TOP 10 thuốc sổ mũi hiệu quả nhanh nhiều người sử dụng
Chảy nước mũi luôn khiến người bệnh khó chịu, bực bội, khó thở, tắc mũi, bối rối khi ở chốn đông người. Chảy nước mũi có thể khởi phát do thời tiết thay đổi, chuyển mùa, dị ứng, viêm xoang, cúm, cảm lạnh… Khi gặp tình trạng này nên sử dụng thuốc sổ mũi nào an toàn, hiệu quả? Bài viết sẽ gợi ý 5 loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay cùng với một giải pháp khác nhằm giúp bạn đọc có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình chữa trị sổ mũi.
Chảy nước mũi xuất hiện do nhiều nguyên nhân, vì vậy để chữa khỏi triệu chứng này cần điều trị căn nguyên gây bệnh. Những loại thuốc thường được sử dụng có thể là thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi… Tùy từng tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Sau đây là một số thuốc chữa sổ mũi bạn đọc có thể tham khảo.
Thuốc sổ mũi Clorpheniramin cho trẻ em và người lớn
Clorpheniramin là thuốc sổ mũi dùng được cho nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn. Thuốc có thành phần hoạt chất là Clorpheniramin maleat 4mg, bào chế dạng viên nén có màu vàng.
Thuốc Clorpheniramin là thuốc kháng histamin, giúp ngăn cản các triệu chứng do giải phóng histamin quá mức gây ra. Thuốc điều trị sổ mũi cùng các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa ở đường hô hấp trên do dị ứng, ho, nổi mề đay…

Liều lượng khuyến cáo sử dụng thuốc sổ mũi màu vàng cho bệnh nhân sổ mũi là:
- Người lớn: Dùng 1 viên mỗi ngày, 3 – 4 lần/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Cho trẻ uống ½ viên / lần, 3 – 4 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ người bệnh có thể chịu đựng được như chóng mặt, buồn ngủ, ngủ sâu, khô miệng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc quá liều người bệnh có thể bị loạn tâm thần, động kinh, co giật, ngừng thở… Nguy cơ tử vong tăng cao khi dùng liều 25 – 50mg/kg thể trọng. Do vậy người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn từ bác sĩ khi uống thuốc.
Thuốc chữa sổ mũi màu hồng Theralene
Theralene cũng là thuốc thuộc nhóm kháng histamin. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và siro. Theralene có tác dụng kháng lại những tác động của histamin, điều trị viêm mũi, viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt tắc mũi, ho…

Thuốc điều trị tình trạng bệnh sổ mũi Theralene được sử dụng theo liều lượng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Liều dùng thuốc sổ mũi cho bé trên 2 tuổi tối đa 0.5 – 1mg/ngày hoặc 5 – 10ml thuốc siro. Nên cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Liều dùng cho người lớn tối đa là 5 – 10mg.
Người bệnh không nên dùng thuốc quá 3 lần mỗi ngày. Bởi vì dùng thuốc quá liều sẽ gây co giật, hôn mê sâu. Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ phía bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Thuốc đặc trị sổ mũi cho bé Cottuf
Cottuf là thuốc sổ mũi cho trẻ em giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi. Thuốc có chứa các hoạt chất như Chlorpheniramine maleate, Anhydrous caffeine, Dl-Methylephedrine hydrochloride, Dikali glycyrrhizinate. Những thành phần này giúp giảm tiết dịch mũi, chống sung huyết niêm mạc mũi. Thuốc không chứa kháng sinh, được bào chế dạng siro vị dâu dễ uống. Thuốc sử dụng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Liều dùng khuyến cáo của thuốc Cottuf cho trẻ bị sổ mũi là: Trẻ từ 3 tháng – 5 tháng dùng 3ml, trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng 4ml, trẻ em từ 1 – 2 tuổi dùng 6ml, trẻ từ 3 – 6 tuổi cho uống 8ml. Thuốc có thể được sử dụng tối đa 6 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Trước khi uống cần lắc đều chai thuốc.
Không nên cho trẻ uống Cottuf nếu bé cũng đang uống thuốc khác có chứa phenylpropanolamin. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc dị ứng với thành phần thuốc không nên sử dụng Cottuf.
Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Xylometazolin
Xylometazolin có tác dụng co mạch tại chỗ nhanh chóng chỉ sau khoảng 5 – 10 phút dùng thuốc. Nhờ vậy niêm mạc mũi giảm sưng phù, sung huyết, hiệu quả kéo dài khoảng 10 giờ. Thuốc được chỉ định nhỏ hoặc xịt mũi nhằm điều trị chảy nước mũi, nghẹt mũi, giảm sung huyết do viêm mũi cấp/mãn tính, cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng đường hô hấp trên…

Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo cách sau: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn, xịt dung dịch 0.1% hoặc nhỏ vào lỗ mũi 1 – 2 giọt vào lỗ mũi từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Trẻ em từ 3 – 12 tuổi, nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch 0.05% vào lỗ mũi.
Thời gian nhỏ giữa các lần cách nhau từ 8 – 10 giờ/lần. Thời gian sử dụng không quá 3 ngày.
Nếu sử dụng thuốc quá liều hoặc dùng thuốc kéo dài trong nhiều ngày, niêm mạc mũi sẽ bị kích ứng, toàn thân phản ứng. Quá liều thuốc đặc trị sổ mũi, trẻ em sẽ bị ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp, hạ nhiệt, ra mồ hôi, mạch nhanh, hôn mê… Do vậy người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc xịt mũi Beclomethasone
Beclomethasone là thuốc thuộc nhóm corticosteroid có tác dụng chống viêm hiệu quả. Thuốc xịt Beclomethasone sẽ giúp làm giảm viêm, chống phù nề, điều trị viêm mũi, viêm xoang hiệu quả. Nhờ vậy thuốc làm giảm tình trạng chảy nước mũi, thông tắc mũi, giải quyết ứ tắc xoang.

Thuốc được dùng cho nhiều đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Liều lượng được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở nên và người lớn tuổi là 50mg/lần cho từng hốc mũi, ngày 3 – 4 lần. Thời gian điều trị từ 2 – 3 tuần. Người bệnh nên ngưng thuốc nếu không đạt được hiệu quả.
Thuốc không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì độ an toàn chưa được chứng minh. Đồng thời nhiễm khuẩn ở niêm mạc mũi, người bệnh cũng không nên dùng thuốc xịt vào mũi xoang.
Thuốc Beclomethasone có thể gây ra tác dụng phụ như nhiễm nấm Candida ở miệng và họng, sốc phản vệ, ngứa da, mề đay, ban đỏ, co thắt phế quản… Dùng thuốc quá liều sẽ gây suy giảm chức năng tuyến thượng thận thận, teo tuyến thượng thận hoặc giảm chức năng tuyến thượng thận.
Thuốc xịt mũi hadocort
Thành phần chính của thuốc là kháng sinh nên giúp điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm tai mũi họng. Trong đó, thuốc có khả năng điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi, diêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi bội nhiễm…

Liều dùng được khuyến cáo như sau:
- Điều trị tấn công: 1 – 2 giọt dung dịch/lần, khoảng cách giữa 2 lần dùng là 2 giờ.
- Điều trị duy trì: 1 -2 giọt/ lần, khoảng cách giữa 2 lần dùng khoảng 4 – 6 giờ
Hadocort chống chỉ định với nhiều đối tượng: Trẻ em dưới 6 tuổi, người có tiền sử tăng nhãn áp, thủng màng nhĩ do chấn thương hoặc nhiễm khuẩn, viêm kết mạc, viêm giác mạc, nhiễm khuẩn ở mí mắt hoặc mắt làm xuất hiện vi khuẩn đề kháng với Neomycin, mắc bệnh tiểu đường, bướu cổ hoặc phụ nữ mang thai.
Một số tác dụng phụ có thể gặp nếu sử dụng thời gian dài: Mỏng hoặc củng giác mạc, nhiễm trùng mắt, giảm thị lực, khuyết thị trường…
Giá tham khảo: 15000đ/ chai
Thuốc xịt mũi Thái Dương
Lọ xịt mũi Thái Dương có những thành phần chủ đạo là Curcumin, Camphor và Menthol. Những thành phần này giúp phục hồi niêm mạc mũi bị tổn thương, tăng cường sức chống đỡ với yếu tố dị ứng, giúp niêm mạc mũi không phản ứng quá mẫn với các dị nguyên khi tiếp xúc.

