Viêm Tai Ngoài Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Viêm tai ngoài là một trong những căn bệnh điển hình của hệ tai mũi họng không chỉ gặp phải ở người lớn mà xuất hiện khá nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Căn bệnh này gây ra không ít sự khó chịu, làm giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, tình trạng viêm nhiễm có thể gây mất thính lực. Nắm rõ những thông tin cơ bản của căn bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em giúp cho quý phụ huynh biết cách chăm sóc, điều trị và bảo vệ đúng cách.
Viêm tai ngoài ở trẻ em – Những thông tin cha mẹ cần biết
Viêm tai ngoài (hay viêm ống tai ngoài) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai ngoài. Căn bệnh này không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ em, trẻ sơ sinh đặc biệt trẻ có ống tai nhỏ rất dễ mắc phải. Bên cạnh đó, các trẻ nhỏ ưa thích bơi lội và thường xuyên bơi lội là những đối tượng mắc bệnh nhiều nhất.
Viêm tai ngoài ở trẻ em tuy không phải là bệnh thuộc hệ tai mũi họng nguy hiểm nhưng nếu không nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này có thể trở thành một nỗi lo lắng của không ít phụ huynh. Và chắc chắn, không một cha mẹ nào mong muốn con em của mình mắc phải bệnh viêm tai ngoài.
Trẻ em bị viêm tai ngoài là do đâu?
Như vừa mới đề cập, bơi lội hay tắm quá thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai ngoài do ống tai thường xuyên tiếp xúc với hơi ẩm hay nguồn nước mang theo nhiều vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Chính phần nước đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay mầm bệnh sản sinh và phát triển.
Không thể chắc chắn được nguồn nước ở hồ bơi hay nước sinh hoạt hằng ngày không mang mầm bệnh. Do đó, không thể loại bỏ yếu tố này trong vấn đề nguyên nhân gây nhiễm trùng ống tai ngoài.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ống tai có thể xảy ra nếu lớp da mỏng tạo thành ống tai bị thương. Khi trẻ dùng tay vò tai hay gãi quá mạnh có thể khiến vùng da này bị trầy xước. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng viêm tai ngoài có thể nghiêm trọng hơn.
Việc vệ sinh ống tai ngoài bằng tăm bông hay vật dụng khác cũng có thể là yếu tố tác động ít nhiều đến tình trạng nhiễm trùng này. Song việc vệ sinh không đúng cách hay xem nhẹ cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và khiến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em
Thông thường, bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em sẽ có những triệu chứng đau nhức nhẹ ở giai đoạn đầu và có khả năng chuyển biến nghiêm trọng nếu tình trạng nhiễm trùng chuyển sang giai đoạn nặng hoặc không được điều trị dứt điểm. Các bác sĩ tai mũi họng đã chia bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ thành ba mức độ với những biểu hiện cơ bản sau:
– Viêm tai ngoài ở mức độ nhẹ
Mặc dù bệnh ở mức độ nhẹ nhưng khả năng trẻ vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng sau khi bị viêm tai ngoài:
- Có cảm giác ngứa trong tai;
- Nếu quan sát kỹ thì trong ống tai thấy đỏ nhẹ;
- Khi ấn vào phía trước tai hay vị trí bị sưng có cảm giác khó chịu;
- Có thể xuất hiện dịch trong suốt như nước, không mùi chảy ra ngoài lỗ tai.
– Viêm tai ngoài ở mức độ trung bình
Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai ngoài ở mức độ trung bình như:
- Cơn ngứa tai dần tăng cao;
- Đau nhức tai dữ dội;
- Dịch chảy ra ngoài ống tai ngày một nhiều;
- Có cảm giác một bên tai bị tắc nghẽn do sưng tấy hoặc do chất dịch;
- Việc nghe kém hoặc có cảm giác bóp nghẹt trong tai.
