Tác Dụng Của Quả Sung : Công dụng chữa bệnh
Quả sung được biết đến khá nhiều trong những món ăn vặt và cũng chính là một trong những loại quả luôn xuất hiện trong mân ngũ quả vào dịp tết. Tuy nhiên, những loại quả có kích thước nho nhỏ loại ẩn chứa vô vàng tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả sung
Quả sung là loại quả khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai thích ăn vặt với món sung lắc muối ớt hay gỏi sung cay và một số món ăn khác từ quả sung. Với vị ngọt nhẹ, đắng the của loại quả này khiến nhiều người khá thích thú.
Trong dân gian, quả sung còn được gọi với tên gọi khác là mật quả, vô hoa quả, thiên sinh tử,… Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ của thân gốc hoặc nhánh già. Đôi khi, những quả sung loại mọc ở nách lá trên các cành non hoặc trên các cành không có lá, mọc thành từng cặp. Quả sung có hình giống quả lê, chưa chín thường có màu xanh, khi tách ra khỏi cây có xuất hiện mủ trắng đục. Và chuyển sang màu cam ánh đỏ khi chín và rất dễ rụng. Phần gốc quả thu nhỏ thành cuống. Lỗ chân lông trên đỉnh quả có hình rốn. Bởi vị ngọt lịm có trong loại quả này nên không thể tránh khỏi sự chú ý của bọn kiến.
Trong Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, kiện tỳ thanh tràng nên được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cho con người. Mặt khác, trong nền y học hiện đại, loại quả này có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và hàm lượng vi lượng khác có lợi cho sức khỏe như:
- Glucose
- Saccarose
- Quinic acid
- Shikimic acid
- Oxalic acid
- Citric acid
- Malic acid
- Auxin
- Chất khoáng
- Chất xơ
- Các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin nhóm B, vitam C, vitamin E, vitamin K,…
Với những thành phần có lợi cho sức khỏe, quả sung được dân gian liệt vào danh sách những loại “thần dược quý” bởi chúng có rát nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Do đó, bạn nên bổ sung loại quả này vào trong thực đơn mỗi ngày với số lượng phù hợp.
Những công dụng chữa bệnh từ quả sung
Ngoài công dụng là loại quả dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, quả sung còn là dược liệu quý với những công dụng chữa bệnh dưới đây:
Hỗ Trợ Chữa Bệnh Dạ Dày
Với nhiều cách sử dụng khác nhau, quả sung sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc điều trị bệnh dạ dày. Bạn có thể đọc chi tiết các cách đó trong bài viết: Quả Sung chữa bệnh dạ dày
Điều trị rối loạn tình dục
Quả sung được xem là loại “vũ khí bí mật” cho cánh mày râu trong chuyện phòng the, giúp nam giới tìm lại bản lĩnh của mình trong chuyện chăn gối. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp cả hai khơi lại sự sung mãn, tăng cường khả năng sinh sản, chữa yếu sinh lý, tràn đầy sức lực trước khi bắt đầu cuộc chiến.
Trong quả sung, hàm lượng chất xơ khá lớn cùng với hợp chất amino acid. Thành phần này không chỉ có tác dụng tăng thời gian cương cứng của dương vật mà còn có tác dụng tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp việc thụ thai đạt được hiệu quả cao.
Chữa viêm họng
Quả sung là liều thuốc trị viêm họng rất hiệu quả cho mọi đối tượng. Các chứng ho dần được xoa dịu, cải thiện tình trạng sưng viêm bên trong niêm mạc hầu và họng.
Dùng một vài quả sung chưa chín, còn xanh, đem rửa sạch rồi sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít để ngậm và nuốt trôi dần. Hoặc có thể dùng thuốc ở dạng sắc với những quả sung tươi đem gọt bỏ và nấu kỹ với một lượng nước phù hợp. Nếu uống chưa quen, có thể thêm một ít đường phèn để dùng.
Ngăn ngừa táo bón
Hàm lượng chất xơ và chất prebiotic có trong quả sung khá lớn. Cứ trong 3 gram quả sung thì có tới 5 gram thành phần này. Hai thành phần này có tác dụng kích thích lên nhu động của đường ruột. Đồng thời tạo nên môi trường thuận lợi cho một số vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột phát triển, từ đó ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
Mụn nhọt, lở loét
Trong quả sung có chứa hàm lượng chất khoáng có tính kiềm khá nhiều với công dụng cân bằng độ pH cho cơ thể, giúp trị các chứng lở loét, mụn nhọt trên cơ thể.
Dùng một vài quả sung chín đem sao khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít để rắc lên vết thương bị mụn nhọt, lở loét. Để phát huy tốt công dụng của quả sung, bạn nên rửa vết thương từ lá và quả sung trước khi sử dụng bột quả sung để rắc vào vết thương.
Chữa đau đầu, đau nửa đầu
Dùng quả sung trị đau đầu ít ai biết, chỉ cần lấy phần nhựa trong quả sung rồi đắp lên hai vùng thái dương. Sau một thời gian, chứng đau đầu dần tiêu biến. Bên cạnh đó, để kết quả điều trị đạt được cao hơn, người bệnh nên kết hợp việc đắp thuốc với việc sử dụng thuốc để uống. Với một nắm lá sung non hoặc một ít nhựa sung hòa với nước đun sôi là được, dùng trước khi đi ngủ.
Ho khan, ho không có đờm
Trong quả sung có chứa các thành phần giúp làm thông họng, cải thiện chứng khan tiếng, chứng ho thông thường, ho khan, ho không có đờm.
Người bệnh chỉ cần dùng một quả sung vừa chín tới, đem rửa sạch bụi bẩn rồi giã nhuyễn để lấy nước ép để dùng. Mỗi ngày uống một lần, các chứng ho sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn.
Điều trị bệnh sỏi gan, sỏi mật
Với bản chất của quả sung được giới Y học cổ truyền nghiên cứu, nước sắc quả sung khô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh sỏi gan, sỏi mật. Chỉ cần dùng mỗi ngày một chén thuốc sắc từ quả sung khô, sau 2 – 3 tháng bệnh lý sẽ dần cải thiện.
Điều trị tình trạng thiếu sữa ở sản phụ
Phụ nữ sau khi sinh thường mắc phải tình trạng thiếu sữa, sữa không cung cấp đủ cho con bú. Chính vì thế, sử dụng bài thuốc từ quả sung là một giải pháp vừa an toàn vừa hiệu quả, không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bài thuốc từ quả sung còn có tác dụng bổ khí huyết, hạ nhũ thấp.
Hạ đường huyết
Trong cơ thể con người, hàm lượng natri và kali có chức năng điều khiển mức huyết áp. Khi cơ thể mất đi sự cân bằng giữa natri và kali có thể khiến đường huyết áp tăng lên nhanh chóng. Với hàm lượng chất béo omega 3 và omega 6 có trong quả sung giúp huyết áp trở về mức bình thường, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, đặc biệt cho người lớn tuổi. Bên cạnh đó, quả sung được sử dụng để phòng ngừa một số bệnh về tim mạch rất hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường
Các thành phần có trong quả sung có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đây cũng chính là một nghiên cứu mới nhất của giới y học hiện đại. Bên cạnh công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, loại quả này còn có tác dụng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý ung thư khác như: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt,…
Ngăn ngừa loãng xương
Không thể phụ nhận hàm lượng canxi, kali và mangan có trong quả sung. Những thành phần này được giới y học hiện đại đánh giá là các thành phần cần thiết cho xương khớp. Thành phần kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Đồng thời, thành phần mangan giúp kích hoạt enzym tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng và giải phóng các dưỡng chất canxi.
Một số lưu ý khi sử dụng quả sung để chữa bệnh
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của quả sung, chúng ta cũng nên lưu ý một vài vấn đề khi sử dụng loại “thần dược” này để chữa bệnh, phòng tránh một số hậu quả nghiêm trọng khác:
- Tuyệt đối không sử dụng quả sung cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong loại quả này.
- Không nên lạm dụng quả sung quá nhiều, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ. Nếu sử dụng quá nhiều có thể hàm hạ chỉ số đường huyết của cơ thể.
- Trong quả sung có tác dụng hoạt huyết, do đó, không nên sử dụng quả sung cho các phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu, có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nghiêm trọng hơn dẫn đến sảy thai.
- Đối với các đối tượng bị xuất huyết trực tràng hoặc xuất huyết âm đạo không được sử dụng. Chỉ được sử dụng khi triệu chứng xuất huyết ngừng hẳn.
- Thành phần oxalate có trong quả sung rất nhiều, gây hại đến túi mật và chức năng thận. Chính vì vậy, những đối tượng có vấn đề về chức năng thận hoặc túi mật không được sử dụng quá nhiều loại quả này.
Trên đây là những công dụng chữa bệnh từ quả sung và một số lưu ý chính khi sử dụng loại quả này. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn đọc lắp vào hành trang kiến thức về dược liệu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không phải chỉ định hay lời khuyên của bác sĩ. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc khi sử dụng loại quả này để chữa bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên tiến hành thăm khám để biết chính xác bệnh lý đang mắc phải trước khi sử dụng quả sung để điều trị.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Ko bít sung trị mụn nhọt hay ko, bị hoài chán qá