Rối Loạn Tiền Đình Ở Nam Giới Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nao?
Rối loạn tiền đình ở nam giới là hiện tượng bệnh lý thường gặp và đang có xu hướng gia tăng đối với người trẻ lao động trí óc do áp lực cuộc sống, xã hội cao. Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh là bước đầu quan trọng trong việc đẩy lùi chứng rối loạn tiền đình ở nam giới.
Nhận biết dấu hiệu gây rối loạn tiền đình ở nam giới
Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Áp lực công việc và trách nhiệm kinh tế, gia đình gây cho nam giới nhiều những lo toan bộn bề, đây cũng chính là nguyên nhân nhiều người mắc bệnh. Tình trạng bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi cảm nhận cơ thể có những biểu hiện bất thường sau đây, khả năng cao bạn đang mắc chứng rối loạn tiền đình:
- Hoa mắt, chóng mặt: Những cơn chóng mặt thường xuyên ập đến trong ngày, khi bạn đang cần sự tập trung cao độ. Những cơn chóng mặt thường kèm theo hoa mắt, xung quanh mọi thứ tối sầm, quay cuồng. Những dấu hiệu có sự tăng tiến theo cấp độ, liên tục hơn khi bị bệnh lâu ngày.
- Mất thăng bằng, choáng ngã: Khi chuyển trạng thái một cách đột ngột, cơ thể có thể bị mất thăng bằng, đi đứng không vững thậm chí là té ngã.
- Mất dần kiểm soát ý thức: Ý thức trở nên không rõ ràng, tầm nhìn có thể bị giảm hẳn, kèm theo cảm giác buồn nôn, chân tay đổ mồ hôi.
- Cảm giác mệt mỏi, nặng trĩu: Cơ thể bạn thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, nặng trĩu, không muốn lao động, luôn cảm thấy uể oải.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình bất thường, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Không nên để bệnh kéo dài, tái phát liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi gây mất thăng bằng, mất tập trung, mờ mắt, cơ thể suy nhược,… Nghiêm trọng hơn trong một số trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến thần kinh rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Hầu hết mọi người đều có nguy có mắc rối loạn tiền đình nhưng tỷ lệ bệnh ở nam giới đang có xu hướng tăng lên và phổ biến hơn. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới. Theo đó, một số tác nhân chủ yếu ở phần lớn các trường hợp có thể kể đến như:
- Áp lực và stress: Nam giới là người gánh vác, giữ vai trò trụ cột trong nhiều vấn đề cuộc sống bao gồm công việc, gia đình, kinh tế.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đa phần nam giới thường rất ít quan tâm đến sức khỏe của mình. Rượu bia và các chất kích thích thường xuyên xuất hiện với tần số cao trong tuần. Ngoài ra, tâm lý cho rằng mình là phái mạnh, trải qua những cơn đau đầu, chóng mặt là chuyện nhỏ, không đáng bận tâm cũng chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn tiền đình nam giới trở nên trầm trọng hơn.
- Bệnh lý khác: Cánh mày râu bị các bệnh về huyết áp, mỡ máu cao, tim mạch,…cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Môi trường: Môi trường sống ô nhiễm, không lành mạnh, cũng là nguyên nhân khiến bệnh rối loạn tiền đình gia tăng ở nam giới.
- Tuổi tác: Nam giới càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới đều xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ làm việc, môi trường,… chưa thực sự tốt. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều chỉnh được những thói quen này để sớm ngăn ngừa các tác động nghiêm trọng của bệnh.
Rối loạn tiền đình ở nam giới có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình ở nam giới có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình nếu được điều trị sớm sẽ không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh kéo dài và tái phát liên tục, không được điều trị tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như:
- Nguy cơ trầm cảm: Người bệnh dễ trầm cảm khi bị triệu chứng rối loạn tiền đình làm phiền thường xuyên. Khi người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không thể sinh hoạt bình thường, sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lâu ngày trở nên không muốn sống và có thể dẫn tới tự tử.
- Ngất xỉu: Khi cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng tái phát đột ngột đặc biệt trong lúc thức dậy vào buổi đêm, hay đang điều khiển phương tiện giao thông có thể khiến họ gây ra tai nạn nguy hiểm cho bản thân người mắc bệnh và cả những người xung quanh.
- Nguy cơ đột quỵ, tai biến: Khi các thông tin đến não chậm trễ hoặc sai sót, trí nhớ bị ảnh hưởng, gây ra những bệnh như Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não,…. Nguy hiểm hơn, khi não bộ thiếu oxy sẽ dẫn đến đột quỵ, liệt tứ chi thậm chí là tử vong.
