Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Tai Ngoài Có Nguy Hiểm Không?
Không một phụ huynh nào mong muốn con trẻ của mình bị viêm tai ngoài. Do sức khỏe của trẻ sơ sinh còn rất yếu, chưa hoàn thiện hoàn toàn nên bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng đến não bộ hay phát sinh thêm những bệnh lý khác. Vậy trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài là do đâu? Cha mẹ nên làm gì để khắc phục bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc một vài thông tin hữu ích.
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm tai ngoài (hay còn được gọi là viêm ống tai ngoài, viêm khoang tai ngoài) là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai. Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này là do sự xâm nhập “bất hợp pháp” của vi khuẩn hoặc một số trường hợp hiếm gặp có thể do nấm. Viêm tai ngoài là một trong số các bệnh tai mũi họng thường gặp ở mọi đối tượng, nhiều nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do trẻ có ống tai nhỏ hơn và sức đề kháng yếu hơn nên dễ mắc bệnh.
So với bệnh viêm tai giữa hay viêm tai trong, bệnh viêm tai ngoài tuy thường gặp nhưng ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể khiến cho trẻ sơ sinh chịu không ít sự khó chịu từ cơn ngứa, đau rát và chảy mủ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm tai ngoài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.
Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài là do đâu?
Nguyên nhân điển hình gây ra bệnh viêm tai ngoài ở mọi đối tượng nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng là do vi khuẩn, vi trùng và nấm. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng khiến nhiều phụ huynh bất ngờ là do chính thói quen chăm sóc sức khỏe của con trẻ không đúng cách. Việc vệ sinh tai không được chú trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào trong ống tai của trẻ, từ đó tạo nên ổ viêm.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác cũng có khả năng sinh ra bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh, như:
- Do trẻ bị chấn thương tai ngoài do té ngã hoặc va đập mạnh: Vết thương ở tai nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây viêm nhiễm;
- Do tắm gội không đúng cách: Sau khi tắm rửa cho bé, cha mẹ thường bỏ qua bước vệ sinh trong lai để loại bỏ phần nước ứ đọng. Điều này sẽ sinh ra tình trạng viêm nhiễm nếu để lâu ngày;
- Do nguồn nước tắm rửa cho trẻ bị ô nhiễm: Nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn hay mầm mống gây bệnh khi mẹ sử dụng để tắm rửa cho trẻ cũng có thể sinh bệnh viêm tai ngoài;
- Do vệ sinh tai cho trẻ không đúng cách, dụng vụ vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ: Dụng cụ vệ sinh tai không được khử trùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công, gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển viêm nhiễm. Không những vậy, vệ sinh ống tai không đúng cách cũng tác động không hề nhỏ đến quá trình hồi phục tổn thương;
- Do trẻ mắc các bệnh lý về da: Một số bệnh ngoài da như vảy nến, nấm da, viêm da,… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ống tai ngoài của trẻ;
- Do hệ miễn dịch kém: Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát hiện hoàn thiện, có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu ớt nên rất dễ bị vi khuẩn hay vi nấm tấn công và sinh bệnh.
Việc nhận biết những nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trở nặng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Do bị ngứa tai nên trẻ thường xuyên đưa tay vò tai và giật tai mạnh;
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, thậm chí khóc thét khi có người chạm vào tai của trẻ;
- Thân nhiệt tăng cao, đôi khi cao trên 38 độ C;
- Trẻ khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ bị đánh thức dù chỉ tác động nhỏ;
- Trẻ phản xạ kém hoặc không có phản xạ với âm thanh từ môi trường hay xung quanh trẻ;
- Xung quanh vành tai xuất hiện các mụn nước li ti;
- Tai sưng đỏ, da bong tróc.
Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
Về cơ bản, sức khỏe của trẻ sơ sinh còn non yếu nên mọi căn bệnh đều có sự tác động ít nhiều đến sức khỏe của con trẻ, bệnh viêm tai ngoài cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Bệnh viêm tai ngoài có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh sau:
- Bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính: Với bản chất là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh chóng, nếu không điều trị nhanh chóng và triệt để rất dễ khiến bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, nghiêm trọng hơn là sức khỏe của con nhỏ bị đe dọa;
- Gây suy giảm thính lực, ù tai, thậm chí điếc tai: Viêm tai ngoài lâu ngày không được điều trị có thể sinh mủ, gây bít tắc ống tai, kèm theo đó là tình trạng ù tai, cảm nhận âm thanh xung quanh kém. Không những vậy, điều trị không kịp thời, trẻ sơ sinh rất dễ đứng trước nguy cơ bị điếc tai;
- Ảnh hưởng đến chức năng não bộ: Vi khuẩn từ tai dễ dàng di chuyển đến mũi và họng, thậm chí lan cả đến não bộ. Lúc này kéo thể kéo theo một số biến chứng nguy hiểm khác như: viêm xương thái dương, viêm tủy xương hộp sọ, gây liệt thần kinh, trẻ chậm phát triển,… Một số trường hợp nặng, vi khuẩn có thể di chuyển nhanh chóng theo hướng ốc thái dương dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm màng não và có nguy cơ đối diện với tử vong.
