Thuốc trị thận hư hiệu quả: Bật mí TOP 3+ loại thuốc tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]
Thuốc trị thận hư hiệu quả đang là một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu hiện nay. Đặc biệt trên thị trường có đa dạng, phong phú các loại thuốc khác nhau để người dùng lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn TOP 3+ các loại thuốc trị thận hư tốt nhất cùng một số lưu ý khi sử dụng.
Thuốc Tây trị thận hư có thực sự hiệu quả?
Sử dụng thuốc Tây hiện là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng và lựa chọn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người bệnh mà nên cân nhắc sử dụng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của thuốc Tây mà người đọc có thể tham khảo.
Ưu điểm của thuốc Tây trị thận hư
Không chỉ lương y Tuấn mà nhiều chuyên gia Thận – Tiết Niệu nhận định rằng điều trị chứng thận hư bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây được rất nhiều người áp dụng. Một số ưu điểm nổi trội của phương pháp này có thể được kể đến như:
- Đem lại hiệu quả nhanh chóng: Thuốc Tây có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh thận hư rất hiệu quả, cụ thể như: giảm phù nề ở bàn chân, mắt cá chân; hạn chế tình trạng lượng mỡ máu tăng cao; giảm viêm cầu thận, giảm lượng protein bị đào thải qua nước tiểu… Sử dụng thuốc Tây trong điều trị thận hư là một phương pháp giúp người bệnh có thể nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế kiểm định: Hiện nay các loại thuốc Tây bày bán trên thị trường đều đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước. Sau đó phải đăng ký và hoàn tất thủ tục thì mới được đưa đến tay người tiêu dùng. Các bài thuốc trị thận hư Tây y hiện nay đều đã được Bộ Y tế kiểm định, bởi vậy nó hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra và không có thành phần nào vượt ngưỡng cho phép. Có thể nói, đây là ưu điểm lớn nhất của phương pháp trị thận hư bằng thuốc Tây y. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng vì biết rõ được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả mà chúng đem lại .
- Tiện lợi và giá thành linh động: Một ưu điểm mà người tiêu dùng thích sử dụng các loại thuốc Tây y là bởi sự tiện dụng của nó. Thuốc ở dạng viên nén, người sử dụng có thể dùng trực tiếp mà không cần chế biến, có thể đem bên mình mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra các loại thuốc Tây điều trị thận hư còn rất đa dạng, dễ mua với nhiều giá thành khác nhau. Tùy từng tình trạng bệnh lý mà người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn và người bệnh có thể mua các loại thuốc này tại nhiều nhà thuốc đạt chuẩn trên toàn quốc. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể chọn các loại thuốc Tây chữa hội chứng thận hư phù hợp với kinh tế của mình vì giá thành thuốc Tây rất linh động.
Nhược điểm của các loại thuốc Tây trong chữa thận hư
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, các loại thuốc Tây trị thận hư còn tồn tại một số hạn chế mà người bệnh cần phải lưu ý khi sử dụng.
- Có thể tái phát: Tùy theo tình trạng bệnh lý thận hư mà thuốc Tây có thể có những tác động khác nhau tới bệnh nhân. Không phải tất cả người bệnh sử dụng phương pháp điều trị thận hư này đều khỏi hoàn toàn. Người mắc chứng bệnh này thường hay sử dụng thuốc Tây để làm giảm các triệu chứng. Bởi vậy, khi ngưng sử dụng thuốc một thời gian, các triệu chứng bệnh thận hư lại có thể tái lại vì cơ thể người mắc sinh ra kháng thuốc.
- Có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: Các tác dụng phụ ngắn hạn có thể kể đến khi sử dụng thuốc Tây trị thận hư như: thèm ăn, tăng cân, phù mặt, tăng huyết áp, dễ bị kích thích, mọc mụn trứng cá,…Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn về lâu dài như: còi cọc ở trẻ em, da mỏng, rạn da vùng đùi, cánh tay và vùng bụng, chậm lành vết thương hay các vấn đề về xương.
- Có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể: Việc lạm dụng sử dụng thuốc Tây y nhiều có thể tác động tới gan, dạ dày,… Do đó, người bệnh cần sử dụng tuân theo sự hướng dẫn cụ thể của y bác sĩ có chuyên môn.
