Tang Diệp: Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc Trị Bệnh
Tang diệp là lá của cây dâu tằm hay còn được gọi là Nham tang, Lá dâu. Đây là một loại dược liệu quen thuộc được dân gian sử dụng khá nhiều để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, tang diệp có vị đắng, tính hàn, được quy vào kinh Phế và Can. Loại dược liệu này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, bổ can thận, trị bệnh ngoài da, hoa mắt, chóng mặt, các bệnh lý về đường tiêu hóa, cảm mạo, cao huyết áp,…
Tên gọi – Phân loại
- Tên gọi khác: Nham tang, Lá cây dâu tằm, Lá dâu,…
- Tên khoa học: Morus alba
- Tên tiếng Trung: 桑 白 皮
- Tên dược: Cartex Mori
- Họ: Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả cây tang diệp
Cây tang diệp là loại cây thân gỗ, mọc thẳng đứng. Khi trưởng thành cây tang diệp có thể cao lên tới 3m. Lá cây tang diệp có hình bầu dục, lá nguyên hoặc chia ba chùy, đầu lá hơi tù hoặc nhọn, phía cuống hơi tròn, mép lá có hình răng cưa to. Lá cây tang diệp thường mọc so le là chính. Hoa cái và hoa đực mọc thành khối hình cầu, riêng hoa đực có lá đài và 4 nhị, còn hoa cái thì có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, quả có màu đỏ và chuyển sẫm khi chín, có vị ngọt, chua.
Cây tang diệp được trồng nhiều ở đâu?
Cây tang diệp là loại cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng ở những bãi đất trống ở các vùng đồng bằng và cao nguyên. Loại cây này cũng được trồng khá nhiều ở nước ta, trải dài nhiều tỉnh thành từ bắc xuống nam chủ yếu để nuôi tằm hoặc dùng để làm thuốc.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Sử dụng phần lá cây dâu tằm để làm thuốc cải thiện bệnh lý hoặc dùng để nuôi tằm.
Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch lá cây tang diệp là vào mùa thu hằng ngày, ngày thu hoạch là khi trời có nhiều sương. Không thu hoạch phần lá quá non, chỉ thu hoạch những lá bánh tẻ, không thu lấy những phần lá bị sâu đục, úa vàng hay lá không bị vụn nát.
Chế biến: Đem toàn bộ những phần lá đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và đất cát, vớt ra để ráo nước, sau đó đem phơi dưới bóng râm để lá không bị khô giòn.
Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu tang diệp trong bọc kín để sử dụng dần và nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng. Cất trữ dược liệu nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, thi thoảng nên đem dược liệu ra phơi nắng để tránh tình trạng móc meo.
Thành phần hóa học của dược liệu tang diệp
Trong dược liệu tang diệp có chứa các thành phần hóa học sau:
- Thành phần bay hơi: Tinh dầu
- Thành phần không bay hơi: vitamin, protein, flavonoid, carbohydrat, coumarin,…
- Thành phần hợp chất của flavonoid: rutin, quercetin, moracetin, quercitrin, isoquercitrin,…
- Dẫn chất của coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin,…
- Các thành phần vitamin: Vitamin B, vitamin C, vitamin D,…
- Dẫn chất của Sterol: β-sitosterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol, campesterol,…
- Các acid hữu cơ: oxalic, citric, fumaric, palmitic, malic, tartric, ester ethyl palmitat,…
Tính vị và quy kinh của dược liệu tang diệp
- Tính vị: Tang diệp có vị ngọt, đắng, mang tính hàn.
- Quy kinh: Dược liệu tang diệp được quy vào kinh Phế và Can.
Tác dụng dược lý của dược liệu tang diệp
Theo sự nghiên cứu của giới dược lý hiện đại:
- Ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: liên khuẩn cầu tan máu A, khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh,…
- Ức chế leptospira
Bên cạnh đó, trong Đông y cổ truyền, dược liệu tang diệp mang lại những tác dụng sau:
- Thanh nhiệt, giải độc
- Bổ can thận
- Bổ mắt, sáng mắt
- Mát huyết
- Tán phong nhiệt
- Hóa đàm chỉ khái
Chủ trị:
- Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Các triệu chứng ho như: ho thông thường, ho khan, ho có đờm, viêm thanh quản,…
- Rối loạn tiêu hóa
- Cao huyết áp
- Đau mắt, viêm màng tiếp hợp
- Các bệnh lý ngoài da
- Bí tiểu tiện do thấp nhiệt
- …
Cách dùng và liều lượng sử dụng
Cách dùng: Tang diệp được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau (tùy vào từng bệnh lý). Thông thường, tang diệp được sử dụng ở dạng thuốc sắc, bột mịn hoặc hãm với nước nóng như nước trà để sử dụng.
Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày và có thể tăng giảm tùy thuộc vào từng bệnh lý hoặc từng bài thuốc.
Những bài thuốc hay từ dược liệu tang diệp
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh hoặc cải thiện sức khỏe từ dược liệu tang diệp:
1. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng ho khan, ho có ít đờm, đờm màu vàng
- Nguyên liệu: Tang diệp, hạnh nhân, sơn chi bì, vỏ lê, đạm đậu xị và thổ bối mẫu mỗi vị 8 – 12 gram cùng với sa sâm 12 -16 gram.
- Cách chuẩn bị: Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng vào mỗi buổi sáng, trưa và tối. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội, bạn nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
2. Bài thuốc từ tang diệp chữa viêm đường hô hấp, viêm phế quản kèm triệu chứng ho và sốt
- Nguyên liệu: Tang diệp, khổ hạnh và cúc hoa mỗi vị 12 gram; 16 gram liên kiều; 8 gram cát canh; 6 gram lô căn cùng với 4 gram cam thảo sống.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào nồi cùng với 750 ml nước và tiến hành đun. Bạn cần đun cho đến khi phần nước cô đặc lại còn khoảng 200 – 250ml/ Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
3. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can thận âm hư
- Nguyên liệu: Tang diệp, đơn bì, xích bạch thược, hoắc chi ma (mè đen), sài hồ cùng với cúc hoa mỗi vị khoảng 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Chia phần thuốc cô đặc thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
4. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng đau mắt đỏ do phong nhiệt tại kinh can
- Nguyên liệu: Tang diệp, xích thược, cúc hoa cùng với sài hồ mỗi vị 12 gram; 8 gram quyết minh tử và 4 gram đăng tâm.
- Cách thực hiện: Sắc một thang thuốc trên để lấy nước dùng. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày vào buổi sáng và tối.
5. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng ra mồ hôi nửa người, ho đờm màu vàng, lưỡi đỏ rêu nhớt, họng khô, miệng đắng
- Nguyên liệu: Tang diệp, hạnh nhân, quế chi, đông qua, tỳ bà diệp và lữ đậu y mỗi vị 9 gram; 20 gram ý dĩ; mộc qua, lô căn và bạch thược 15 gram; 6 gram trần bì cùng với 5 gram nam tinh.
- Cách thực hiện: Sắc ,một thang thuốc trên cùng với 750 ml nước. Đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200 – 250 ml là được. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng vào buổi sáng, trưa và buổi tối. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
6. Bài thuốc từ tang diệp chữa cao huyết áp
- Nguyên liệu: Tang diệp, tang chi và sung úy tử mỗi vị 20 gram.
- Cách sử dụng: Đem toàn bộ nguyên liệu trên rửa sạch qua nhiều lần với nước để làm sạch bụi bẩn. Sau đó cho vào ấm đất, tiếp tục cho một lượng nước vừa đủ và tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Sử dụng phần nước vừa sắc được để ngâm rửa chân. Người bệnh ngâm rửa chân cho đến khi phần nước cô đặc hẳn.
7. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng chảy ra nước mắt khi ra gió
- Nguyên liệu: 40 gram tang diệp; cam thảo, bạch cương tằm sao, mộc tặc, toàn phúc hoa và tế tân mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram kinh giới.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên nghiền nát thành bột mịn rồi trộn đều (trừ kinh giới). Mỗi lần sử dụng 8 gram để hòa cùng với nước sắc kinh giới.
8. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng co giật ở trẻ em do ngoại cảm
- Nguyên liệu: Tang diệp và ngân hoa mỗi vị 16 gram; câu đằng, liên kiều, kinh giới và đậu xị mỗi vị 12 gram; cương tằm, ngưu bàng, bạc hà và cát cánh mỗi bị 8 gram cùng với 4 gram cam thảo.