Để ngăn ngừa tốt nhất các nguy cơ gây rối loạn tiền đình nghiêm trọng, người bệnh cần chủ động khám và điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Hội chứng rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể hạn chế, ngăn ngừa và điều trị tốt nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách.
Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới
Để điều trị bệnh hiệu quả trước tiên người bệnh cần đi đến cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm. Nam giới bị rối loạn tiền đình không nên dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ định của bác sĩ vì các loại thuốc khác nhau sẽ phù hợp với những thể trạng bệnh nhân khác nhau. Các phương pháp trị bệnh tiền đình hiện nay là:
Thuốc điều trị rối loạn tiền đình bằng tây y
Phần lớn là các loại thuốc điều trị giảm triệu chứng, năng cường sức khỏe, thuốc bổ máu, thuốc tăng cường sức đề kháng, bổ thần kinh,… Thuốc được dùng trong điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, cấp tính với các triệu chứng kéo dài khoảng 5 ngày và trường hợp mãn tính nhẹ khi các triệu chứng kéo dài liên tục.
Có 2 dạng thuốc cơ bản là thuốc uống và thuốc tiêm. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng gồm: Stugeron, Tanganil, Cinnarizin,piracetam, ginkgo biloba,… Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần cảnh giác một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Can thiệp bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình được chỉ định sử dụng khi dùng thuốc không còn mang lại hiệu quả tốt. Bệnh diễn tiến nặng. Các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả trong kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
Là phương pháp sử dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể, mắt,.. nhằm phục hồi chức năng do bị ảnh hưởng, suy giảm bởi hội chứng rối loạn tiền đình. Với mỗi trường hợp, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập rèn luyện não bộ, các bộ phận phù hợp nhằm nhận biết, xử lý và phối hợp với các tín hiệu từ tiền đình cho phù hợp.
Chữa rối loạn tiền đình tại nhà bằng đông y
Theo Đông y, rối loạn tiền đình được chia là 2 thể chính là thực chứng và hư chứng. Khi điều trị sẽ tập trung vào khí hư bổ khí, huyết hư bổ huyết, khí huyết cùng hư thì cùng lúc bổ cả 2, tính chí tổn thương thì tập trung vào ổn định, giữ tinh thần thanh thản, tránh tức giận, áp lực, mệt mỏi,…
Một số thảo dược thường đông y dùng trong điều trị hội chứng rối loạn tiền đình gồm: Kỷ cúc, cát căn, câu đằng, ích mẫu,.. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các phương pháp bấm huyệt châm cứu, massage, diện chẩn,… nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn tiền đình, tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ tiến triển bệnh ở mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh được điều trị sớm và đúng cách. Tuyệt đối không để bệnh diễn tiến nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và đến cơ sở y tế để khám, được điều trị tốt nhất.
Phòng tránh rối loạn tiền đình ở đàn ông như thế nào?
Để phòng và giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, người bệnh nên thực hiện và duy trì chế độ sinh hoạt sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, hợp lý và cân bằng. Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, không rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích thần kinh.
- Không ngồi quá lâu trước màn hình điện thoại, máy tính. Người bệnh nên phóng tầm mắt của mình sau mỗi 20 phút ngồi máy tính và đứng dậy đi lại sau mỗi 2 tiếng làm việc.
- Tập thể dục thể thao và vận động hàng ngày. Trong khi vận động, gân cốt được giãn, các mạch máu dễ dàng lưu thông hơn. Các cơ bắp săn chắc cũng như thần trí tỉnh táo để sẵn sàng cho một ngày làm việc dài và căng thẳng.
- Không nên thức quá khuya. Hãy gác lại công việc hoặc cố hoàn thành sớm trước 23h để có một giấc ngủ trọn vẹn 7 tiếng.
- Luôn giữ tâm trạng tốt. Người bệnh nên giải tỏa những căng thẳng ra ngoài, để luôn có tâm trạng vui vẻ, nhẹ nhõm. Tâm lý tốt sẽ giúp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiền đình một cách hiệu quả nhất.
Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm nhưng cũng tuyệt đối không nên hời hợt bỏ qua. Qua những thông tin cung cấp, hy vọng cánh mày râu sẽ biết quan tâm đến cơ thể và sức khỏe của mình hơn để làm người gánh vác vững chắc của gia đình và xã hội.
Ngày Cập nhật 21/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!