Rối loạn tiền đình khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ cần làm gì?
Rối loạn tiền đình khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ không chỉ bởi vì trạng thái mệt mỏi, khó chịu mà còn bởi sự quan ngại chứng bệnh ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai đảm bảo hai vấn đề cho người bệnh đó là cách điều trị bệnh an toàn và giải quyết nỗi lo ngại ảnh hưởng cho bé của các chị em.
Bị rối loạn tiền đình khi mang bầu là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh
Để hiểu về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai, cần hiểu rõ về cơ thể. Hệ thống tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm phía sau màng nhĩ, có tác dụng chuyển tín hiệu âm thanh từ bên ngoài từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh. Bộ phận tiền đình giúp cho cơ thể được thăng bằng khi di chuyển cũng như thao tác mọi hoạt động khác. Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn tiền đình, tuy nhiên ở phụ nữ có thai, nguy cơ bị bệnh thường cao hơn.
Bị rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng tiền đình bị tổn thương, dẫn đến cơ thể mất đi khả năng thăng bằng, gây phiền toái và làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người bệnh.
Một số triệu chứng rối loạn tiền đình khi mang thai mà mẹ bầu có thể gặp phải là:
- Thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi,
- Bị tụt huyết áp liên tục,
- Khi ngủ chỉ nằm được ở một tư thế hoặc đã nằm rồi thì không ngồi dậy được, ù tai, đi đứng khó khăn.
- Thay đổi tâm trạng, cảm xúc, dễ cáu gắt,
- Thỉnh thoảng cảm thấy mọi vật như quay cuồng, đảo lộn.
Những dấu hiệu này thường đến cùng lúc và diễn ra trong khoảng vài giờ tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng này cũng dễ bị lầm tưởng là những cơn ốm nghén, do đó chị em cần chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh.
Nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ, thông thường do những vấn đề cơ thể sau:
- Ốm nghén thai kỳ: Do thay đổi hormone hCG trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến thiếu hụt máu lên não gây hoa mắt, chóng mặt.
- Thời gian làm việc chưa cân đối: Trong giai đoạn mang thai, thai phụ làm việc quá nhiều, không cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc dẫn đến kiệt sức, mất ngủ, căng thẳng,…
- Tâm lý: Tâm lý của thai phụ thường nhạy cảm, rất nhiều phụ nữ bị stress, lo lắng về nhiều vấn đề cuộc sống, cộng với áp lực từ công việc, gia đình khiến tinh thần sa sút, căng thẳng.
- Bệnh lý khác: Thai phụ mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thoái hóa cột sống thắt lưng, rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà thai phụ sử dụng.
Bị rối loạn tiền đình có ảnh thưởng đến thai nhi không?
Rối loạn tiền đình khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng tuy nhiên lại có những tác động gián tiếp.
Cụ thể, việc cơ thể mẹ bầu mệt mỏi chán ăn, lười vận động khi bị bệnh sẽ khiến thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi tương đối cao.
Ngoài ra, khi bị bệnh thai phụ thường luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, thậm chí bị trầm cảm. Chính điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển và trí não của em bé trong bụng mẹ.
Đi đứng không vững, choáng ngất cũng là nguy hiểm số 1 nhất là với thai phụ rối loạn tiền đình khi mang thai 3 tháng đầu. Nguy hiểm hơn, nếu không được quan tâm và theo dõi, bệnh có thể gây ra tình trạng liệt nửa người sau sinh, teo tứ chi vô cùng nguy hiểm ở thai phụ.
Cách chữa rối loạn tiền đình khi mang bầu
Phụ nữ khi có thai luôn phải chú ý cân nhắc việc sử dụng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường chỉ định không dùng cho phụ nữ có thai, nếu tùy tiện sử dụng rất có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai, lưu thai hoặc sinh non,… Vì vậy để trị bệnh rối loạn tiền đình khi đang mang thai bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh ở bạn và mức độ bệnh tình mà đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất mà không gây ảnh hưởng cho bé. Các biện pháp chữa trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:
Điều trị bằng Tây y
Điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai bằng tây y là phương pháp luôn được chị em cân nhắc. Một số loại thuốc Tây y phổ biến được đề xuất dành riêng cho bà bầu như: Piracetam Cetampir, Acetyl-DL-Leucine Tanganil có tác dụng hiệu quả với chứng rối loạn tiền đình. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú cũng luôn được khuyến nghị sử dụng liều lượng thích hợp tùy vào thể trạng và cơ địa mỗi người.
Tuy nhiên, chưa có đủ dữ liệu để khẳng định tuyệt đối độ an toàn của các loại thuốc tây y với bà bầu và em bé. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào.
Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y
Các bài thuốc đông y thiên về bồi bổ, thông kinh mạch cũng là một trong số những phương pháp điều trị bệnh mẹ bầu cần tham khảo. Ngoài ra người bệnh cũng nên tham khảo massage, xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm trị liệu uy tín để cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh.
Phòng tránh rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai như thế nào?
Biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình khi mang bầu:
- Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước/ ngày.
- Tránh tự ý sử dụng các thuốc chữa rối loạn tiền đình mà không có ý kiến chỉ định của bác sĩ.
- Nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng, cường độ cao và hạn chế di chuyển nhiều
- Thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng, stress.
- Đi bộ nhẹ nhàng 20 phút
- Xây dựng môi trường sống lành mạnh như đọc sách, sinh hoạt cộng đồng bổ ích, giao lưu gặp gỡ bạn bè.
- Tránh ngồi hàng giờ liên tục trong phòng lạnh,sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều.
Trên đây là những thông tin liên quan tới vấn đề rối loạn tiền đình khi mang thai. Hi vọng với những điều chia sẻ trên sẽ giúp thai phụ có thêm được nhiều hiểu biết về căn bệnh này hơn để giảm những lo lắng không cần thiết.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!