Tiêm Phòng Viêm Gan B Có Tác Dụng Trong Bao Lâu?
Sử dụng vắc xin đúng chỉ định được đánh giá là biện pháp phòng vệ hàng đầu để phòng ngừa sự lây nhiễm của virus viêm gan B. Chính vì thế việc sớm tiêm phòng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong bao lâu? Thông tin trong bài dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Những ai nên tiêm phòng viêm gan B
Các chuyên gia thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, những đối tượng dưới đây nên được tiêm phòng virus viêm gan B:
- Tất cả trẻ nhỏ
- Những người có độ tuổi dưới 19 chưa từng tiêm phòng cũng như sử dụng vắc xin phòng virus viêm gan B trước đó.
- Những đối tượng được xác định là có nguy cơ bị phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan B thông qua đường tình dục:
- Bạn tình của người đó dương tính với xét nghiệm HBsAg
- Nam giới có quan hệ đồng tính
- Những người đang trong quá trình thăm khám và điều trị những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục (sexually transmitted infection – STI)
- Những người đang trong độ tuổi tham gia vào hoạt động tình dục mà không chỉ chung thủy, quan hệ lâu dài đối với một đối tượng. Cụ thể như người có sự thân mật, quan hệ tình dục với nhiều hơn một người trong khoảng thời gian 6 tháng gần nhất.
- Những đối tượng được xác định là có nguy cơ phơi nhiễm với máu thông qua con đường xuyên da hoặc qua niêm mạc:
- Những người đang chăm sóc hoặc đang chung sống với người có kết quả dương tính với xét nghiệm HBsAg.
- Những người gần đây hoặc đang tiêm chích ma túy.
- Những người sinh sống và cán bộ nhân viên tại các bệnh viện, cơ sở y tế dành cho người khuyến tật phát triển.
- Những người sẽ phải hoặc đang thẩm phân phúc mạc, thẩm phân máu.
- Các cán bộ nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực an ninh và chăm sóc sức khỏe công cộng. Bởi đây đều là các đối tượng có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với dịch cơ thể và máu.
- Những người ở độ tuổi từ 19 – 59 tuổi mắc bệnh đái tháo đường và người có độ tuổi từ 60 mắc bệnh đái tháo đường và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định tiêm phòng.
- Các trường hợp khác:
- Những người có nghi ngờ hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan C.
- Những người thường xuyên đi du lịch quốc tế tới các khu vực hoặc đất nước có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B dao động ở mức từ trung bình đến cao.
- Những người đang trong quá trình điều trị bệnh gan mạn tính. Cụ thể như bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh xơ gan, viêm gan tự miễn, bệnh gan do rượu, nồng độ aspartate aminotransferase (AST) hoặc nồng độ alanine aminotransferase (ALT) cao hơn hai lần đối với mức giới hạn trên của bình thường…
- Những người bị phạt tù.
- Những người bị nhiễm HIV.
- Tất cả các đối tượng có mong muốn phòng tránh tình trạng lây nhiễm virus viêm gan B.
Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong bao lâu?
Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh vấn đề “Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong bao lâu?”. Kết quả cho thấy trí nhớ miễn dịch của vắc xin phòng viêm gan B được duy trì trọn vẹn trong tối thiểu 30 năm. Vắc xin mang lại kết quả bảo vệ tốt trước sự xâm nhập, lây nhiễm của virus gây bệnh viêm gan B.
Nồng độ anti – HBs ban đầu được đo và xác định ở mức đạt yêu cầu. Tuy nhiên một thời gian sau nồng độ này có thể tụt xuống dưới ngưỡng có thể phát hiện hoặc trở nên thấp hơn. Trong thời gian này, nếu bạn bị phơi nhiễm với virus hình thành bệnh viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ khởi động và hoạt động trở lại. Đồng thời kích hoạt lại trí nhớ của hệ miễn dịch trước đây. Cuối cùng sản sinh ra anti – HBs giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy hiểm.
Một số nghiên cứu khác xoay quanh vấn đề có cần tiêm thêm liều tăng cường đối với vắc xin phòng ngừa virus HBV không, trong trường hợp cần tiêm liều tăng cường thì phải sử dụng trong thời điểm nào… vẫn đang được duy trì thực hiện để tìm ra câu trả lời.
Giải thích về ý nghĩa của anti – HBs
Anti – HBs (hepatitis B surface antibody) được xác định là những kháng thể do hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động và tạo ra. Những kháng thể này được tạo ra với mục đích chống lại các kháng nguyên bề mặt (ten khoa học hepatitis B surface antigen – HBsAg) của virus gây bệnh viêm gan B.
Anti – HBs (hepatitis B surface antibody) được sinh ra từ hệ miễn dịch của cơ thể khi nhiễm virus viêm gan B sinh ra sau khi sử dụng vắc xin hoặc virus viêm gan B tự nhiên. Việc cơ thể xuất hiện Anti – HBs đồng nghĩa với việc cơ thể đã hoàn toàn tiêu diệt cũng như loại trừ được virus viêm gan B. Điều này cũng có nghĩa cơ thể đã hoàn toàn được bảo vệ trước sự tác động của virus viêm gan B.