– Viêm tai ngoài ở mức độ nặng
Khi tình trạng nhiễm trùng ống tai ngoài chuyển biến sang giai đoạn nặng, trẻ rất dễ bị sốt, kèm theo đó là các triệu chứng sau:
- Cơn đau tai gia tăng, có thể dữ dội, thậm chí lan ra mặt, cổ hoặc một bên đầu;
- Ống tai bị tắc nghẽn hoàn toàn làm giảm chức năng nghe, nghe kém hoặc mất nghe trong khoảng thời gian nhất định;
- Tai đỏ hoặc bị sưng phù;
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Ngoài những triệu chứng trên, trẻ có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: không phản ứng lại với âm thanh bên ngoài hay phản ứng chậm, trẻ có thể cáu kích hoặc buồn chồn, trẻ mất thăng bằng, trẻ chán ăn hoặc có thể có triệu chứng đau tai khi nhai, cơ thể trẻ bị uể oải, chóng mệt mỏi,…
Cha mẹ nhận biết sớm các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải sẽ giúp trẻ tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì trẻ đã lớn, trẻ có thể mô tả cho bạn những triệu chứng cụ thể hơn là các cơn đau trẻ đang gặp phải. Từ đó, đưa trẻ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm tai ngoài ở trẻ em có thực sự nguy hiểm không?
Về phía chuyên gia tai mũi họng cho biết, bản chất của bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em không phải là căn bệnh quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Song cha mẹ vẫn không nên chủ quan, đặc biệt là sức khỏe của con trẻ. Bởi viêm tai ngoài có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng sau:
- Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính: Do bản chất của bệnh viêm tai ngoài là do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nên bệnh có khả năng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí kéo theo các biến chứng khác liên quan đến chức năng nghe;
- Gây suy giảm chức năng nghe, dễ ù tai: Các chất dịch mủ bị khô lại tại ống tai có thể dẫn đến tình trạng nghe kém, ù tai,… Tình trạng này nếu không được khắc phục nhanh chóng có thể dẫn đến nguy cơ điếc vĩnh viễn một bên tai;
- Viêm tai ngoài hoại tử: Một số ít trường hợp có thể dẫn đến hoại tử. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến chức năng nghe;
- Ảnh hưởng đến chức năng não bộ: Vi khuẩn từ tai sẽ dễ dàng di chuyển đến mũi họng, thậm chí đến não bộ. Lúc này, có khả năng phát sinh thêm một số triệu chứng khác như: viêm xương thái dương, đau đầu, gây liệt thần kinh mặt, trẻ chậm phát triển,… Một số trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm màng não, nghiêm trọng hơn là đối diện với nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ em có khả năng khởi phát thêm một số bệnh lý khác như viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai trong,… Cha mẹ có con trẻ mắc bệnh cần hết sức lưu ý.
Phương pháp điều trị bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, viêm tai ngoài ở trẻ em thường kéo dài trong khoảng 1 tuần và có thể tự điều trị bệnh tại nhà. Dưới đây là một số điểm chung trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra:
- Luôn giữ cho ống tai luôn sạch sẽ và khô thoáng là một trong những tiêu chí hàng đầu;
- Dùng thuốc nhỏ tai không kê đơn hoặc có kê đơn của bác sĩ đúng chỉ dẫn. Phần lớn, thuốc nhỏ tai được bác sĩ chỉ định sử dụng thường chứa các thành phần có tác dụng làm giảm viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn trong ống tai;
- Có thể cho trẻ dùng thuốc Paracetamol để giảm đau tai bằng. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ phù hợp cho trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Trong trường hợp các phương pháp trên không mang lại kết quả khả quan, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroid nhỏ tai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng đúng cách, tình trạng viêm nhiễm dần có chuyển biến tốt nhưng vẫn tiếp tục cho trẻ dùng để đảm bảo cho việc vi khuẩn hay mầm bệnh hoàn toàn bị tiêu diệt.
