Rau Cần Tây Và Những Tác Dụng Kỳ Diệu Đối Với Sức Khỏe
Rau Cần tây không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn là một loại thảo dược thân thảo mang nhiều tác dụng điều trị bệnh. Nhờ mùi thơm nồng, vị chát và có nhiều thành phần hóa học quan trọng, dược liệu có tác dụng chống lỵ, chống hoại huyết, cung cấp khoáng chất, bổ thần kinh. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng chống thấp khớp, dẫn mật và điều khí, thanh nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm liền sẹo khi dùng ngoài…
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cần tây, cây Cần tây
Tên khoa học: Apium graveolens L.
Thuộc họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây thảo có thời gian sống từ 1 – 2 năm. Dược liệu có thân mọc đứng, có rãnh dọc, xuất hiện với chiều cao khoảng 1m. Lá ở gốc xẻ ba thùy hình tam giác, có cuống. Lá ở ngọn và những lá giữa không có cuống, không chia thùy hoặc chia thành ba thùy, xẻ ba. Hoa của loại thảo dược này xuất hiện với màu xanh lục hoặc màu trắng. Chúng xếp lại thành tán. Quả có hình cầu hoặc hình trứng. Xung quanh tồn tại những vạch lồi chạy dọc theo phần thân của quả.
Phân bố
Rau Cần tây có nguồn gốc từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Loại thảo dược này được trồng phổ biến và được trồng từ rất lâu đời tại những nước phương Tây để điều trị bệnh cao huyết áp và sử dụng kèm cùng với những món ăn.
Hiện tại thảo dược cũng được trồng và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Đặc biệt là những nơi có đầm lầy hoặc vùng thung lũng như Bình Định, Quãng Ngãi…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Apii)
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch, dùng để ép lấy nước uống, ăn sống hoặc sử dụng kèm với những món ăn
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn nên để dược liệu ở những nơi có nhiệt độ từ 5 – 12 độ C.
Thành phần hóa học
Rau Cần tây chứa đến 90,5% nước. Ngoài ra, thảo dược còn có những thành phần hóa học quan trọng khác, bao gồm:
- 0,07% chất béo
- 1,95% hợp chất Nitơ
- 1,15% Xenluloza
- 1,13% Vitamin A, vitamin B, vitamin C, chất tro và các khoáng chất như: Cu, K, Ca, Mg, Mn, Fe, Cholin, Axit Glutamic, Tyrosin.
Lượng tinh dầu thu được sau khi chưng cất là 2 – 3%. Tinh dầu rất loãng, không có màu, có mùi thơm đặc trưng nhưng không bền. Trong tinh dầu gồm những thành phần chủ yếu sau:
- Lacton Sednolit
- Sesquitecpen Stinben
- Cacbua Tecpen
- D – Limonen
- Anhydrit secdanoi
- Giaiacola
- Silinen.
Tác dụng dược lý và chủ trị
Tác dụng dược lý
Nhờ đặc tính và thành phần hóa học đa dạng, rau Cần tây mang những tác dụng dược lý sau:
- Cần tây mang tính mát, vị ngọt nên có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, điều trị lao hạch, nhiều đàm, đầy ngực…
- Hàm lượng lớn Protid, chất Sắt, Canxi và Phốt pho trong thảo dược có tác dụng kích thích và làm tăng cảm giác thèm ăn, bổ trí não và kích thích quá trình tuần hoàn máu
- Lượng hóa chất lưu hóa trong Cần tây có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại kể cả những loại vi khuẩn có khả năng biến đổi gây sâu răng
- Cần tây nóng có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh cảm cúm
- Ngăn ngừa những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tim mạch. Đồng thời giúp điều trị bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, hạ huyết áp
- Mang tính chất lọc máu giúp điều hòa huyết, khai vị, làm bớt béo
- Bổ thần kinh, bổ sức khỏe tổng thể
- Chống hoại huyết, cung cấp khoáng chất, lợi tiêu hóa
- Giải nhiệt, kích thích tuyến thượng thận
- Điều khí và dẫn mật
- Lợi tiểu, chống lỵ
- Kháng khuẩn và chống thấp khớp
- Làm liền sẹo khi sử dụng ngoài da
- Ở Trung Quốc, Cần tây dược xem là một dược liệu mang tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, ngừng ho, lợi tiểu và hạ huyết áp.
Chủ trị
- Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức
- Suy thượng thận
- Trạng thái thần kinh dễ bị kích thích
- Tiêu hóa kém
- Mất khoáng chất
- Tràng nhạc (ho lao)
- Thấp khớp, thống phong
- Viêm đường tiết niệu
- Sốt gián cách
- Sỏi thận, sỏi niệu đạo
- Đau gan vàng da
- Bệnh về phổi
- Chứng béo phì, thừa máu
- Dùng ngoài điều trị mụn nhọt, vết thương, nứt nẻ, ung thư.