Các nhược điểm nêu trên chỉ xảy ra trên số ít người mắc chứng thận hư, trong trường hợp họ bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc họ sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vậy mà sử dụng thuốc Tây hiện nay vẫn là phương pháp điều trị thận hư được người bệnh ưu tiên tin tưởng và lựa chọn hàng đầu.
Tổng hợp các loại thuốc trị thận hư hiệu quả
Dưới sự phát triển của nền y học, hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y được người bệnh tin dùng trong điều trị thận hư. Sử dụng các loại thuốc Tây có thể giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lý này và hạn chế tối đa được những biến chứng khôn lường mà thận hư gây ra. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị thận hư hiệu quả, được sử dụng rộng rãi.
Các thuốc được sử dụng Corticoid
Corticoid mang lại hiệu quả nhanh chóng với người bệnh có tổn thương cầu thận ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ và thể tổn thương cầu thận ở trung tâm. Loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thận hư và có hiệu quả nhất được xem là Prednisolon. Tuy nhiên đáp ứng với điều trị bằng prednisolon phụ thuộc vào thể tổn thương mô bệnh học thận của bệnh cầu thân gây ra hội chứng thận hư.
Cơ chế tác dụng: corticoid ức chế sự hóa ứng động bạch cầu, ngăn cản bạch cầu không cho tụ lại và gây viêm ở cầu thận. Không những vậy corticoid còn có khả năng làm giảm hoạt tính gây viêm vào thực bào của bạch cầu. Do đó các phản ứng miễn dịch sẽ không xảy ra và bệnh chứng này lui dần, đưa người bệnh trở về với trạng thái sinh hoạt bình thường.
Liều dùng: Prednisolon ( viên 5mg )
- Điều trị tấn công: người lớn 1-1,5mg/kg/24 giờ, trẻ em 2mg/kg/24 giờ. Người bệnh uống trung bình trong vòng 8 tuần, có thể kéo dài đến 12-16 tuần ( với thể viêm cầu thận màng tăng sinh ). Người bệnh nên uống một lần vào 8 giờ sáng sau khi đã ăn.
- Điều trị duy trì: Khi hết thời gian điều trị tấn công nêu trên, người bệnh giảm liều dần mỗi tuần 10mg. Khi giảm xuống còn nửa liều tấn công (0,5mg/kg/24 giờ) thì duy trì liều này trong thời gian 4-6 tháng. Hết thời gian duy trì, giảm liều dần mỗi tuần 5mg xuống còn 10mg/24 giờ ( 2 viên/ngày ) thì cho uống cách ngày 10mg thêm 2-4 tháng nữa rồi ngừng.
Đối với các trường hợp thuốc đáp ứng không hoàn toàn với cơ thể người bệnh, không đáp ứng hoặc phụ thuộc corticoid, người ta phối hợp corticoid với thuốc độc tế bào ( cyclophosphamid, azathioprin ) thì có thể đem lại một đáp ứng tốt, hiệu quả. Hoặc chuyển sử dụng các thuốc khác như methylprednisolon, cyclosporin, celleep.
Tác dụng phụ: Vì dùng liều cao và kéo dài trong nhiều tháng nên người bệnh không thể tránh khỏi những tác dụng phụ của loại thuốc này. Với hệ tiêu hóa, gây viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng. Với hệ cơ xương có thể gây ra hiện tượng đau cơ, teo cơ do tác dụng dị hóa protein của corticoid, làm chậm liền xương ở bệnh nhân gãy xương. Với hệ nội tiết thì trẻ em có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Lưu ý khi sử dụng: Để sử dụng corticoid một cách an toàn, có hiệu quả, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn nhạt, ăn các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau cải, trái cây,.., hạn chế ăn các thực phẩm chua cay tránh gây hại cho dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước râu ngô thay cho nước lọc uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch
Lương y Tuấn cho biết khi sử dụng corticoid không đem lại hiệu quả cho người bệnh, người bệnh gặp phải quá nhiều tác dụng phụ hoặc người bệnh kháng với corticoid thì họ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: cyclophosphamide, cyclosporine, mycophenolate, rituximab…
Cơ chế tác dụng: Khi màng lọc cầu thận bị tổn thương nặng, dùng corticoid đơn thuần không có tác dụng, người bệnh cần được dùng thuốc có 3 hợp chất gồm corticoid, chlorambucil và cyclophosphamide thì mới đạt hiệu quả. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định dùng rituximab. Đây là một loại kháng thể có thể chống lại kháng nguyên CD20 trong tế bào lympho B và có khả năng ức chế miễn dịch rất tốt, chuyên sản xuất kháng thể.