- Cách sử dụng: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng vừa đủ. Sau đó, chắt lọc lấy phần nước cô đặc, loại bỏ phần bã và chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
9. Bài thuốc từ tang diệp chữa chảy máu chân răng
- Nguyên liệu: Tang diệp, lá xương sông, biển súc, cam thảo đất, đương quy, lá mã đề mỗi vị 16 gram; 20 gram thổ phục linh; chi tử và tông lư (sao đen) mỗi vị 12 gram; ngũ vị tử và chỉ xác (sao cám) mỗi vị 10 gram cùng với 6 gram hoàng liên.
- Cách thực hiện: Sắc để lấy nước dùng. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn ấm.
10. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng táo bón do huyết hư
- Nguyên liệu: Tang diệp, cỏ mực, hà thủ ô, sa sâm, đương quy, thảo thuyết minh sao vàng) mỗi vị 16 gram; 20 gram rau má; 15 gram kê huyết đằng; đại táo, đài nhân và sinh địa mỗi vị 12 gram cùng với chỉ xác và sơn tra mỗi vị gram.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc với các nguyên liệu đã được liệt kê trên. Người bệnh sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước được thành 2 phần nhỏ để sử dụng
11. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng ra mồ hôi trộm
- Nguyên liệu: 12 gram tang diệp; mẫu lệ và phù triển mạch mỗi vị 18 gram; liên kiều, mẫu đơn bì và hoạt thạch mỗi vị 9 gram cùng với 6 gram thông thảo.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 750 ml nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 150 – 200 ml. Chắt lọc bỏ bã và lấy phần nước. Chia phần nước thu được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
12. Bài thuốc từ tang diệp trị da khô, tóc bạc sớm
- Nguyên liệu: Tang diệp, hà thủ ô, đương quy và táo nhân (sao đen) mỗi vị 16 gram; 30 gram đậu đen (sao thơm); thiên môn và cỏ mực mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram cam thảo.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc cùng với nước lọc để sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
13. Bài thuốc từ tang diệp chữa nhiệt miệng, lợi sưng nề đỏ
- Nguyên liệu: Tang diệp, cam thảo đất và mướp đắng mỗi vị 16 gram; bồ công anh, sài đất, đinh lăng, cỏ mực và rau má mỗi vị 20 gram cùng với hoàng cầm, chi tử, liên kiều, đương quy và thục địa mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ và sử dụng khi thuốc còn ấm. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.
14. Bài thuốc từ tang diệp trị bệnh Rubella
- Nguyên liệu: Tang diệp, má đề thảo, nam hoàng bá và cành châu mỗi vị 16 gram; lá tre và kinh giới mỗi vị 14 gram; khổ qua, sài hồ, bạch thược và chi tử mỗi vị 12 gram; sinh địa và đan bì mỗi vị 10 gram cùng với 8 gram chỉ xác.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ những nguyên liệu trên vào ấm. Tiếp tục cho 1,5 lít nước lọc và tiến hành đun trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 400 ml. Chắt lọc lấy phần nước và chia thành 2 – 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày.
15. Bài thuốc từ tang diệp chữa đau đầu do phong nhiệt
- Nguyên liệu: Tang diệp, hoàng cầm, cúc hoa và câu đằng mỗi vị 10 gram cùng với 6 gram cương tằm.
- Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng. Hòa thêm 1 gram chu sa để dễ uống. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn ấm và chỉ dùng mỗi ngày một thang thuốc.
16. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng mất ngủ
# Bài thuốc số 1: Mất ngủ do âm hư hỏa vượng
- Nguyên liệu: Tang diệp và lá vong mỗi vị 24 gram; 40 gram thân cây mía; hắc táo nhân và đương quy mỗi vị 20 gram; thiên môn, mạch môn, ngưu tất, chi tử và thục địa mỗi vị 16 gram; 12 gram phục thần; nhân sâm, huyền sâm và bá tử nhân mỗi vị 10 gram cùng với 4 gram sừng tê giác.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ, dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.