Tính vị
Vị chát, mùi thơm nồng, tính mát.
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
- Dùng trong: Rau Cần tây thường được sử dụng để ăn sống, nấu chín, xào giúp dễ tiêu hóa hơn. Có thể dùng nước sắc hoặc nước hãm lá hay chiết dịch cây.
- Dùng ngoài: Lấy lượng dịch của lá làm nước rửa miệng, súc miệng hoặc sử dụng kết hợp với bã bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc của củ hoặc thân cây dùng để ngâm chân điều trị nứt nẻ.
Liều lượng
- Dùng trong: Dùng 1 cây/ngày.
- Dùng ngoài: Liều lượng tùy chỉnh.
Bài thuốc
Các bài thuốc điều trị bệnh từ rau Cần tây gồm:
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị chứng huyết áp cao: Dùng 50 gram thân và lá của Cần tây rửa sạch, sắc cùng với 3 bát nước lọc còn 1 bát. Chắt lấy nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc này thành 3 lần uống trong ngày. Hoặc rửa sạch Cần tây và ép lấy nước uống. Uống mỗi ngày một cốc nước ép giúp điều hòa lại huyết áp.
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị đi tiểu nước đục: Dùng 10 bộ rễ của thảo dược, cắt sát gốc với đường kính 2cm. Sau khi rửa sạch, đun nhỏ lửa nguyên liệu cùng với 500ml. Nước thuốc còn 200ml thì tắt bếp. Uống 2 lần/ngày khi đói (buổi sáng và buổi tối). Uống thuốc liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy nước tiểu trong trở lại.
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị mỡ trong máu cao: Dùng táo đen và Cần tây với liều lượng vừa đủ. Sắc hai vị thuốc này cùng với nước lọc và uống thay nước hàng ngày. Lượng mỡ trong máu sẽ giảm rõ rệt sau 30 – 45 ngày uống thuốc. Hoặc bạn rửa sạch Cần tây và ép lấy nước uống mỗi ngày.
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị nhiễm trùng máu, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút: Dùng 1 cây cần tây rửa sạch ăn sống hoặc sử dụng kết hợp với những món ăn khác. Hoặc ép lấy nước Cần tây, uống mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị bệnh về đường hô hấp (lao phổi, suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi): Dùng hạt Cần tây rửa sạch, cho vào nồi và sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Bài thuốc từ rau Cần tây phòng ngừa bệnh sỏi thận: Dùng 1 cây cần tây rửa sạch để ăn sống hoặc sử dụng kết hợp với những món ăn khác. Hoặc ép lấy nước Cần tây, uống mỗi ngày sẽ hạn chế được sự hình thành và tích tụ sỏi trong mật và thận.
- Bài thuốc từ rau Cần tây điều trị mất ngủ: Ép 1 cây Cần tây để uống hoặc sử dụng thảo dược cùng với các món ăn vào mỗi buổi tối. Những dưỡng chất có trong thảo dược sẽ giúp bạn ngủ sâu và ngủ ngon hơn do chúng có tác dụng làm dịu các dây thần kinh và làm giảm bớt những căng thẳng.
- Bài thuốc từ rau Cần tây giúp tăng chiều cao và giúp xương chắc khỏe: Thường xuyên ăn Cần tây, sử dụng tinh dầu Cần tây và uống nước ép Cần tây sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh.
Lưu ý
Theo Y học cổ truyền, rau Cần tây mang trong mình vị đắng, ngọt, tính mát có khả năng điều hòa khí huyết, ích khó, lợi tỳ, giảm ho, thanh nhiệt… Tuy nhiên để quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh bằng thảo dược đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Cần tây và dưa chuột xung khắc với nhau. Chính vì thế, người bệnh không nên sử dụng đồng thời hai loại rau này.
- Những loại hải sản mang tính hàn như hàu, nghêu, sò lông… khi kết cùng với thảo dược mang tính mát có thể khiến cơ thể bị lạnh. Đồng thời làm thiếu dương khí và gây ra nhiều bệnh lý.
- Người bệnh có thể bị rụng tóc khi sử dụng đồng thời thịt thỏ cùng với Cần tây.
Những đối tượng không nên đưa rau Cần tây vào quá trình điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe:
- Những người mắc bệnh ngoài da kèm theo viêm khi sử dụng thảo dược có thể dẫn đến lở loét, ngứa ngáy, vẩy nến.
- Không nên thường xuyên sử dụng Cần tây cho những người có huyết áp thấp.
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thảo dược. Đặc biệt là phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi thảo dược này có thể tác động và gây ra tình trạng lưu thai ngoài ý muốn.
- Những người hư tỳ nhược khi sử dụng Cần tây có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tổn thương trung dương.
Bài viết là thông tin cơ bản về rau Cần tây và các bài thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng Cần tây hoặc áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ loại thảo dược này.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!