Để đảm bảo việc tiêm phòng virus viêm gan B mang lại kết quả phòng ngừa lâu dài nhất và hiệu quả nhất thì cần phải sử dụng vắc xin phòng virus viêm gan B đúng với khuyến cáo, tiêm đúng với lịch hẹn và tiêm đủ liều.
Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại vắc xin phòng virus viêm gan B khác nhau do chúng được tạo ra từ những nhà sản xuất khác nhau. Chính vì thế, số liều sử dụng và lịch sử dụng vắc xin sẽ dựa trên khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thông tin cơ bản về lịch sử dụng của những loại vắc xin phòng virus viêm gan B phổ biến như Recombivax HB, Twinrix, Engerix-B gồm 3 liều tiêm bắp. Trong đó liều thứ hai cách liều đầu tiên 1 tháng kể từ ngày tiêm, liều thứ ba cách liều đầu tiên 6 tháng kể từ ngày tiêm.
Recombivax HB và Engerix-B cũng có thể được bác sĩ chuyên khoa sử dụng với những lịch tiêm thay thế khác. Cụ thể như liều thứ hai cách liều đầu tiên 2 tháng kể từ ngày tiêm, liều thứ ba cách liều đầu tiên 4 tháng kể từ ngày tiêm. Hoặc liều thứ hai cách liều đầu tiên 1 tháng kể từ ngày tiêm, liều thứ ba cách liều đầu tiên 4 tháng kể từ ngày tiêm.
Tăng thời gian giãn cách giữa liều tiêm đầu tiên đến liều tiêm thứ hai có ít tác dụng lên việc sản sinh nồng độ kháng thể cuối cùng và miễn dịch. Việc sử dụng liều tiêm thứ ba giúp quá trình tiêm phòng đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời duy trì và củng cố hiệu lực của đáp ứng nồng độ kháng thể cuối cùng và miễn dịch đã đạt được.
Heplisav-B
Heplisav-B là một loại vắc xin phòng virus viêm gan B mới. Loại vắc xin này được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration – FDA) Hoa Kỳ xem xét và phê chuẩn sử dụng cho đối tượng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, được phê chuẩn từ tháng 11/2017.
Heplisav-B là một loại vắc xin đặc biệt. Loại vắc xin này chỉ cần sử dụng hai liều tiêm bắp. Khoảng cách giữa hai lần tiêm là 1 tháng.
Recombivax HB
Recombivax HB là một loại vắc xin phòng virus viêm gan B được chuyên gia chỉ định theo phác đồ hai liều tiêm. Đối với những trẻ có độ tuổi từ 11- 15 tuổi, koảng cách giữa hai lần tiêm từ 4 – 6 tháng khi sử dụng loại 1.0mL.
Twinrix có thể được xem xét và dùng theo lịch tăng tốc với 4 liều tiêm. Liều thứ hai cách liều đầu tiên 7 ngày kể từ ngày tiêm, liều thứ ba cách liều đầu tiên từ 21 – 30 ngày kể từ ngày tiêm và liều thứ tư cách liều đầu tiên từ 12 tháng kể từ ngày tiêm.
Áp dụng phương pháp xét nghiệm huyết thanh học có liên quan đến hệ miễn dịch thường không được chỉ định hoặc không cần thiết sau khi sử dụng vắc xin phòng virus viêm gan B theo lịch khuyến cáo ở trẻ em, trẻ nhỏ và người trường thành.
Tuy nhiên, việc tiến hành xét nghiệm anti – HBs sau khi tiêm phòng virus viêm gan B ở những nhóm đối tượng được liệt kê dưới đây là điều vô cùng cần thiết:
- Những trẻ em có mẹ là người dương tính với xét nghiệm HBsAg hoặc những trẻ nhỏ không được kiểm tra, xác định tình trạng HBsAg của mẹ. Việc thực hiện xét nghiệm huyết thanh sau khi tiêm phòng virus viêm gan nên kiểm tra cả HBsAg và anti – HBs.
- Các nhân viên, cám bộ, chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực an ninh và chăm sóc sức khỏe công cộng. Bởi đây đều là các đối tượng có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với dịch cơ thể và máu.
- Những người bị nhiễm HIV, bệnh nhân phải thẩm phân máu và các đối tượng bị suy giảm miễn dịch do sự tác động của bất kỳ lý do gì. Điều này sẽ giúp xác định xem họ có cần phải xem xét đến việc tái sử dụng vắc xin phòng virus viêm gan B hay không. Đồng thời giúp xác định người được tiêm cần áp dụng tiếp các xét nghiệm theo dõi nào.
- Bạn tình của người dương tính với xét nghiệm HBsAg. Điều này sẽ giúp xác định xem sau khi dùng vắc xin phòng virus viêm gan B, người được tiêm đã được miễn dịch hay chưa, có cần lặp lại liều tiêm hay duy trì các cách, các phương pháp bảo vệ cơ thể khác hay không.
Các xét nghiệm nên được áp dụng sau khi sử dụng liều vắc xin phòng virus viêm gan B cuối cùng từ 1 – 2 tháng. Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm mà bạn thực hiện cần phải xác định được ý nghĩa bảo vệ cơ thể của nồng độ anti – HBs (từ 10 mIU/mL trở lên).
Bài viết là thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề “Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong bao lâu?”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích và giúp bạn hiểu thêm về vắc xin phòng virus viêm gan B. Từ đó áp dụng biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!