Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học sẽ có tác dụng hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đĩa đệm và cải thiện tình trạng bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe xương khớp và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đĩa đệm. Một số loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể là:
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành xương khớp, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, loãng xương… Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số loại thực phẩm giàu canxi mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày là:
- Cá biển và hải sản: cá hồi, tôm, cua, hàu,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các loại rau màu xanh đậm: súp lơ, cải xoăn, cải thìa,…
- Hạnh nhân
- Đậu phụ
- ….
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là thành phần khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi diễn ra một cách dễ dàng và tốt hơn. Từ đó xương khớp sẽ trở nên chắc khỏe, dẻo dai và căn bệnh thoát vị đĩa đệm cũng dần được cải thiện. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D người bệnh nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống là:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các loại ngũ cốc
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt vừng…
- Nấm, trứng gà, gan động vật
- …
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin
Glucosamine và Chondroitin là hai thành phần có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo sụn khớp, hệ thống dây chằng và thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp giúp tăng cường chức năng của hệ xương khớp. Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, thành phần Glucosamine còn có tác dụng phục hồi lại các sợi collagen bên trong đĩa đệm bị tổn thương, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể bổ sung Glucosamine và Chondroitin cho cơ thể thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
- Nước hầm xương ống và sụn sườn của heo, bò, gà, vịt,…
- Hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành
- Bắp cải và rau xanh lá
- Sữa bổ sung glucosamine
- …
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là thành phần chính cấu tạo nên các sợi collagen bên trong đĩa đệm, có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa gây tổn thương đến đĩa đệm, giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời, thành phần dưỡng chất này còn có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm và làm giảm các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Một số loại thực phẩm giàu Omega-3 mà người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể là:
- Các loại cá biển: cá ngừ, cá hồi, cá mòi
- Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó,..
- Đậu nành và chế phẩm từ đậu
- ….
Thực phẩm giàu vitamin C và E
Vitamin C là thành phần khoáng chất có vai trò hình thành nên các sợi collagen bên trong đĩa đệm. Đồng thời, chúng còn hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi các tổn thương ở xương khớp, hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C người bệnh nên bổ sung cho cơ thể là rau có màu xanh lá (súp lơ, cải xoăn), trái cây tươi (đu đủ, cam, xoài, dứa, dâu tây,…)
Vitamin E cũng là thành phần dưỡng chất được chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường bổ sung cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E người bệnh nên bổ sung cho cơ thể là các loại hạt, rau xanh, dầu và bơ thực vật, quả bơ, kiwi, xoài,….
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là thành phần dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và hạn chế gây áp lực lên cột sống. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ chất xơ, khi đi vào cơ thể chúng sẽ có tác dụng phục hồi các tế bào cột sống bị tổn thương, thúc đẩy quá trình sản xuất ra chất nhờn giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn, bảo vệ các đầu xương sụn khớp, hạn chế gây áp lực lên đĩa đệm và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày là:
- Động vật có vỏ : tôm, cua, hàu,…
- Trái cây và rau củ tươi
- Các loại ngũ cốc
- Đậu nành và chế phẩm từ đậu
- …
Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của xương khớp. Đây là thành phần có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, giúp duy trì và phục hồi những tổn thương ở cột sống. Nếu cơ thể thiếu protein thì xương sẽ ngừng phát triển, làm giảm lượng canxi trong máu khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn. Những thực phẩm giàu protein mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày là:
- Cá biển, tôm, cua
- Các loại thịt như thịt heo, thịt gà,…
- Các loại rau củ: đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh,…
- Nước canh xương
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm nên tăng cường bổ sung cho cơ thể, người bệnh cũng nên kiêng cử và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh như:
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Người bị thoát vị đĩa đệm nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa sẽ làm gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, khiến các cơn đau khớp trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh là thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, sữa tươi nguyên chất,…
– Thực phẩm giàu đạm
Khi cơ thể hấp thu đạm sẽ sản sinh ra một số acid và cần canxi để trung hòa chúng. Nếu người bệnh bổ sung quá nhiều đạm, hàm lượng acid này trong cơ thể sẽ tăng lên, nếu lượng canxi trong máu không đủ để trung hòa thì cơ thể sẽ tự động lấy từ xương khớp. Điều này làm cho mật độ canxi trong xương giảm dần và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp, loãng xương,… Các loại thực phẩm rất giàu đạm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng là thịt bò, thịt dê, thịt chó,…
– Thực phẩm giàu omega-6
Omega-6 là một loại acid béo không no rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu người bệnh sử dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị giữ nước, máu bị đông cục gây cản trở quá trình lưu thông máu đi nuôi dưỡng xương khớp, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
– Thực phẩm chứa purin và fructozo
Purin và fructozo là những chất làm gia tăng nguy cơ viêm khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn mà người bệnh nên tránh xa. Một số loại thực phẩm chứa nhiều purin và fructose nên hạn chế sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị thoát vị đĩa đệm là thịt gia cầm, gia súc, cá trích, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật,…
– Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồ cay nóng
Nếu người bệnh sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều muối, đường hoặc là đồ cay nóng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị viêm, khiến tình trạng đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn thì bạn nên tránh xa các loại đồ ăn này.
