Nổi Mề Đay Phải Làm Sao? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Chữa [TỐI ƯU]
Theo các chuyên gia y tế, có tới 90% bệnh nhân mắc phải chứng nổi mề đay bị tái đi tái lại nhiều lần. Con số này đang tăng lên hằng năm do điều kiện sống và môi trường ngày càng biến đổi xấu đi. Vậy nổi mề đay phải làm sao? Cùng tìm hiểu giải pháp khắc phục hiệu quả chuyên gia tư vấn trong bài viết sau.

Cách nhận biết nổi mề đay
Biểu hiện của bệnh mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi cảm giác ngứa da, nổi mẩn đỏ. Đây cũng là những triệu chứng của nhiều bệnh viêm da khác.
Vì vậy, người bệnh nên cập nhật những thông tin về dấu hiệu nổi mề đay bên dưới để có thể nhận biết bệnh lý này một cách chính xác.
- Ngứa da: Cơn ngứa càng dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối. Người bệnh càng gãi thì càng cảm thấy nóng rát, đau đớn và khó chịu hơn.
- Nổi mẩn đỏ, sẩn phù: Các nốt màu đỏ có kích thước khác nhau, chúng có thể nằm tập trung hay rải rác ở các bộ phận trên cơ thể. Nốt mẩn lan nhanh toàn thân khi bệnh nhân gãi.
- Da vẽ nổi: Khi bệnh nhân dùng ngoại lực tác động lên da như vẽ đường thẳng, sẽ thấy da nổi lên giống như hình vẽ. Đường này lằn lên trên, có màu đỏ hay hồng tái rồi lại mất đi sau vài phút.
- Phù mạch: Đây là một triệu chứng nguy hiểm vì mề đay có thể gây sẩn phù ở hầu, họng, tay, chân hay bộ phận sinh dục. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp…
- Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, mụn nước, sốt…

Bị nổi mề đay phải làm sao? – Chuyên gia giải đáp
Nổi mề đay thường hiếm khi gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng. Tuy nhiên, ở thể mãn tính hoặc mề đay phù mạch, bệnh nhân vẫn có thể bị sốc phản vệ, suy hô hấp. Vì vậy, sớm khắc phục tình trạng nổi mề đay là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, nổi mề đay phải làm sao để bệnh sớm chấm dứt sớm, không dẫn đến tình trạng mãn tính? Cùng tham khảo lời khuyên được đưa ra bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường sau đây:
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà với thể bệnh nhẹ
Trong trường hợp bạn bị mề đay cấp tính, các triệu chứng mới khởi phát và không quá trầm trọng thì có thể áp dụng các mẹo trị nổi mề đay tại nhà. Đây là cách trị bệnh được lưu truyền từ xa xưa, sử dụng các loại cây lá quanh nhà. Một số giải pháp nên áp dụng gồm:
- Chườm đá, tắm muối hay chườm muối
- Tắm với lá mướp, lá tía tô, lá trà xanh, lá kinh giới… để giảm sưng viêm, ngứa da.
- Uống nước lá kinh giới, trà xanh… để thanh nhiệt, giải độc.
- Kiêng gió nếu bị mề đay do thời tiết
- Ngưng dùng nước lạnh và giữ ấm cơ thể nếu bạn mắc bệnh mề đay lạnh (hay còn gọi là thể phong hàn).

Mặc dù những mẹo dân gian khá tiện lợi nhưng chỉ phù hợp với bệnh diễn biến nhẹ. Đối với bệnh mãn tính nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nổi mề đay phải làm sao và giải pháp từ thuốc Tây y
Các loại thuốc chuyên dùng để điều trị mề đay mẩn ngứa gồm: Thuốc kháng dị ứng histamin, thuốc kháng viêm dạng bôi và thuốc uống nhóm corticoid… Dùng thuốc Tây y điều trị những triệu chứng mẩn ngứa, viêm, sưng tấy hay phù mạch đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhưng nếu dùng lâu dài sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ buồn nôn, táo bón, đau dạ dày… Đồng thời, một số loại thuốc Tây cũng chính là tác nhân khiến tình trạng dị ứng, mẩn ngứa nặng hơn. Vì vậy trước khi sử dụng các bạn phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
Chữa nổi mề đay bằng Đông y
Theo y học cổ truyền mề đay thuộc chứng phong chẩn khối và ẩn chẩn. Nếu muốn trị tận gốc mề đay phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, phép điều trị cần tác động trực tiếp vào căn nguyên này mới mang lại kết quả trị bệnh lâu dài và triệt để.
Dựa trên phương pháp Đông y, bệnh nổi mề đay được khắc phục theo nguyên lý: Đẩy lùi căn nguyên bệnh – Đào thải độc tố – Tăng cường chức năng gan, thận – Nâng cao sức đề kháng để dự phòng tái phát. Nhờ đó, hiệu quả điều trị phương pháp này mang lại thường lâu dài, bền vững và có tác dụng ngừa bệnh quay trở lại hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm là người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài và tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc về chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Các bài thuốc Đông y có lợi thế là 100% dược liệu từ thiên nhiên, an toàn. Có thể dùng cho người cơ địa yếu, trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
Những lưu ý trong điều trị mề đay, mẩn ngứa
Bên cạnh việc thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát.
- Luôn giữ cơ thể khô thoáng, mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải mịn và mát, thấm hút mồ hôi.
- Nên tắm bằng nước ấm có pha với một số dược liệu tự nhiên như lá trầu, lá khế, muối để làm dịu da, sạch vi khuẩn.
- Khi tắm không nên chà xát da quá mạnh. Sử dụng khăn lông mềm lau khô người.
- Hạn chế làm tổn thương da khiến da dễ bị nhiễm khuẩn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, khói bụi, lông động vật…
- Đeo khẩu trang khi ra đường, mặc ấm vào mùa đông.
- Dùng kem dưỡng da để cấp ẩm cho da. Giúp da không bị khô, hạn chế sự ngứa ngáy, lây lan của nốt sẩn phù.
- Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin, các loại trái cây họ cam, quýt. Bổ sung các thực phẩm có chứa thành phần giảm viêm, kháng khuẩn như: nghệ, tỏi, khoai lang..
- Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng, các loại hải sản tươi sống, tôm, cua, ốc, sò hay các chất kích thích, cà phê, rượu, bia..Hoặc những đồ ăn có vị cay nóng, ớt, tiêu…
Các bạn hãy lưu ý kỹ những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở bài viết trên. Đây là những thông tin giải đáp của chuyên gia về cách khắc phục để khi mắc bệnh, bạn không còn suy nghĩ nổi mề đay phải làm sao?
ArrayCÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:
Ngày Cập nhật 04/06/2024