Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Đàn Ông? [TƯ VẤN]

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Tuy nhiên, cơn đau từ bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra có thể làm cản trở, gây khó khăn trong sinh hoạt tình dục ở nam giới. Cần điều trị bệnh tận gốc để cuộc yêu lứa đôi viên mãn trở lại.

Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới.
Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thuộc chuyên khoa xương khớp. Trên chiều dài cột sống lưng có rất nhiều những đốt sống. Ở giữa mỗi đốt sống sẽ có những đĩa đệm được cấu tạo từ những sợi collagen. Chúng có nhiệm vụ gắn kết hai đốt sống lại với nhau, giúp cho hai đốt xương cột sống không cọ xát vào nhau, làm tổn thương xương. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa hai khớp xương bị lệch khỏi vị trí, gây ảnh hưởng đến xương khớp của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên phần đốt sống lưng, kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Người bệnh có thể bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, nó sẽ chèn ép các dây thần kinh tủy sống, gây ra cơn đau buốt tại chỗ. Cơn đau có thể lan dần ra những vùng lân cận.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, chèn ép dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, chèn ép dây thần kinh.

Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm là:

  • Đau nhức xương cột sống khi vặn mình, xoay người, cúi đầu, khom người;
  • Cơn đau nhức dần dần lan ra các vùng lân cận như bã vai, hông, mông, đùi sau,…;
  • Tê bì chân tay, đùi, mông;
  • Rối loạn tiểu tiện;
  • Đau ngực, khó thở;
  • Táo bón;
  • Mất thăng bằng khi di chuyển.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay. Khi nhận thấy có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý nam giới?

Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở bên trong nam giới. Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp, sẽ không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh lý của nam giới. Người bệnh hoàn toàn không bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm hoặc suy giảm hormone sinh dục khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh hoàn toàn có thể có chất lượng tinh trùng tốt và có khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm lại ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt tinh dục ở nam giới. Những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra có thể cản trở quá trình giao hợp, gây đau nhức vùng vai gáy, lưng, hông,… Từ đó, nam giới có thể sẽ cảm thấy không thoải mái, mất hứng thú trong cuộc yêu.

NÊN ĐỌC: Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách​

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, tê bì chân tay,... làm cản trở hoạt động sinh hoạt tình dục, làm suy giảm chất lượng cuộc yêu.
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, tê bì chân tay,… làm cản trở hoạt động sinh hoạt tình dục, làm suy giảm chất lượng cuộc yêu.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần giữ tinh thần lạc quan, điều trị bệnh tận gốc. Sau đó, chất lượng cuộc yêu sẽ trở lại như bình thường.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không khó để điều trị. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định biện pháp điều trị khác nhau.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông dụng và mới nhất:

1. Dùng thuốc Tây

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau và tiếp tục theo dõi tình hình. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị nếu đĩa đệm lệch khỏi vị trí ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Trong quá trình dùng thuốc giảm đau, người bệnh cần dùng đúng liều và không nên lạm dụng thuốc.

2. Phẫu thuật nội soi

Hầu hết, các ca thoát vị đĩa đệm đều trở nặng, gây ra cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh. Trong các trường hợp ấy, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tối ưu. Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ và đưa ống trocar vào. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là đường mổ nhỏ, thông thường chỉ từ 1cm đến 2cm. Bác sĩ sẽ quan sát hoạt động phẫu thuật qua màn hình bên ngoài và điều khiển các dụng cụ mổ qua hệ thống máy móc tối tân.

Người bệnh sẽ được loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này giúp bảo tồn phần đĩa đệm còn lại ở trong đốt sống, tránh làm tổn thương các cơ, xương và các mạch máu ở khu vực cột sống.

3. Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Một trong những cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đó là thay đĩa đệm nhân tạo. Khi đĩa đệm của người bệnh đã bị thoát vị, méo mó, thoái hóa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ phần đĩa đệm hỏng này. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ thay đĩa đệm nhân tạo vào đốt sống của người bệnh.

Loại đĩa đệm thay thế sẽ có tính chất tương tự với đĩa đệm gốc, có chất nhầy, đàn hồi và giúp người bệnh không còn đau nhức.

Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo không thích hợp để áp dụng cho trường hợp bệnh quá nặng.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo để điều trị.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo để điều trị.

4. Điều trị qua da

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị qua da, không xâm lấn dao kéo nhiều.

Trước hết, bác sĩ sẽ dùng những bước sóng ánh sáng để sát khuẩn vùng khớp và đốt sống bị đau. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng tia X quang để xác định chính xác vị trí thoát vị đĩa đệm.

Bác sĩ phẫu thuật dùng kim tiêm, đưa ống kim vào sâu trong da, tiến hành rút dịch nhầy ra khỏi vùng đốt sống. Phương pháp này giúp loại bỏ phần dịch nhầy từ đĩa đệm tiết ra, chèn ép các dây thần kinh tủy sống. Người bệnh sẽ giảm ngay cảm giác đau buốt, từ đó sẽ dần dần hồi phục bệnh.

Khi áp dụng các phương pháp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh cần chuẩn bị một thể trạng tốt trước khi phẫu thuật. Cần ăn uống đầy đủ chất, kiêng ăn các loại thức ăn bác sĩ yêu cầu;
  • Tuân thủ đúng theo những hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa sau khi phẫu thuật;
  • Hậu phẫu thuật, cần tăng cường dùng thực phẩm chứa nhiều canxi, collagen,… để xương khớp được tái tạo và nhanh chóng hồi phục;
  • Nếu thấy có những triệu chứng khó chịu tại vị trí phẫu thuật, cần khai báo với bác sĩ chuyên khoa.

5. Tự chăm sóc tại nhà

Ở trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:

  • Dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tập luyện thể dục vừa sức;
  • Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu đúng cách và đều đặn;
  • Bổ sung canxi, collagen cho cơ thể từ sữa, thịt, thực phẩm chức năng,…;
  • Giữ tinh thần lạc quan và thoải mái;
  • Chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau;
  • Hạn chế lao động nặng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ định phương cách chữa trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024