Thuốc giúp điều trị sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi xuất phát từ viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Đồng thời thuốc giúp điều trị tình trạng hắt hơi liên tục, viêm tắc, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán khi tiếp xúc dị nguyên. Thuốc cũng điều trị viêm mũi, khô mũi, ngứa mũi, sổ mũi do cảm cúm.
Liều dùng và cách dùng:
Mở nắp thuốc, bơm bỏ 1 – 2 lần thuốc đầu tiên, sau đó cho vòi xịt vào mũi. Bấm nhanh mỗi bên mũi 1 – 2 lần xịt, 1 – 3 giờ /lần. Nếu bị viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc hắt hơi liên tục thì cần dùng liên tục 30 ngày để cải thiện niêm mạc. Có thể dùng 1 – 2 lần dự phòng khi chuẩn bị đến cơn hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, tắc mũi. Đối với viêm mũi dị ứng cấp, dùng 3 – 5 ngày cho đến khi hết triệu chứng.
Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, người mẫn cảm với thành phần thuốc.
Giá tham khảo: 50 000 VNĐ
Thuốc Coldacmin Flu
Thuốc Coldacmin Flu được bào chế dạng viên. Thành phần chính của thuốc là Clorpheniramin và Paracetamol. Thuốc được dùng để chữa sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt. Đồng thời thuốc cũng giúp giảm mệt mỏi, sốt và đau nhức do cảm cúm, cảm lạnh gây ra.

Liều dùng khuyến nghị: Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 1 viên/2 lần/ngày. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 viên/lần/ngày.
Coldacmin Flu chống chỉ định cho người suy gan, suy thận, người có u xơ tiền liệt tuyến, hẹp cổ bàng quang, Glocom góc hẹp, đang điều trị bằng thuốc IMAO hoặc đã dùng thuốc IMAO 2 tuần trước đó.
Khi sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu, rối loạn điều tiết…
Giá tham khảo: 46 000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc chữa sổ mũi Hadocolcen
Hadocolcen là thuốc chữa sổ mũi, nghẹt mũi, viêm màng nhày xuất tiết do cúm, viêm xoang, rối loạn hô hấp trên, cảm thông thường hoặc viêm mũi dị ứng. Hiệu quả này đạt được nhờ có thành phần Phenylphrine có công dụng co mạch ở niêm mạc hô hấp. Ngoài ra acteaminophen trong thuốc giúp người bệnh giảm mệt mỏi, sốt cao, giảm đau đầu.
Liều dùng khuyến nghị:
- Người lớn: 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc người bệnh cần cẩn trọng vì có thể gặp những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, khô họng, phát ban… Những bệnh nhân mắc các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, cường giáp, mạch vành, suy gan – thận, tiểu đường cũng cần thận trọng.
Giá tham khảo: 126000 – 135000 VNĐ/hộp 12 vỉ x10 viên.
Sinuflex D
Là thuốc dạng viên nén chứa các thành phần chính với công dụng như sau:
- Paracetamol: Giảm đau nhức, giảm sốt.
- Loratadine: Kháng histamin, điều trị chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan do viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng và dị ứng thời tiết.
- Phenylephrine có tác dụng co mạch và giảm sung huyết pử niêm mạc mũi, giảm nghẹt mũi và sổ mũi.
Liều dùng khuyến nghị: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc chống chỉ định với những đối tượng: Mẫn cảm với thành phần thuốc, trẻ em dưới 12 tuổi, người thiếu máu, cường giáp, suy gan, thận, bệnh tim mạch, Glocom góc đóng
Một số tác dụng phụ có thể gặp: Nhức đầu, khô mũi miệng, nhịp tim nhanh, chóng mặt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, chức năng gan bất thường…
Giá tham khảo 35000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 10 viên.
Lưu ý: Các loại thuốc sổ mũi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, gan, thận… Nhiều loại thuốc có khả năng tương tác với nhau, thúc đẩy tác dụng phụ khi kết hợp không đúng cách. Vì vậy người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc dùng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc thảo dược, thuốc chức năng hoặc vitamin.
Như vậy, có rất nhiều thuốc sổ mũi giúp chấm dứt nhanh triệu chứng sổ mũi. Muốn biết sổ mũi nên uống thuốc gì hiệu quả nhất, người bệnh nên gặp các bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự mua thuốc về điều trị để đảm bảo an toàn, không nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.
ArrayNgày Cập nhật 04/06/2024