Các loại thuốc chữa viêm gan B mới nhất [Cập nhật 2024]
Thuốc chữa viêm gan B thường tập trung làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng. Đồng thời, thuốc còn giúp kiểm soát tình trạng lây nhiễm và gây biến chứng ở người bệnh.
8 Loại thuốc chữa viêm gan B mới nhất
Viêm gan B được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”, có tính lây nhiễm cao. Bệnh xảy ra chủ yếu do nhiễm virus HBV. Theo các chuyên gia khoa Nội tiêu hóa, loại virus này lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, nhưng khả năng truyền nhiễm cao nhất vẫn là đường máu, mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục.
Thông thường, tốc độ lây truyền của viêm gan B thường nhanh. Vì vậy, chúng được xem là căn bệnh nguy hiểm đứng sau ung thư. Bệnh thường kéo dài hơn 6 tháng, nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan. Thậm chí ở những đối tượng phát hiện muộn, bệnh nhân phải đối mặt với tử vong.
Viêm gan B có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính, nhưng bệnh có khả năng lây nhiễm ở người lớn cao hơn trẻ em. Tuy nhiên, vì đây là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có biểu hiện không rõ ràng. Do đó, để giảm thiểu yếu tố nguy cơ, điều quan trọng là người bệnh cần thăm để được chuyên gia về gan đánh giá về sức khỏe của bản thân.
Để điều trị bệnh viêm gan B, ngăn chặn bệnh phát triển, thuốc chính là lựa chọn hiệu quả và tốt nhất ngay tại thời điểm phát hiện bệnh. Dưới đây là các loại thuốc được chữa viêm gan B được Y tế chấp nhận giúp tiêu diệt và kìm hãm virus HBV.
Thuốc chống virus dùng đường uống
Thuốc chống virus dùng đường uống bao gồm Tenofovir disoproxil (Viread), Tenofovir alafenamide (Vemlidy), Entecavir (Baraclude),… Đây đều là những loại thuốc chữa viêm gan B được phê duyệt sử dụng trên toàn cầu cho đến hiện nay. Cụ thể:
+ Tenofovir alafenamide (Vemlidy)
Tenofovir alafenamide (Vemlidy) là thuốc theo toa điều trị bệnh viêm gan B mãn tính ở người lớn được FDA phê duyệt và chấp nhận sử dụng vào năm 2016. Thuốc được cấu thành từ thành phần Tenofovir alafenamide dưới dạng viên uống, có tác dụng làm ức chế và làm giảm virus HBV trong cơ thể, đồng thời cải thiện chức năng gan.
Thuốc Vemlidy được chỉ định sử dụng một ngày một lần, mỗi lần một viên. Thời gian uống có thể kéo dài một năm hoặc lâu hơn. Theo các chuyên gia, trong quá trình sử dụng thuốc Vemlidy, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ hiếm gặp nhưng không nghiêm trọng sau đây:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Ói mửa
Những phản ứng phụ này thường thuyên giảm và biến mất sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng trên không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên dừng việc dùng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ.
Thuốc Vemlidy có thể tương tác với các loại thuốc như Atazanavir, Dolutegravir, Darunavir,… Do đó, người bệnh không nên kết hợp các thuốc này lại với nhau, trừ trường hợp nhận chỉ định từ bác sĩ.
+ Tenofovir disoproxil (Viread)
Thuốc Tenofovir disoproxil (Viread) thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thành phần chính của Viread là Tenofovir disoproxil fumarate, có tác dụng ức chế hoạt tính của men và men g-DNA polymeraz , men sao chép ngược HIV-1 và men α, β-DNA polymeraz. Do đó, thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh viêm gan B mạn tính ở người lớn và bệnh HIV.
Thuốc Tenofovir disoproxil (Viread) được FDA phê duyệt và đưa vào điều trị viêm gan B vào năm 2008. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên uống với liều lượng sử dụng mỗi ngày là 1 viên/ lần. Thời gian dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh ít nhất một năm hoặc có thể lâu hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh ở mỗi người.
Trong quá trình sử dụng, Tenofovir disoproxil (Viread) có thể gây các tác dụng phụ sau:
- Ảnh hưởng nhẹ đến đường tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đầy hơi,…
- Tác động đến thần kinh ngoại vi
- Viêm tuy, tăng nồng độ Amylaz huyết thanh
- Phát ban da do dị ứng
- Giảm nồng độ phosphat huyết
- Đau đầu
- Mất ngủ
- Chóng mặt
- Trầm cảm
- Suy nhược cơ thể
- Đổ nhiều mồ hôi
Ngoài những tác dụng phụ này ra, thuốc Tenofovir disoproxil (Viread) cũng có thể gây những phản ứng phụ nghiêm trọng như:
- Tăng men gan, tăng đường huyết hoặc gây thiếu bạch cầu trung tính
- Suy thận cấp, suy thận
- Tăng nồng độ Triglycerid máu
- Gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm Acid Lactic
Khi gặp phải các biểu hiện này, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của bản thân. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bệnh viện làm kiểm tra đánh giá, đồng thời trao đổi với nhân viên y tế về loại thuốc điều trị mới phù hợp hơn.
+ Thuốc Entecavir (Baraclude)
Thuốc Baraclude được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, thuộc nhóm thuốc chống virus, kháng nấm và ký sinh trùng,… Thuốc được FDA phê duyệt vào năm 2005, thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi.
Liều dùng Entecavir (Baraclude) ở mỗi đối tượng bệnh thường khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh lý kèm theo,… Thời điểm uống thuốc là khi bụng đói, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn và trước khi ăn bữa kế tiếp ít nhất 2 tiếng.