Xuyên suốt quá trình điều trị cho trẻ bằng thuốc, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng. Không tự ý tăng liều hay giảm liều khi chưa có sự cho phép. Bên cạnh đó, cần tạm ngưng việc cho trẻ dùng thuốc khi trẻ xuất hiện triệu chứng không rõ nguyên do. Song song, liên hệ với bác sĩ về vấn đề này.
Ngoài việc điều trị viêm tai ngoài cho trẻ em bằng thuốc nhỏ tai, cha mẹ cũng có thể tận dụng tinh dầu tỏi để làm giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như đau nhức tai. Đây được xem là một trong những mẹo vặt dân gian được nhiều người biết đến, quan tâm và sử dụng.
Một số tài liệu y học dân gian cho biết, trong tinh dầu tỏi có chứa lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng đau nhức. Không những vậy, thành phần này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn hay mầm bệnh cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Cha mẹ có thể nhỏ vào bên tai của trẻ bị viêm 1 – 2 giọt tinh dầu tỏi là đủ, sau đó giúp trẻ thư giãn để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong.
Trẻ bị viêm tai ngoài – Khi nào nên đi khám?
Đối với các trường hợp viêm tai ngoài cấp tính, bệnh tình có thể tự khỏi mà không nhất thiết phải tiến hành điều trị. Chỉ cần biết cách chăm sóc đúng cách là bệnh tình có thể chuyển biến tích cực. Trong trường hợp triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em kéo dài hơn 5 – 7 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị tích cực.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng viêm nhiễm có thể lan sâu vào bên trong và gây ra bệnh viêm tai giữa. Cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi trẻ có biểu hiện đau nhức tai nhiều, sốt cao, thậm chí có thể quan sát thấy ổ sưng ở bên trong ống tai.
Các biện pháp phòng tránh viêm tai ngoài ở trẻ em
Không một phụ huynh nào mong muốn nhìn thấy con trẻ của mình mắc bệnh. Viêm tai ngoài cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nếu không mong muốn con trẻ mắc phải căn bệnh này, cha mẹ cần lưu ý đến một số việc làm đơn giản dưới đây:
- Luôn giữ cho ống tai của trẻ nhỏ ở trạng thái sạch sẽ và khô thoáng thông qua việc làm sạch định kỳ, nhất là mỗi lần bơi hay tắm xong;
- Trẻ nhỏ có biểu hiện chảy mủ, cha mẹ nên dùng bông gạc thấm và lau khô tai cho con. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên chảy dịch, bạn nên thay bông gạc chừng 1 – 2 miếng/ giờ. Việc thay băng thường xuyên sẽ giúp phòng tránh tình trạng vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm;
- Khi vệ sinh tai, mẹ chỉ lau phần bên ngoài, động tác nhẹ nhàng, từ từ và nên dùng khăn hoặc vải mềm. Chỉ sử dụng tăm bông vệ sinh tai cho những lần cần thiết;
- Cố gắng giảm thiểu lượng nước lọt vào tai của trẻ khi tắm hoặc bơi;
- Không nên cho trẻ đi bơi hoặc tắm quá lâu khi đang bị sổ mũi, cảm cúm, viêm tai giữa hay viêm mũi xoang;
- Tránh để trẻ đưa các vật vào trong ống tai. Nhất là các vật dụng sắt nhọn như tăm xỉa răng, tăm bông, đũa,…;
- Nếu trẻ dễ mắc bệnh về tai, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc để phòng ngừa bệnh;
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ồn, môi trường có nhiều khói bụi. Bởi đây đều là những tác nhân không tốt cho sức khỏe của tai.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em với các thông tin đề cập đến nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả. Với bài chia sẻ này hy vọng sẽ giúp ích cho quý phụ huynh trong việc phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu nghi ngờ con em của mình mắc bệnh viêm tai ngoài, cha mẹ cần đưa trẻ tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!