Sa búi trĩ khi mang thai và những điều cần biết
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp phải ở phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Và hiện tượng sa búi trĩ thường diễn ra vào khoảng thời gian sắp lâm bồn. Hầu hết các bà mẹ đều có tâm lý hoảng sợ khi bệnh có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và hình thành của thai nhi. Nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Sau đây là những điều cần biết cho các bà mẹ khi mang thai bị sa búi trĩ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa búi trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ khi mang thai là một trong những bệnh lý đang gây không ít hoang mang trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Ở những trường hợp bệnh lý phát hiện chậm, hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra. Và hiện tượng này khá phổ biến hiện nay. Khi rơi vào tình trạng này các bà mẹ thường có tâm lý hoang mang, lo sợ, có nhiều trường hợp quá nhạy cảm dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.
Nguyên nhân dẫn đến sa búi trĩ ở bà bầu cũng rất đa dạng, cụ thể:
# Do tăng cân:
Khi mang bầu cơ thể của người phụ nữ thay đổi, mà biểu hiện rõ nhất là trọng lượng cơ thể tăng rất khó kiểm soát. Người mẹ có thể tăng từ 10 đến 15 kg, đôi khi có thể hơn thế. Khi cân nặng thay đổi và áp lực từ tử cung gây gia tăng áp lực lên vùng đáy chậu nên rất dễ bị trĩ.
# Tình trạng táo bón:
Táo bón ở các bà bầu cũng thường gặp phải. Do chế độ dinh dưỡng không đúng cách, ăn uống liên tục hoặc ăn quá ít nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, chứng táo bón ở thời kỳ đầu không được tiến hành điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
# Áp lực từ thai nhi:
Thai nhi sẽ lớn dần lên theo thời gian. Khi đó, kích thước của thai nhi sẽ tạo áp lực cho phần hậu môn của người phụ nữ rất dễ dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.
# Sức khỏe của thai sản:
Trong quá trình mang thai, thân thể của người phụ nữ thường rất nặng nề nên rất lười đi lại, lười vận động, ít uống nước hoặc tâm trạng quá mức căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến sa búi trĩ.
Quá trình mang thai là quãng thời gian kéo dài 9 tháng 10 ngày, nên sa búi trĩ ở người mang thai rất dễ gặp cần phải phát hiện và phòng ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Cách đối phó cho các bà bầu khi bị sa búi trĩ
Khi đang mang thai các bà mẹ gặp phải tình trạng sa búi trĩ, thường có xu hướng sợ uống thuốc vì thuốc có thể có chữa các thành phần có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó, việc chữa bệnh thường gặp phải rất nhiều khó khăn. Tùy theo từng trường hợp nặng nhẹ của sa búi trĩ, các bà mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế tình trạng:
Chữa sa búi trĩ cho các bà bầu bằng phương pháp dân gian
Các bà bầu có thể thử qua một số bài thuốc dân gian để chữa sa búi trĩ tại nhà do ông bà ta để lại để cải thiện tình trạng bệnh cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bởi những bài thuốc dân gian chủ yếu là các thảo dược có sẵn trong tự nhiên và hầu như không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào ngoài ý muốn.
# Trị sa búi trĩ bằng lá thiên lý khi mang thai
- Đem 100 gram lá thiên lý non cùng với 50 gram muối ăn giã nhuyễn;
- Sau đó chắt lấy phần nước cốt;
- Rửa lại hậu môn bằng nước ấm rồi dùng khăn bông khô để lau sạch;
- Dùng bông gòn thấm lấy phần nước cốt rồi bôi lên búi trĩ bị sa ra ngoài;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để bệnh lý được đẩy lùi nhanh chóng.
# Chữa sa búi trĩ khi mang thai bằng nha đam
- Đem một khía nha đam rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn;
- Tước bỏ phần vỏ cứng lên ngoài và chỉ lấy phần lớp thịt màu trắng đục bên trong;
- Đem những phần nha đam vừa được sơ chế vào máy xay để xay cho nhuyễn;
- Dùng phần nước xay nhuyễn để bôi lên búi trĩ mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối.
# Dùng rau diếp cá chữa sa búi trĩ cho mẹ bầu
- Đem một nắm lá diếp rửa sạch nhiều lần với nước, tốt hơn nếu rửa cùng với nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;
- Thêm một ít muối để tăng tính sát khuẩn;
- Đun cho đến khi lá diếp cá đã ngả già;
- Dùng phần nước rửa hậu môn. Lưu ý, chỉ sử dụng khi nước đã nguội hẳn;
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Bên cạnh việc ngâm rửa hậu môn, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng nước ép rau diếp cá để cải thiện tình trạng sa búi trĩ hoặc sử dụng phần lá diếp cá đã giã nát để đắp lên búi trĩ bị sa ra ngoài.
Những biện pháp cải thiện chứng sa búi trĩ khi mang thai khác
Đối với những bà mẹ mang bầu bị mắc phải hiện tượng sa búi trĩ ở giai đoạn nặng đã áp dụng các phương pháp trên không có hiệu quả thì phải đến thăm khám ngay bác sĩ để được kiểm tra và tiến hành điều trị sao cho phù hợp nhất. Các bà mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đơn kê đơn, thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp cho cả mẹ và thai nhi.
Trường hợp xấu nhất thường được chỉ định tiểu phẫu sa búi trĩ khi bị xuất huyết hay bài thuốc dân gian hay thuốc Tây y không còn hiệu quả. Cuộc tiểu phẫu giúp cho việc điều trị được tiến hành nhanh chóng và ít gây đau đớn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh cũng chính là biện pháp cải thiện chứng sa búi trĩ khi mang thai.
Một số điều mà mẹ bầu cần lưu ý khi bị sa búi trĩ
Khi gặp phải hiện tượng sa búi trĩ trong khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để điều trị kịp thời cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự hình thành của thai nhi. Tốt nhất, bạn nên tìm những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín để đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng và phương pháp điều trị an toàn cho cả hai.
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị kịp thời, các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Cần phải thay đổi chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng chất xơ như: trái cây, rau củ quả, ngũ cốc các loại giúp nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón dẫn đến nguy cơ sa búi trĩ;
- Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, khó tiêu như: bánh mì, ngũ cốc, bánh quy,… Những thực phẩm này chứa ít chất xơ, khiến khó tiêu hóa nên các thực phẩm này không tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu;
- Uống nhiều nước để giúp cân bằng cơ thể, điều hòa các chất cải thiện chứng táo bón. Hoặc có thể bổ sung thêm các loại nước ép, nước sinh tố từ các loại rau củ, trái cây tươi. Ngoài công dụng cung cấp nước, chúng còn bổ sung cho cơ thể nhiều thành phần khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe;
- Nên sử dụng dầu dừa, ô liu, các loại chất béo có lợi cho sức khỏe các bà bầu, nhất là tốt cho đường ruột cũng như có lợi cho sự phát triển của thai nhi;
- Bà bầu nên tránh các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu, trà đặc, thức uống có ga hay đồ ăn cay nóng, quá ngọt hay quá mặn;
- Các bà bầu phải vận động nhiều hơn, nên tập những bài thể dục nhẹ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi cũng như tránh tình trạng sa búi trĩ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc vận động đi lại nhiều giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng sa búi trĩ khi mang thai và một số biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm thông tin trong việc cải thiện và phòng ngừa bệnh lý. Nếu gặp phải hiện tượng này, bác mẹ bầu cần tiến hành thăm khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!