Bên cạnh đó, viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh còn có khả năng khởi phát thêm một số bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu,… Bệnh tình không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu mà còn tác động không hề nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển.
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh – Khi nào nên gặp bác sĩ?
Do cơ địa của trẻ sơ sinh còn khá non yếu, chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ cao đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Là người cha người mẹ, không một ai mong muốn đưa con bé bỏng của mình gặp phải các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Chình vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các đơn vị y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.
Chủ động liên lạc với bác sĩ tai mũi họng nếu bệnh viêm tai ngoài của trẻ kéo dài hơn 3 – 5 ngày nhưng không có dấu hiệu tự khỏi. Nếu trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý về tai hoặc trong tai có chứa nhiều dịch, mẹ có thể đưa khám ngay để không làm ảnh hưởng đến chức năng nghe.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh viêm tai ngoài có thể lan rộng vào bên trong ống tai sinh bệnh viêm tai giữa. Nếu nhận thấy tình trạng sưng viêm trong ống tai, cha mẹ cũng không nên lơ là khi trẻ mắc phải, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Các biện pháp điều trị viêm tai ngoài trẻ sơ sinh
Bệnh viêm tai ngoài của trẻ sơ sinh hoàn toàn có chữa khỏi thông qua việc điều trị bằng thuốc kết hợp với việc vệ sinh tai định kỳ. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kê cho trẻ dùng thuốc nhỏ tai để khắc phục triệu chứng của bệnh. Khi sử dụng thuốc nhỏ tai, cha mẹ nên để yên dung dịch trong tai trẻ khoảng thời gian ngắn rồi dùng bông tăm sạch để lau phần thuốc còn sót lại ở bên ngoài, đồng thời, đảm bảo ống tai của trẻ luôn được khô thoáng.
Để tránh gặp phải một số triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe, cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và nhỏ thuốc cho trẻ khi chưa biết chính xác thành phần, công dụng của sản phẩm. Trong trường hợp nếu trẻ có dấu hiệu bị sưng mặt, đỏ khắp người, sốt cao, bạn cần ngưng lập tức việc dùng thuốc và tìm gặp chuyên gia để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cũng tìm đến cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tỏi. Đây là một trong những mẹo vặt được đánh giá tương đối lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Trong tinh dầu tỏi có chứa lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng làm giảm sưng viêm, chữa lành các tổn thương. Do đó, cha mẹ có thể tin dùng để khắc phục tình trạng viêm ống tai ngoài cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, mẹo vặt sử dụng tinh dầu tỏi để chữa viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh chỉ phù hợp cho các trường hợp nhẹ, chưa bị viêm nhiễm nặng hay phát sinh các biến chứng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên sử dụng tinh dầu tỏi tại viêm tai ngoài cho trẻ khi có sự đồng ý.
Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài cha mẹ cần ghi nhớ những gì?
Ngoài việc điều trị bệnh viêm tai ngoài cho trẻ, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề để phòng tránh bệnh chuyển nặng. Không những vậy, vốn dĩ sức đề kháng của con trẻ còn khá yếu, với tác nhân gây hại từ bên ngoài rất dễ khiến trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy, nếu không mong muốn con em mình bị viêm tai ngoài, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xuyên suốt quá trình điều trị bệnh, cha mẹ không nên chủ quan, lơ là. Nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do;
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi điều trị viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự cho phép của giới chuyên môn;
- Khi trẻ có biểu hiện chảy mủ, cha mẹ nên dùng bông gạc thấm và lau khô tai cho con. Một số trường hợp khác, mẹ nên thay bông gạc cho trẻ chừng 1 – 2 miếng/ giờ. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng vi khuẩn phát triển nhanh gây biến chứng nguy hiểm;
- Vệ sinh ống tai ngoài cho trẻ định kỳ. Luôn giữ tai trẻ ở trạng thái khô ráo. Tuyệt đối không ngoáy tai trẻ quá nhiều;
- Sau khi tắm, mẹ nên sử dụng tăm bông để lau khô vành tai ngoài của trẻ, tránh để nước vào sâu bên trong tai;
- Giữ ấm cơ thể của trẻ, nhất là vùng mũi, họng vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường;
- Vì giai đoạn này trẻ chủ yếu bú mẹ nên người mẹ cần ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bồi bổ sức khỏe. Đồng thời, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức;
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nhiều khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm tiếng ồn để phòng ngừa bệnh tái phát.
Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh thì căn bệnh nào cũng nguy hiểm. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị đúng cách để bệnh tình không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt nhất, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ tai mũi họng để biết chính xác bệnh tình của trẻ, từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Thông hữu ích cho phụ huynh:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!