Liều dùng:
- Cyclophosphamide thường được dùng để điều trị những bệnh nhân bị hội chứng thận hư tái phát sau điều trị corticoid. Đây là những người đáp ứng tốt đối với điều trị corticoid nhưng vì lý do tác dụng phụ quá nặng nề của corticoid mà không thể tiếp tục duy trì. Đối với người lớn, người bệnh dùng 1-5mg/kg/ngày ( liều ban đầu và liều duy trì). Đối với trẻ em, cho trẻ uống 2mg/kg mỗi ngày trong 8-12 tuần ( liều tối đa 168mg/kg). Đối với các bé trai, nếu điều trị trong vòng hơn 90 ngày thì có thể tăng khả năng xảy ra vô sinh.
- Cyclosporine được các bác sĩ chỉ định khi liệu pháp dùng cyclophosphamide không đạt hiệu quả hoặc người bệnh bị tái phát bệnh sau khi đã dùng cyclophosphamide. Các bệnh nhân nam giới bị hội chứng thận hư mà có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng cũng được ưu tiên sử dụng loại thuốc này. Liều khuyến cáo uống chia làm 2 lần trong ngày: 5 mg/kg/ngày đối với người lớn và 6mg/kg/ngày đối với trẻ em khi chức năng thận bình thường, ngoài trừ có protein niệu. Liều duy trì sẽ được sử dụng giảm dần cho đến liều thấp nhất có hiệu quả. Nếu sau 3 tháng điều trị không có tác dụng, người bệnh sẽ phải ngừng sử dụng loại thuốc này.
- Rituximab là một thuốc hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị hội chứng thận hư nhưng kháng lại với prednisolone. Rituximab là một loại kháng thể có khả năng chống lại kháng nguyên CD20 của tế bào lympho B. Do đó nó có thể ức chế miễn dịch mạnh vì tế bào này là tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể cho cơ thể. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra liều dùng khác nhau
Tác dụng phụ: Mọc lông hóa, rụng tóc, phì đại lợi đến mức quá độ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị thiếu máu do suy tủy xương, nhiễm ký sinh trùng hoặc có thể vô sinh…
Lưu ý khi sử dụng: Khi sử dụng những loại thuốc chữa thận hư này, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn thực phẩm giàu chất lợi tiểu để nhanh chóng thải thuốc ra ngoài. Người bệnh không nên sử dụng đồng thời cả thuốc Tây y và Đông y vì chúng sẽ có những tương tác nhất định và làm giảm hiệu quả trong việc điều trị thận hư. Trong thời gian dùng thuốc rất dễ bị nhiễm trùng, người bệnh cần tránh những tổn thương cơ học để tránh nhiễm trùng da vì sau khi dùng thuốc khả năng lành bệnh và chống nhiễm trùng của cơ thể là rất kém.
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu thường đem đến tác dụng tương đối nhanh. Có hai thuốc lợi tiểu được các bác sĩ khuyên dùng đó là furosemide (điển hình là lasix) và spironolactone (điển hình là aldactone).
Cơ chế tác dụng: spironolactone và furosemide có công dụng lợi tiểu và kháng aldosteron do cơ thể tiết ra. Trong điều trị chứng thận hư, người bệnh sẽ thường được ưu tiên dùng spironolactone hơn vì trong hội chứng này có cường tiết ra aldosteron thứ phát, cho nên việc dùng thuốc kháng aldosteron lợi cả đôi đường.
Liều dùng: Sử dụng thuốc lợi tiểu để duy trì lượng nước tiểu 1,5 – 2 lít/24giờ. Nếu phù nhiều nên sử dụng furosemid tiêm tĩnh mạch, ống 20mg có thể dùng 2 – 4 – 6 – 8 ống/ngày tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ: Nếu người bệnh dùng thuốc lợi tiểu quá gần nhau có thể gặp phải tình trạng mất nước quá nhiều dẫn đến rối loạn cân bằng nước và điện giải, dị ứng, chuột rút,…
Lưu ý khi sử dụng: Không dùng liền 2 liều trong vòng từ 6-8 tiếng. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, người bệnh bắt buộc phải thực hiện chế độ ăn nhạt. Người bệnh cũng không nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi tối, tránh trường hợp làm mất ngủ. Trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, người bệnh cần giảm liều lượng xuống vì có thể đang thải ra một lượng nước tiểu quá nhiều.
Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II
Để điều trị thận hư, bác sĩ thường khuyên người bệnh dùng các loại thuốc như: lisinopril, captopril, valsartan, losartan. Chúng có tác dụng không phải chỉ để hạ huyết áp, mà còn giảm mất protein qua nước tiểu, nhất là với lisinopril tác dụng rất rõ ràng.
Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II (ARB) giúp giảm huyết áp bằng cách ức chế một loại hoocmon (angiotensin II) sản sinh từ trong thận. Angiotensin II gây huyết áp tăng bằng cách co động mạch và gây ra sự tiết một loại hoocmon khác có thể lưu muối, dẫn đến huyết áp tăng hơn nữa. Do đó, khi ARB ức chế angiotensin II sẽ làm giãn các mạch máu. Những thuốc này có tác dụng ngăn ngừa hormone angiotensin II gắn vào các thụ thể trong các mạch máu. Mạch máu được thư giãn cũng là lúc huyết áp sẽ giảm xuống. Từ đó tim sẽ bơm máu đến các cơ quan đích một cách dễ dàng hơn.
Liều dùng: Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải uống sau khi ăn. Tuy nhiên, người mắc chứng thận hư vẫn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng hàng ngày, khoảng cách giữa các liều và thời gian cần uống theo toa.
Tác dụng phụ: Sử dụng bài thuốc trị thận hư này, người bệnh dễ gặp phải tình trạng ho, đặc biệt là với người cao tuổi. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dị ứng thuốc, khó thở, đau ngực,…
Lưu ý khi sử dụng: Khi gặp phải tình trạng ho nặng nề thì người bệnh phải ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển và thay bằng thuốc kháng thụ cảm thể angiotensin II. Trong thời gian điều trị bằng loại thuốc này, người bệnh cũng cần hạn chế hoạt động mạnh như, chạy, nhảy, thể dục thể thao hay khuân vác đồ nặng. Người sử dụng thuốc cần kiểm tra protein niệu thường xuyên 3 ngày 1 lần để có thể giảm liều ngay khi có thể.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị thận hư
Hiện nay, dưới sự phát triển của Y học mà các loại thuốc Tây điều trị thận hư ngày càng đa dạng, phong phú và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Người mắc chứng bệnh thận hư cũng ưu tiên sử dụng phương pháp này trong quá trình điều trị của mình bởi sự tiện dụng và hiệu quả cao của nó. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- Người bệnh cần thăm khám chi tiết, kỹ càng và sử dụng thuốc theo đúng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý bỏ liều, quên liều và đặc biệt là thêm liều khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ. Điều này không chỉ làm giảm đi tác dụng của thuốc mà còn khiến cho người bệnh gặp phải những biến chứng không mong muốn. Nếu gặp dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, cần phải liên hệ ngay bác sĩ để hỏi rõ về tình trạng của mình.
- Người mắc chứng thận hư cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tránh ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích. Nên kiêng những đồ ăn không tốt cho căn bệnh của mình theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần có một chế độ sinh hoạt khoa học như uống đủ nước, ngủ đủ giấc, hạn chế lo âu, căng thẳng,…
- Người bệnh cần đi tái khám thường xuyên để biết được tình trạng bệnh lý của mình cũng như để bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc, mức độ đáp ứng của cơ thể người bệnh. Dựa theo tình hình chuyển biến của bệnh, có thể xấu hoặc tốt mà bác sĩ sẽ tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng các loại thuốc đã kê hoặc thay đổi phương pháp điều trị chứng bệnh này phù hợp với bệnh nhân.
Trên đây là danh sách một số loại thuốc Tây chữa hội chứng thận hư. Thông thường thuốc Tây cho tác dụng nhanh chóng nhưng hiệu quả không lâu dài. Điều đó có nghĩa là, sau một thời gian ngắn dừng uống thuốc, người bệnh vẫn có khả năng tái bệnh nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!