Thuốc Entecavir (Baraclude) chỉ được sử dụng theo toa kê của bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như chứng gan to nhiễm mỡ hoặc nhiễm Acid Lactic. Nguy hiểm hơn, Entecavir (Baraclude) có thể gây phản ứng dẫn đến tử vong. Do đó, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
+ Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo)
Thuốc Telbivudine có tác dụng làm giảm giảm số lượng virus HBV trong cơ thể. Vì thế, chúng được FDA phê duyệt và đưa vào sử dụng làm thuốc điều trị viêm gan B vào năm 2006.
Thuốc Telbivudine thường dùng chữa viêm gan B ở người lớn với liều lượng 600mg mỗi ngày, ngày một lần. Đối với trẻ em, liều dùng vẫn chưa được xác định. Do đó, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở trẻ em, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh trường hợ tự ý sử dụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh và sức khỏe.
Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Telbivudine chữa viêm gan B:
- Đau đầu, mệt mỏi
- Đau họng kèm ho
- Choáng váng
- Đau nhức cơ bắp
- Nổi phát ban ở da
- Ngứa ở da
- Đau nhức ở lưng hoặc xương khớp
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa
Ngoài các triệu chứng này ra, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các biểu hiện sau:
- Phản ứng dị ứng như sưng phù ở mặt, cổ họng, môi hoặc lưỡi, nổi phát ban ở da
- Nhiễm Acid Lactic với các biểu hiện như suy nhược cơ thể, đau ở cẳng chân hoặc cánh tay, cơ bắp
- Các vấn đề về hô hấp như đau đầu nhẹ hoặc cảm giác choáng váng, nhịp tim nhanh, không đều hoặc cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
- Biểu hiện ở gan như đau ở vùng bụng phía trên, phân có màu đất sét hoặc vàng da,…
- Các triệu chứng khác như nước tiểu có màu sậm, cảm giác nóng rát ở cẳng chân hoặc cánh tay, sốt
+ Adefovir Dipivoxil (Hepsera)
Thuốc Adefovir Dipivoxil (Hepsera) được FDA phê duyệt điều trị bệnh viêm gan B vào năm 2002. Thuốc được coi là một trong những lựa chọn bậc hai giúp kiểm soát virus phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh bằng Adefovir Dipivoxil (Hepsera), bệnh nhân phải được theo dõi chức nặng thận thường xuyên.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Adefovir như:
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Đầy hơi
- Ngứa hoặc nổi phát ban trên da
- Hạ phosphat huyết
- Suy giảm chức năng thận hoặc suy thận
+ Lamivudine (Tên biệt dược Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptodin)
Thuốc Lamivudine là thuốc chống virus đường uống được FDA phế chuẩn sử dụng vào năm 1998. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HBV gây bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng chống suy giảm hệ miễn dịch ở người bệnh HIV. Ngoài ra, Lamivudine còn được chỉ định chữa trị các bệnh lý sau:
- Bệnh gan mất bù
- Xơ gan
- Tổn thương hệ miễn dịch hoặc ghép gan
Liều lượng sử dụng thuốc Lamivudine đề nghị mỗi ngày là 100mg/ 1 lần/ 1 ngày. Thời gian sử dụng thuốc ít nhất một năm hoặc có thể kéo dài.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Lamivudine chữa viêm gan B ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi như:
- Mệt mỏi
- Nhiễm trùng đường hô hấp với triệu chứng ho, đau họng
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Khó chịu ở bụng
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra như:
- Gan to
- Nhiễm Acid Lactic
- Viêm tụy
Thuốc điều hòa miễn dịch (Interferon) dùng đường tiêm
Thuốc điều hòa miễn dịch Interferon là protein được sản xuất từ tự nhiên nhằm chống lại virus gây bệnh, đồng thời điều hòa hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Dưới đây là một số loại thuốc Interferon được FDA phê duyệt điều trị bệnh viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em.
+ Pegylated Interferon (Pegasys)
Pegylated Interferon (Pegasys) được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm, được phê duyệt và đưa vào sử dụng vào năm 2005. Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus gây bệnh viêm gan B trong các tế bào bị nhiễm bệnh, đồng thời giúp tăng sinh tế bào và giúp điều hòa miễn dịch cơ thể. Do đó, Pegylated Interferon (Pegasys) thường được chỉ định điều trị các bệnh ở người lớn và trẻ em như:
- Viêm gan B có kháng nguyên HBeAG dương tính hoặc âm tính với bệnh viêm gan B mạn tính
- Xơ gan giai đoạn nhẹ
- Viêm gan, có sự nhân lên của virus
Pegylated Interferon (Pegasys) được tiêm mỗi tuần một lần. Thuốc thường được tiêm trong 6 tháng đến 1 năm. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ có triệu chứng giống như bệnh cúm hoặc trầm cảm.
+ Interferon Alpha (Intron A)
Interferon Alpha (Intron A) là một trong những loại thuốc chữa bệnh viêm gan B được sử dụng thường xuyên. Thuốc được đưa vào sử dụng vào năm 1991 với vai trò thuốc điều hòa miễn dịch, có những tác dụng chính như:
- Ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và tăng cường hoạt động của tế bào T
- Kích hoạt enzyme thủy phân ribonuclease của virus, đồng thời giúp làm giảm sự nhân lên của virus
Thuốc Interferon Alpha (Intron A) được tiêm nhiều lần trong một tuần với thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ giống bệnh cúm hoặc trầm cảm. Đôi khi, Interferon Alpha (Intron A) có thể gây tác dụng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh. Do đó, trước khi bắt đầu tiêm thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện một vài xét nghiệm định lượng về tế bào tủy xương, tiểu cầu hoặc huyết sắc tố ngoại biên,…
Các thuốc chữa viêm gan B mới nhất thường được kiểm chứng lâm sàng trước khi đưa vào sử dụng nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc dưới sự đề nghị của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!