảm với các yếu tố thời tiết.
Ngoài ra, những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da tiếp xúc… có nguy cơ mắc dị ứng cao hơn bình thường.
Triệu chứng dị ứng nổi mề đay dễ nhận biết
Khi bị dị ứng, người bệnh thường có những dấu hiệu điển hình như sau:
- Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ: Trên da nổi nhiều nốt mẩn, phát ban, thường tập trung ở các vùng da hở như mặt, tay, chân…
- Ngứa ngáy khó chịu tại vùng da nổi mẩn, càng gãi càng ngứa. Cơn ngứa thường dữ dội khi trời tối và ban đêm.
- Nổi mề đay cấp tính: Trên da có thể xuất hiện những mảng sưng phù, ngứa và nóng rát, tập trung ở một vị trí hoặc nổi mẩn ngứa khắp người.
- Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện da sưng rộp, có mụn nước, tấy đỏ hoặc xung huyết.
- Triệu chứng khác: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ho, đau đầu, tụt huyết áp, khó thở…
Đối với dị ứng thời tiết ở trẻ em, ngoài những triệu chứng đặc trưng trên, bé có thể gặp tình trạng bong tróc da, nghẹt mũi, viêm kết mạc…
Nổi mề đay dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?
Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, bệnh dị ứng thời tiết gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng da, bội nhiễm.
- Mất thẩm mỹ do để lại sẹo
- Phù mạch
- Khó thở, co thắt thanh quản, suy hô hấp
- Nặng nề hơn là sốc phản vệ.
Dị ứng thời tiết là bệnh da liễu không có khả năng lây nhiễm từ người sang người mà chỉ có thể di truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, người bệnh không nên lo lắng.
Bệnh dị ứng nổi mề đay bao lâu thì khỏi?
Thông thường, các dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu thường tự biến mất sau đợt bùng phát, nhưng sẽ dễ tái phát lại sau khi có điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị.
Theo các chuyên gia da liễu, thời gian dị ứng thời tiết hết hẳn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, phương pháp điều trị … Đặc biệt là sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng nhẹ, cơ thể khỏe mạnh, áp dụng đúng phác đồ bệnh sẽ hết trong thời gian ngắn. Ngược lại, những người bệnh nặng, có biểu hiện nhiễm trùng da, sức đề kháng kém thì thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn.
Dị ứng thời tiết có được tắm không?
Nhiều người cho rằng, bị dị ứng thì không được tắm. Quan niệm này là sai lầm và phản khoa học. Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, tắm không ảnh hưởng hoặc khiến triệu chứng dị ứng, nổi mề đay trầm trọng. Ngược lại, việc vệ sinh da hàng ngày còn giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da nổi mẩn.
Do đó, mỗi ngày người bệnh dị ứng thời tiết nên tắm 1 lần để đảm bảo da luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, cần chú ý tắm đúng cách để tránh gây tổn thương cho da. Cụ thể:
- Nên tắm bằng nước ấm.
- Tắm ở nơi kín gió, tránh gió lạnh
- Trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng thì nên tắm bằng nước vừa với thân nhiệt.
- Không sử dụng sữa tắm, hóa chất.
- Tránh gãi mạnh khi tắm
- Sau khi tắm, nên lấy khăn bông mềm để lau khô da.

Người bệnh dị ứng nên kiêng gì?
Việc kiêng cữ có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh, kiểm soát triệu chứng và ngăn không cho tình trạng bệnh diễn biến xấu. Các chuyên gia da liễu khuyên người bệnh dị ứng thời tiết nên kiêng một số điều sau:
- Kiêng gãi, chà xát mạnh trên da.
- Không dùng mỹ phẩm, hóa chất trong thời gian bị bệnh.
- Không mặc quần áo chật, bó sát.
- Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, hạnh nhân, đậu phộng…
- Kiêng thực phẩm giàu đạm: Trứng, bơ, thịt bò, sữa…
- Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tránh xa đồ ăn lạnh như kem, đồ đông lạnh, nước đá…
- Không uống bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…
Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng dị ứng như: Trái cây giàu Vitamin C, sữa chua, các loại rau họ cải, sữa chua, trà nóng, gừng, tỏi….
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết uống thuốc gì?
Sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng đánh bay dị ứng thời tiết. Dưới đây là một số cách chữa hiệu quả mọi người có thể tham khảo lựa chọn:
Chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Nhiều người có thói quen áp dụng cách chữa dị ứng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian khi mới xuất hiện các triệu chứng bệnh. Một số thảo dược quen thuộc thường được sử dụng gồm:
Bài thuốc tắm, rửa:
- Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi. Vò nát lá và cho vào nồi cùng nước đun sôi 10 – 15 phút. Để nước nguội bớt, lấy khăn sạch thấm nước lá và xoa lên vùng da bị nổi mẩn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Bài thuốc tắm từ lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi. Cho vào nồi cùng nước đun sôi. Sau đó sử dụng nước lá để tắm hàng ngày.
