Danh Y Chỉ Cách Chữa Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em An Toàn Hiệu Quả

Bé yêu của bạn hay bị nổi mề đay mẩn ngứa chữa mãi không khỏi? Mỗi lần phát bệnh bé quấy khóc, bỏ ăn và sụt cân. Bạn đang lo lắng nhưng không biết làm thế nào? Ở bài viết dưới đây, hãy cùng lắng nghe chuyên gia chỉ cách chữa nổi mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả từ gốc rễ.

Tại sao trẻ em hay bị nổi mề đay, mẩn ngứa?

Nổi mề đay là bệnh da liễu dễ gặp, phát sinh khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng dễ thấy nhất là trẻ em.

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh mề đay gây ra các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nhất là vào ban đêm. Nếu chuyển sang mãn tính, bé còn có thêm một số dấu hiệu khác như sốt nhẹ, da tấy đỏ, mệt mỏi sưng phù ở mí mắt, môi…

Theo chuyên gia da liễu, lý do chủ yếu khiến trẻ em hay bị nổi mề đay, mẩn ngứa là vì cơ thể bé vẫn chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch còn yếu, do đó dễ bị vi khuẩn, virus và các tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Bên cạnh đó, bệnh nổi mề đay ở trẻ em còn do một số nguyên nhân khác gây ra như thời tiết, cơ địa, di truyền, thức ăn, côn trùng đốt, do thuốc…

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay đều xảy ra nhanh chóng và không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng kéo dài, do đặc tính ngứa nhiều nên trẻ có cảm giác bứt rứt, gãi và gây tổn thương cho da. Bên cạnh đó, những biểu hiện của bệnh khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và sụt cân nhanh chóng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nổi mề đay do cơ thể non nớt, sức đề kháng yếu
Trẻ em là đối tượng dễ bị nổi mề đay do cơ thể non nớt, sức đề kháng yếu (ảnh minh họa)

Ngoài ra, bệnh nổi mề đay nếu không được chữa trị sớm còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như khó thở, co thắt thanh quản, thậm chí sốc phản vệ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

Do đó, ngay khi thấy bé có dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn bất thường, cha mẹ cần chủ động thực hiện những biện pháp khắc phục để cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng nguy hiểm.

7 cách chữa nổi mề đay, mẩn ngứa chuyên gia chia sẻ

Khi bé xuất hiện triệu chứng nổi mề đay, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp tại nhà để giảm ngứa ngáy, nổi mẩn. Dưới đây là 7 cách chữa phổ biến và an toàn được thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn tư vấn:

  • Chườm mát: Cha mẹ có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lên da của bé, sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước: Cho bé uống nhiều nước lọc, nước trái cây và nước ép rau củ để bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất, từ đó tăng cường miễn dịch và sức khỏe cho bé.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm giúp làm dịu, cấp ẩm và giảm viêm da. Cha mẹ nên sử dụng các loại kem dành riêng cho trẻ em để giảm ngứa, nổi mẩn cho bé.
  • Tắm bột yến mạch hoặc lá thảo dược: Bột yến mạch hoặc các loại thảo dược dân gian như lá khế, trà xanh, bạc hà… hoặc các loại lá có độ an toàn cao có tác dụng giảm ngứa hiệu quả và phù hợp với làn da non nớt của trẻ. Lưu ý tắm bằng nước ấm vừa phải, không tắm quá lâu.
  • Bổ sung cho bé các thực phẩm: Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu, hạt óc chó…), thực phẩm giàu vitamin A, B, C, trái cây tươi, bông cải xanh… để tăng sức đề kháng và giảm thiểu triệu chứng nổi mề đay. Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng…
  • Mặc quần áo vải mềm: Sử dụng các loại quần áo vải mềm, thoáng mát, thấm mồ hôi và rộng rãi để tránh cọ xát, khiến bé thêm ngứa ngáy.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Vệ sinh không gian sống của trẻ, đảm bảo chăn mền, giường chiếu luôn sạch sẽ.

Trên đây là thông tin về nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Ngày Cập nhật 04/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *