Nổi Mề Đay Không Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục [HIỆU QUẢ]
Nổi mề đay không ngứa là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc phải, tình trạng này còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh vảy phấn hồng, hăm da hay thậm chí là ung thư da. Vậy cụ thể nổi mề đay nhưng không ngứa là dấu hiệu bệnh gì? Người bện phải làm sao khi gặp tình trạng này?
Nổi mề đay không ngứa là bệnh gì?
Nổi mề đay không ngứa là tình trạng trên các bộ phận của cơ thể như tay, chân, mặt… xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, sưng phù, phát ban đỏ trên da, nhưng lại không kèm theo biểu hiện ngứa hay đau rát. Theo các chuyên gia da liễu, đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý, nhẹ thì chỉ là tình trạng hăm da hay mụn đỏ. Tuy nhiên đáng nói là, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư da. Vì vậy, người bệnh chớ nên chủ quan khi gặp những biểu hiện này.
Dưới đây là những căn bệnh có triệu chứng nổi mề đay nhưng không ngứa:
- Bệnh vẩy phấn hồng: Bệnh còn có tên khoa học là Pityriasis Rosea. Đây là một thể bệnh mề đay, mẩn đỏ nhưng không gây ngứa, do virus gây nên. Tuy nhiên, bệnh lại không gây truyền nhiễm và thường chỉ kéo dài 6 tuần. Vẩy này có màu hồng nhạt hay đỏ, thường phát triển ở ngực, bụng hay lưng, có hình bầu dục, bán kính từ 2,5 – 5 cm.
- Bệnh hăm da: Tên khoa học của hăm da là Intertrigo, hay gặp ở trẻ em hay người thừa cân, béo phì. Bệnh tạo nên vết sẩn, mẩn đỏ ở các vùng có nếp gấp da như nách, đầu gối, hay bên dưới ngực..
- Viêm mao mạch dị ứng: Khi bị viêm mao mạch, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, có ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Khi bệnh kéo dài thì tình trạng phù nề có thể xuất hiện. Đặc điểm chung người mắc bệnh này là không ngứa, nhưng lại ảnh hưởng nặng đến da, xương khớp, ruột, thận ở giai đoạn tiếp theo
- Mụn đỏ: Bệnh có tên khoa học là Rosacea. Nốt mụn đỏ thường xuất hiện ở trên lưng, mặt, bụng, ngực…Còn tùy vào chế độ dinh dưỡng và sự chăm sóc của giới chuyên môn mà bệnh có thể giảm bớt hoặc nặng thêm.
- Tụ máu dưới da: Angiomas là hiện tượng tụ máu dưới da. Các nhà khoa học lý giải rằng đây là sự tăng trưởng bất thường của da, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Triệu chứng chung của bệnh thường là các nốt mề đay, mẩn đỏ, sần sùi bên dưới da và không hề có dấu hiệu ngứa ngáy.
- Ung thư da: Các dấu hiệu của ung thư da cũng tương tự như mề đay, phát ban, nổi mẩn trên da tuy nhiên bệnh lại không đau đớn và ngứa. Bệnh này thường có dấu hiệu nặng thêm theo thời gian, và có thể dẫn đến tử vong cao. Nên nếu nghi ngờ, bạn hãy đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và có biện pháp điều trị bệnh nhanh chóng.
Cách khắc phục khi bị nổi mề đay không ngứa
Việc đầu tiên khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khắc phục dưới đây:
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Nhằm giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, nên có chế độ ăn uống hợp lý và đúng khoa học. Người bệnh nên ăn những thực phẩm sau:
- Các loại thực phẩm giàu omega 3, cá hồi, bơ, dầu gan cá, trứng cá muối, hàu…
- Các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C, họ nhà cam, quýt, đu đủ, cải xanh..
- Những thực phẩm giàu Quercetin: Táo đỏ, hành tây, bông cải xanh…
- Đặc biệt trong sữa chua có chứa nhiều probiotic, những lợi khuẩn thiết yếu trong đường ruột, tăng hấp thu dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn không nên ăn những thực phẩm sau:
- Những thực phẩm giàu đạm: Thịt, trứng, cá biển…
- Các chất kích thích: cà phê, rượu bia, thuốc lá, hay ăn thức ăn có quá nhiều đường.
- Không nên ăn đồ ăn cay, nóng, có nhiều dầu mỡ…
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà để làm giảm tình trạng mẩn đỏ
Khi bị nổi mề đay nhưng không ngứa, để cho hiệu quả trị bệnh tốt nhất bạn nên kết hợp uống thuốc Tây y và sử dụng các biện pháp dân gian song hành với nhau.
- Tắm hoặc chườm lên vết mẩn đỏ bằng các loại thảo dược thiên nhiên như: Gừng, lô hội, lá khế, kinh giới, lá tía tô, ngải cứu, lá hẹ….giúp làm dịu da, giảm sưng viêm nhanh chóng.
- Dùng nước muối hoặc mua nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% ở các hiệu thuốc để lau vết sẩn hay pha trong bồn tắm một tuần 2 lần, có công dụng sát khuẩn, kháng viêm.
Uống thuốc Tây để trị mề đay không ngứa
Các loại thuốc trên thị trường hiện nay rất đa dạng, dù bệnh ở thể nào cũng có thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chuyên trị triệu chứng tức thời và còn có tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Vậy nên bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Nếu bạn bị mề đay không rõ nguyên nhân và mề đay kéo dài thì nên sử dụng Doxepin. Thuốc này thuộc nhóm chống trầm cảm nhưng có chức năng hoạt động như một chất kháng histamin.
- Thuốc đối kháng Leukotriene có chỉ định dùng cho hen suyễn, bệnh còn được dùng để trị chứng sưng, viêm của mề đay rất hiệu quả.
- Các nhóm thuốc kháng histamin dùng điều trị mề đay mẩn ngứa, giảm đau..
Sử dụng dược liệu Đông y trị nổi mề đay
Theo các thầy thuốc Đông y, bị mề đay là do chức năng của gan – thận bị suy yếu. Vì vậy, các phương thuốc từ vườn nhà dễ tìm chủ yếu bồi bổ ngũ tạng của cơ thể.
- Bài thuốc Bình can hoàn: Có tác dụng tăng cường chức năng gan, mật, giúp máu lưu thông tốt, tiêu ban, giải độc…Các thành phần phòng phong, hồng hoa, xuyên khung, bách bộ, ngải cứu, cúc tần, diệp hạ châu. Uống ngày 1- 2 lần trước ăn 30 phút.
- Bài thuốc Giải độc hoàn: Gồm các thành phần bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa. Uống trước ăn 30 phút chia làm sáng và chiều. Tác dụng trị sưng viêm, chống dị ứng, mát gan, giải độc..
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi “Nổi mề đay không ngứa là bệnh gì?”, đồng thời, gợi ý một số biện pháp khắc phục bệnh. Như bạn thấy, đây có thể là tình trạng viêm da, phát ban đơn giản thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da rất nguy hiểm.
Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp các biểu hiện này. Thay vào đó, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó tư vấn giải pháp chữa bệnh kịp thời, hiệu quả.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!