Bài thuốc uống:
- Sử dụng gừng tươi: Rửa sạch và cắt gừng thành lát mỏng. Cho gừng vào nồi cùng nước và đường đun sôi. Uống hàng ngày.
- Mật ong và chanh: Vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm, cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống vào mỗi buổi sáng.
Bài thuốc đắp, chườm:
- Chữa dị ứng thời tiết bằng lá kinh giới: Rửa sạch và để ráo nước 1 nắm ngải cứu tươi. Cho vào chảo sao nóng, sau đó để lá vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên da.
- Sử dụng khoai tây: Rửa sạch và gọt vỏ khoai tây. Cắt thành nhiều lát mỏng và đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
Cách chữa dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện. Tuy nhiên chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, hiệu quả không. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng các bài thuốc này thì tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn do tái phát nhiều lần hoặc trong thảo dược có lẫn bụi bẩn, vi khuẩn chưa loại bỏ hết.
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị dị ứng thời tiết
Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay do dị ứng thời tiết gây ra. Tùy vào mức độ bệnh, độ tuổi mà các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp một số loại thuốc đặc trị sau:
- Thuốc uống: Có công dụng kháng viêm, kháng Histamin, giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Thuốc kháng Histamin: Chlorpheniramine, Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giảm ngứa
- Thuốc chống co mạch
- Thuốc bôi ngoài da: Dùng để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, kích ứng và dưỡng ẩm cho da.
- Thuốc Mentol 1%
- Thuốc Corticoid chống viêm: Chỉ sử dụng với bệnh nặng và dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc Phenergan Cream
Lưu ý: Thuốc Tây y chỉ điều trị triệu chứng, không trị tận gốc nên bệnh dễ tái phát. Mặt khác, thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe như đau dạ dày, mệt mỏi, rạn da, giãn mạch, tăng nguy cơ bội nhiễm… Do đó, việc sử dụng thuốc tân dược cần thận trọng và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh.
Điều trị dị ứng nổi mề đay do thời tiết bằng thuốc Đông y
Ngoài thuốc Tây y và dân gian, thuốc Đông y cũng được đông đảo bệnh nhân lựa chọn để chữa dị ứng thời tiết. Đây là biện pháp được đánh giá cao bởi an toàn và hiệu quả cao, phù hợp với mọi đối tượng.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, dị ứng thời tiết sinh ra do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập, kết hợp với tạng phủ suy yếu, gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Cơ chế điều trị của thuốc Đông y là khu phong, trừ tà, chữa tận gốc, phục hồi chức năng phủ tạng và tăng cường đề kháng để phòng tái phát.
Thành phần của thuốc Đông y gồm nhiều loại thảo dược có tác dụng trị dị ứng tốt như diệp hạ châu, bách hộ, kim ngân cành, đơn đỏ, bồ công anh… Tùy theo thể bệnh phong hàn hay phong nhiệt mà các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng, thành phần phù hợp.
Thuốc Đông y gồm thuốc nam và thuốc bắc. Trong đó, thuốc nam – bào chế từ thảo dược trong nước được ưa chuộng hơn thuốc bắc – sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc do phù hợp với cơ địa người Việt.
Có thể kể đến 2 bài thuốc nam nổi tiếng được nhiều bệnh nhân tin tưởng gồm: bài thuốc nam gia truyền trị dị ứng, nổi mề đay của Đỗ Minh Đường và Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây đều là những phương thuốc trị bệnh hiệu quả được nhiều chuyên gia đánh giá cao, mọi người có thể tham khảo lựa chọn.
Cách phòng tránh dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là bệnh rất dễ mắc phải, do đó mọi người cần chủ động có biện pháp phòng tránh. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa được bác sĩ Tuấn đưa ra:
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc ấm vào mùa đông, mùa hè không nên ngồi trong điều hòa nhiệt độ thấp quá lâu.
- Vào mùa hè, tránh hoạt động quá nhiều dưới trời nắng nóng.
- Bổ sung nước, vitamin cho cơ thể.
- Cập nhật tin tức thời tiết thường xuyên để lên kế hoạch phòng tránh dị ứng.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc phấn hoa, bụi bẩn, nhất là thời điểm giao mùa để tránh gây phản ứng dị ứng chéo.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng.
- Những người có cơ địa mẫn cảm cần thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng và điều trị kịp thời, phù hợp là cách tốt nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh dị ứng thời tiết. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh khó chịu này.
ArrayNgày Cập nhật 04/06/2024