# Bài số 2: Mất ngủ do suy nhược thần kinh
- Nguyên liệu: Tang diệp và trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20 gram; đương quy, táo nhân và mạch môn mỗi vị 16 gram; phòng sâm, ngưu tất, thạch hộc, viễn chí và cam thảo mỗi vị 12 gram; 10 gram bạch thược; 6 gram hạt sen cùng với 6 quả đại táo.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày, dùng mỗi ngày một thang.
# Bài thuốc số 3: Mất ngủ do tâm hỏa thịnh
- Nguyên liệu: Tang diệp, lá vông, cỏ mực, rau má và đinh lăng mỗi vị 20 gram; 16 gram xấu hổ cùng với hoàng bá, bạch linh và hoàng liên mỗi vị 10 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước và chia thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng. Dùng mỗi ngày một thang.
17. Bài thuốc từ tang diệp chữa chứng khô miệng do phế nhiệt
- Nguyên liệu: Tang diệp và cát căn mỗi vị 20 gram; mạch môn, mã đề thảo và cát cánh mỗi vị 16 gram; cam thảo và sinh địa mỗi vị 12 gram cùng với 6 gram sâm đại hành (sao thơm).
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên cùng với một lượng nước vừa đủ. Chắt lọc lấy phần nước cô đặc, không lấy phần bã. Chia phần nước thu được thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
18. Bài thuốc từ tang diệp chữa xơ vữa động mạch
- Nguyên liệu: 20 gram tang diệp; đinh lăng, hà thủ ô và lạc tiên mỗi vị 16 gram; 14 gram bạch thược; ích mẫu, long nhãn, đương quy, hoàng kỳ, thục địa và cam thảo mỗi vị 12 gram cùng với xuyên khung, phục thần và đại táo mỗi vị 10 gram.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước đặc để sử dụng cải thiện bệnh lý. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ và dùng mỗi ngày một thang thuốc.
19. Bài thuốc từ tang diệp chữa lỡ ngứa ngoài da
- Nguyên liệu: Tang diệp và kim ngân hoa mỗi vị 20 gram; sài đất, kinh giới và lá đơn đỏ mỗi vị 16 gram cùng với thương nhĩ (sao thơm) và liên kiều mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên cho vào ấm cùng với 1,5 lít nước lọc. Tiến hành sắc thuốc trên ngọn lửa vừa và sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 400 ml là được. Chia phần nước sắc đặc thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
20. Bài thuốc từ tang diệp chữa ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi do bị phế nhiệt
- Nguyên liệu: Tang diệp, cỏ mực và rau má mỗi vị 20 gram; tía tô và thiên môn mỗi vị 16 gram; mạch môn và xương bồ mỗi vị 12 gram cùng với trần bì và kim ngân hoa mỗi vị 10 gram.
- Cách thực hiện: Sắc để lấy nước dùng, dùng mỗi ngày một thang thuốc.
21. Bài thuốc từ tang diệp chữa viêm thanh quản
- Nguyên liệu: 20 gram tang diệp; 24 gram đậu đen (sao thơm); kinh giới và cát căn mỗi vị 16 gram; sa sâm, lá tía tô, lá xương sông, rau tần dày lá và huyền sâm mỗi vị 12 gram cùng với cám thảo và trần bị mỗi vị 10 gram.
- Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Dùng mỗi ngày một thang thuốc.
22. Bài thuốc từ tang diệp chữa mề đay cấp tính
- Nguyên liệu: Tang diệp, cỏ mần trầu, kim ngân và rau má mỗi vị 20 gram; quả ké đầu ngựa, tang ký sinh và xương bồ mỗi vị 16 gram cùng với cam thảo, sài hồ và bạch thược mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 1 lít nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200 ml nước. Chắt lọc lấy phần nước và chia phần nước sắc được thành 2 – 3 nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ tang diệp
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ dược liệu tang diệp, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu tang diệp chống chỉ định sử dụng;
- Các đối tượng bị hư hàn tuyệt đối không nên sử dụng các bài thuốc từ tang diệp;
- Không nên thu hái những phần lá dâu tằm quá non với mục đích để làm thuốc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu tang diệp và một số tác dụng trị bệnh từ dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi cập nhật trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và chưa được giới dược lý hiện đại công bố công dụng chính xác về dược liệu này. Chính vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến tham vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!