Các loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến
Một chế độ ăn uống cân bằng và nhiều thực phẩm chống viêm có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh cũng có tác động tích cực đến sức khỏe tổng quát và hệ thống miễn dịch. Người bệnh và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo các loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến trong bài viết.
Tác dụng của chế độ ăn uống đối với bệnh vẩy nến
Đối với bệnh nhân vẩy nến, việc sử dụng thuốc, theo dõi thay đổi của thời tiết, giảm căng thẳng và các tác nhân khác là đều cần thiết để tránh làm bệnh bùng nổ. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến.
Mặc dù có rất ít dữ liệu khoa học về việc áp dụng một chế độ ăn uống cụ thể có thể điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện sau khi thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trai cây, rau xanh, protein lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra, nếu không thể điều trị vẩy nến, việc sử dụng chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng có tác động tích cực đến sức khỏe của người bệnh.
Các loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến
Đối với người bệnh vẩy nến, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chống viêm có thể hỗ trợ làm giảm sự nghiêm trọng của các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Các loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến bao gồm:
1. Trái cây và rau xanh
Hầu như tất cả các chế độ ăn uống chống viêm đều bao gồm trái cây và rau quả. Đây là những loại thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa, không có Cholesterol và có thể hỗ trợ chống viêm. Người bệnh vẩy nến thường được khuyến nghị sử dụng nhiều rau xanh và trái cây tươi để cải thiện các triệu chứng.
Các loại thức ăn tốt dành cho người bị bệnh vảy nến bao gồm:
- Bông cải xanh, súp lơ, cải mầm Brussels
- Rau lá xanh như cải xoăn, rau Bina và rau xà lách Rocket
- Quả anh đào, nho và các loại trái cây có màu tối khác
- Quả mọng bao gồm quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi
2. Các loại cá béo
Một số loại cá béo có thể cung cấp Omega – 3 và hỗ trợ chống viêm. Việc hấp thụ Omega – 3 liều cao vào máu có thể làm giảm viêm, mẩn đỏ, vảy da và hỗ trợ cải thiện độ dày của da.
Các loại cá béo lành mạnh tốt cho người bệnh vẩy nến bao gồm:
- Cá hồi tươi và đóng hộp
- Cá mòi
- Cá tuyết
3. Dầu thực vật
Tương tự như các béo, một số loại thực vật cũng có chứa Axit béo có tác dụng chống viêm. Người bệnh có thể sử dụng các loại dầu có tỷ lệ Axit béo Omega – 3 và Omega – 6 cao để cải thiện các triệu chứng vẩy nến.
Các loại dầu lành mạnh tốt cho người bệnh vẩy nến bao gồm:
- Dầu dừa
- Dầu ô liu
- Dầu hạt lanh
- Dầu cây rum
4. Bổ sung Vitamin D
Vitamin D thường đến từ hai nguồn cơ bản bao gồm:
- Thực phẩm hoặc các sản phẩm tăng cường.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì cơ thể tạo ra vitamin D để phản ứng với tia cực tím B (UVB).
Nhiều nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vẩy nến. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với ánh nắng gay gắt có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, thay vì phơi nắng, người bệnh có thể bổ sung Vitamin D từ thực phẩm. Một số loại thức ăn chứa Vitamin D tốt cho người bệnh vẩy nến bao gồm: Cá béo, sữa chua và một số loại phô mai
5. Tỏi
Tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, hoạt động chống viêm của tỏi được cho là có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh viêm da như bệnh chàm, vẩy nến.
Ngoài ra, hoạt chất Lipoxygenase có trong tỏi có thể ngăn chặn hoạt động của các loại emzym kích thích quá trình viêm nhiễm. Do đó, việc bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vẩy nến.
6. Thịt nạc trắng
Các loại thịt trắng, không chứa mở cũng là loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến. Thịt trắng như thịt gà chứa ít chất béo, có hàm lượng protein cao nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chế biến món ăn, người bệnh cần chú ý tránh thêm các loại gia vị cay nóng để tránh gây kích ứng tình trạng vẩy nến.
7. Giấm táo
Giấm táo cũng là một loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến. Mỗi ngày chỉ cần uống một cốc giấm táo hoặc dùng thoa trực tiếp lên vùng da bệnh có thể cải thiện tổn thương da và giảm được các triệu chứng bệnh.
Những loại thực phẩm cần tránh khi bệnh vẩy nến
Đối với bệnh vẩy nến, điều quan trọng là cần tránh các loại thức ăn có thể gây viêm. Viêm và phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể gây tái phát các triệu chứng vảy nến. Một số loại thực phẩm gây viêm mà người vẩy nến cần tránh như:
1. Thịt đỏ và sữa
Cả thịt đỏ và sữa đều có chứa một loại Axit béo không bão hòa đa gọi là Axit Arachidonic. Nhiều nghiên cứu cho biết các sản phẩm phụ của Axit Arachidonic có thể gây ra nhiều tổn thương ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến.
Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:
- Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò
- Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác
- Trứng và các món trứng chế biến
2. Chế độ ăn uống không chứa Gluten
Một số trường hợp vẩy nến có các triệu chứng tương tự như bệnh Celiac. Đây là tình trạng gây viêm do sự nhạy cảm với Gluten trong ruột non gây ra.
Các nghiên cứu cũng cho biết, loại bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân vẩy nến có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng.
- Một số loại thực phẩm cần tránh bao gồm:
- Lúa mì và chiết xuất từ lúa mì
- Lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha
- Mì ống, mì, và các món nướng có chứa lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha
- Một số thực phẩm chế biến, nước sốt và gia vị nhất định
- Bia và đồ uống mạch nha
3. Rượu, bia và các chất kích thích
Rượu, bia và một số chất kích thích có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, rượu được cho là có thể kích hoạt vẩy nến và làm gián đoạn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Do đó, người bệnh vẩy nến không nên uống rượu, bia và các chất kích thích.
Bên cạnh đó, rượu có thể làm các mạch máu dưới da giãn nở. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa gây khó chịu. Ngoài ra, thuốc lá, cà phê, nước trái cây chứa cồn cũng được cho là có thể gây ảnh hưởng đến phổi, hệ thống tiêu hóa và gây ra một số bệnh lý khác.
4. Thực phẩm chế biến
Các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa tinh bột, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Tất các các hoạt chất này đều làm tăng khả năng gây viêm và khiến các triệu chứng vẩy nến nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây tăng cân, béo phì. Quá cân cũng là một trong những nguyên nhân làm vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
Các loại thức ăn chế biến sẵn phổ biến cần tránh bao gồm:
- Thực phẩm đóng gói như bánh quy giòn
- Thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, và thịt nguội
- Các loại thức ăn được làm sẵn như Pizza đông lạnh và một số phần ăn đóng gói
- Trái cây và rau quả đóng hộp
- Bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo
5. Rau củ tối màu
Một số loại rau củ và trái cây thuộc họ thực vật Solanaceae, bao gồm cà tím, cà chua và một số loại rau quả khác có thể làm các triệu chứng vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
Mặc dù, các loại rau quả này rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh vẩy nến cần hạn chế tiêu thụ. Một số loại rau củ khác cần tránh bao gồm ớt, các loại khoai như khoai tây, khoai lang.
Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân vẩy nến, thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát. Sử dụng các loại thức ăn tốt dành cho người bị vảy nến có thể làm viêm và giúp tâm trạng người bệnh thoải mái hơn. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!