– Đồ uống có cồn và chất kích thích
Đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Nếu người bệnh sử dụng chúng quá nhiều sẽ khiến hàm lượng canxi và khoáng chất bên trong cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, làm gia tăng nguy cơ đau nhức xương khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm,…
Một số món ăn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho xương khớp, có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
Cháo hạt sen giúp giảm đau và an thần
– Nguyên liệu:
- 50 gram gạo
- 50 gram hạt sen
- 20 gram đậu xanh tách vỏ
– Cách thực hiện:
- Gạo đem vo kỹ cho sạch bụi bẩn.
- Hạt sen đem bỏ tim rồi cho vào nước ngâm đến khi nở đều thì rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
- Đậu xanh đem ngâm với nước khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch, vớt ra để ráo.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, hầm đến khi chín nhừ thì tắt bếp.
- Cho thêm đường vào cháo khuấy đều rồi sử dụng khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Canh bí hầm xương tốt cho xương khớp
– Nguyên liệu:
- 1 quả bí xanh
- 250 gram sườn heo
– Cách thực hiện:
- Bí xanh đem gọt vỏ, rửa sạch với nước rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Sườn đem rửa sạch với nước rồi ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút.
- Phi hành cho thơm rồi cho sườn vào đảo đều đên khi săn lại rồi cho nước vào.
- Hầm trong khoảng 20 phút thì cho bí vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Thịt dê hầm cà rốt giảm đau nhức
– Nguyên liệu:
- 500 gram thịt dê
- 2 củ cà rốt
- Một ít rượu trắng
– Cách thực hiện:
- Thịt dê đem rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với một ít gia vị và gừng.
- Cà rốt rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt khúc vừa ăn.
- Cho tỏi vào nồi phi thơm rồi cho thịt dê vào xào đều đến khi săn lại.
- Cho cà rốt vào xào chúng đến khi chín mềm thì cho một ít rượu trắng và gia vị vào nấu nhừ.
- Sử dụng món ăn khi còn nóng cùng với cơm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người bị thoát vị đĩa đệm
Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có tác rất tốt trong việc cải thiện độ chắc khỏe của xương, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, giúp hồi phục đĩa đệm bị tổn thương và cải thiện tình trạng bệnh. Khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Người bệnh nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế tình trạng ăn quá no trong một bữa.
- Thực đơn ăn uống của người bệnh nên cân bằng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không nên bổ sung quá nhiều chất đạm hoặc là thiếu chất xơ.
- Nên nghỉ ngơi thư giãn trong 30 phút sau khi ăn no và tránh vận động nhiều.
- Trước khi luyện tập thể dục thể thao hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể ăn nhẹ giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng không nên ăn quá no.
- Chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm đã được vệ sinh sạch sẽ và nấu chín kỹ, tránh sử dụng các món ăn chín tái hoặc sống như gỏi, nộm,…
- Bổ sung đầy đủ cho cơ thể 2,5 lít nước mỗi ngày giúp quá trình đào thải độc tố và các chất dư thừa bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn và nên kiêng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!