Tiêm vắc xin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể?
Chích ngừa viêm gan B hiện đang là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng tránh sự tấn công của hepatitis B virus. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết tiêm vắc xin viêm gan B sau bao lâu thì sẽ có kháng thể? Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này với những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây.
Công dụng và cơ chế của vắc xin ngừa viêm gan B
Hiện nay dù vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh viêm gan B nhưng đã có vắc xin đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh lý này. Tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng ngừa sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh khoảng 90 – 95%. Chích ngừa hepatitis B virus chính là biện pháp hiệu quả có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.
Vaccine ngừa viêm gan B thực chất chính là các phân tử protein có bên trong bề mặt của chủng virus ái tính với hepatitis B virus. Sau khi đi vào cơ thể, phân tử này sẽ chuyển đổi thành kháng nguyên (HbsAg). Sau đó thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tương ứng để đối kháng với hepatitis B virus. Kháng thể này được gọi là anti-HBs. Ngoài khả năng ngăn ngừa viêm gan B thì việc tiêm phòng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan D – bệnh chỉ phát sinh ở những người bị nhiễm HBV.
Tiêm vắc xin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể?
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm gan B nhưng nhiều người vẫn chưa biết sau khi tiêm bao lâu thì sẽ có kháng thể. Thông thường, với bất cứ loại vắc xin nào, sau khi tiêm khoảng 15 ngày thì sẽ có kháng thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đối với vắc xin viêm gan B, sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 21 ngày thì cơ thể mới bắt đầu tạo ra kháng thể.
Mặc dù vậy, tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mà thời gian hình thành kháng thể của cơ thể sẽ khác nhau. Và có tới khoảng 5% trường hợp dù khỏe mạnh nhưng vẫn không thể tạo ra kháng thể sau khi tiêm vắc xin.
Sau khoảng 21 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc xin viêm gan B đầu tiên thì sẽ có kháng thể nhưng định lượng kháng thể lúc này là chưa đủ để có thể phòng bệnh hiệu quả. Cơ thể chỉ chống lại virus HBV khi nồng độ kháng thể anti-HBs đạt từ 10 IU/L trở lên. Tuy nhiên, mức độ được cho là an toàn và phòng được lây nhiễm phải đạt trên 100 IU/L. Và định lượng kháng thể bền vững với hepatitis B virus khi đạt 1.000 IU/L.
Để có đủ kháng thể cần thiết thì bạn cần phải chích đủ 3 – 4 mũi vắc xin ngừa viêm gan B. Số lượng kháng thể tồn tại trong nhiều năm (khoảng từ 10 – 20 năm) nhưng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần. Chính vì vậy, sau khoảng 5 năm cần kiểm tra và chích thêm mũi bổ sung khi cần thiết. Điều này sẽ giúp duy trì số lượng kháng thể ở mức cần thiết, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Một số vấn đề cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin viêm gan B
Trước khi tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh viêm gan B, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Ngoại trừ trường hợp trẻ sơ sinh thì tất cả các đối tượng khác đều phải thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin ngừa viêm gan B.
- Với những trường hợp chỉ bị nhiễm trùng nhẹ thì vẫn có khả năng đáp ứng với việc tiêm vắc xin viêm gan B.
- Mức độ đáp ứng miễn dịch của vắc xin viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nam dưới trên 40 tuổi, người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, nhiễm HIV/AIDS hay tiêm không đúng cách thì khả năng đáp ứng sẽ rất kém.
- Viêm gan B là bệnh lý có thời gian ủ bệnh tương đối dài. Chính vì thế một số người có thể bị nhiễm hepatitis B virus cả trước khi tiêm phòng. Lúc này thì vắc xin sẽ không còn khả năng đáp ứng và không thể ngăn ngừa bệnh.
- Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B cần tái khám và làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ kháng thể. Trường hợp khả năng đáp ứng kém thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm liều bổ sung.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ sẽ không được khuyến khích tiêm vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên trong trường hợp thai phụ có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì bác sĩ vẫn có thể xem xét và chỉ định tiêm phòng.
- Việc tiêm phòng viêm gan B có thể sẽ làm giảm cả nguy cơ mắc bệnh viêm gan D nhưng sẽ không có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan do siêu vi khác như viêm gan A, C hay E.
Như vậy, vấn đề “tiêm vắc xin viêm gan B sau bao lâu thì sẽ có kháng thể?” đã được làm rõ trong bài viết. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà số lượng được sản sinh ra sẽ có sự khác biệt. Tốt nhất nên kiểm tra sau tiêm phòng để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định tiêm mũi bổ sung trong trường hợp cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!