Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị hiệu quả, an toàn
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Không chỉ gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc điều trị ở nhóm đối tượng này cần thận trọng bởi phương pháp chữa trị cần đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho cả mẹ và bé.
Trong bài viết dưới đây, lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tình trạng nổi mề đay ở bà bầu. Đồng thời, tư vấn hướng xử lý đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối là gì?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, nổi mề đay khi mang thai là hiện tượng nổi các nốt mẩn ngứa, phát ban, mề đay trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng bụng, rốn, tại các vết rạn trên da hoặc có thể lan sang vùng da khác như chân, tay, đùi,…
Các nốt mề đay thường nổi khoảng 30 phút và tự lặn. Nhưng có thể gây ra những cơn ngứa dai dẳng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
Dựa theo tiến trình phát triển, mề đay được chia làm 2 dạng:
- Mề đay cấp tính: kéo dài dưới 6 tuần, tình trạng nhẹ và có thể tự biến mất.
- Mề đay mãn tính: thời gian phát bệnh trên 6 tuần cùng cơn ngứa ngáy khó chịu khiến bệnh nhân bức bối.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối
Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết, tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện ở lần mang thai đầu tiên và bệnh hình thành do những nguyên nhân sau:
- Sự thay đổi nội tiết tố
- Sức đề kháng kém
- Da bị kéo căng gây tổn thương đến các mô liên kết
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
- Chức năng gan thận suy yếu, không đào thải hết độc tố ra bên ngoài
- Dị ứng với thuốc
- Tác nhân đến từ môi trường
Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng thường không nghiêm trọng nhưng khi tình trạng ngứa ngáy lan rộng, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ. Sản phụ lưu ý, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau cần đi thăm khám kịp thời để có hướng điều trị phù hợp:
- Ngứa: nổi mề đay gây ngứa ngáy, càng gãi nốt mẩn ngứa càng lan rộng, có thể gây xước da và nhiễm trùng.
- Da bị nổi sần: Nốt sần xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng chủ yếu tập trung tại vùng bụng, rốn, có màu hồng hoặc trắng (nhạt hơn màu của da).
- Phù mạch: những vị trí như môi, mi mắt, vùng kín,… có thể bị sưng to. Ngoài ra sản phụ còn có thể bị tụt huyết áp, khó thở, sốc phản vệ (đây là biến chứng nặng nhất).
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối và cách chữa trị hiệu quả
Ba tháng cuối của thai kỳ là thời điểm bé hoàn thiện cơ thể và bộ não, vì vậy việc mắc bệnh trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó việc trị bệnh kịp thời và đúng cách là rất quan trọng.
Những phương pháp phổ biến trong điều trị nổi mề đay khi mang thai gồm:
- Dùng thuốc tây: với trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, để bảo đảm sự an toàn cho cả mẹ và con, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc tây có hoạt lực thấp, không thẩm thấu vào máu, thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai.
- Mẹo dân gian: các biện pháp được áp dụng tại nhà là nha đam, rau má, lá khế, lô hội, uống trà thảo mộc,… giúp giảm triệu chứng sưng ngứa, mẩn đỏ nhưng chỉ đem lại tác dụng nhất thời và không có tác dụng chữa bệnh triệt để.
- Bài thuốc đông y: Theo quan niệm của đông y, bệnh gây ra do cơ thể suy yếu khiến phong – hàn – tà xâm nhập, độc tố không được đào thải, tích tụ lâu ngày và phát tán qua da. Vì nắm rõ nguyên nhân nên đông y sẽ tập trung vào vấn đề, đẩy lùi dị nguyên, bài trừ độc tố từ đó đem đến hiệu quả lâu dài. Với cách chữa này người bệnh cần kiên nhẫn điều trị để đạt kết quả tốt.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, vì vậy người bệnh cần chú ý phát hiện bệnh sớm, chủ động điều trị, nghe theo lời khuyên của y bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao.
Mề đay không phải bệnh dễ chữa, dễ khỏi trong một sớm một chiều. Hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024