Trị sổ mũi cho bé: Những phương pháp phổ biến nhất hiện nay mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên biết
Trị sổ mũi cho bé có rất nhiều cách nhưng làm sao để áp dụng phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh việc nắm rõ những phương pháp trị sổ mũi cho bé thì thông tin về sai lầm trong chữa trị sổ mũi cho bé cũng là điều mà các bậc cha mẹ cần biết rõ để đẩy lùi sổ mũi cho con em mình hiệu quả cao nhất.
Sổ mũi là hiện tượng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch, sức đề kháng ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện vì vậy cơ thể bé dễ bị các tác nhân ngoài môi trường xâm nhập và gây bệnh.
Khi trẻ bị sổ mũi, có rất nhiều cách để chữa trị nhưng ngay từ đầu, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này rồi từ đó mới tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trị sổ mũi cho bé: Có những cách nào?
Cũng như ở người lớn, sổ mũi ở trẻ em được chia ra thành hai trường hợp là sổ mũi thông thường và sổ mũi bệnh lý. Sổ mũi thông thường là trong trường hợp niêm mạc mũi quá khô do bé nằm điều hòa nhiều hoặc thay đổi thời tiết, mũi tiết dịch nhằm làm ẩm ướt niêm mạc, tránh gây tổn thương cho niêm mạc và các mạch máu tại đây.
Sổ mũi bệnh lý là trường hợp viêm nhiễm xảy ra tại mũi do các vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập vào hay trẻ bị viêm mũi dị ứng tiếp xúc với các dị nguyên đồng thời khiến trẻ bị mắc một số bệnh như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Nếu trẻ bị sổ mũi thông thường thì cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa trị hoặc sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng ngày còn nếu trẻ bị sổ mũi bệnh lý thì việc kết hợp giữa mẹo dân gian và các loại thuốc là cần thiết để giải quyết hiện tượng sổ mũi một cách triệt để.
Mẹo trị sổ mũi cho trẻ theo dân gian
Trong dân gian, để trị sổ mũi cho trẻ, đặc biệt là trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, có rất nhiều mẹo khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách tiêu biểu dưới đây.
Lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian chữa các bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân là loại lá này có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn khá tốt.
Để sử dụng trầu không chữa sổ mũi cho trẻ, bạn thực hiện như sau: Lấy một vài lá trầu không tươi, rửa sạch rồi hơ nóng cho lá hơi héo, mềm thì đắp lên ngực của trẻ.
Nước chanh và mật ong
Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường sức đề kháng còn mật ong cũng được đánh giá là một loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Mẹo kết hợp hai thành phần này nhằm chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ khá hiệu quả, đã được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện khá đơn giản, ta lấy một thìa mật ong nguyên chất và nước cốt của một nửa quả chanh tươi pha chung vào một cốc nước ấm sau đó cho bé uống mỗi ngày.
Lưu ý không áp dụng mẹo này với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh vì khả năng ngộ độc chất Botulinum có thể chứa trong mật ong.
Lá húng chanh
Húng chanh đã khá nổi tiếng với công dụng chữa các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có ho và sổ mũi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Tinh dầu cavaron có trong lá húng chanh có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên dùng loại lá này chữa sổ mũi cho trẻ khá hiệu quả.
Cha mẹ lấy một vài lá húng chanh, rửa sạch rồi giã dập sau đó trộn với 10ml nước sôi, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống.
Một cách khác là dùng lá húng chanh kết hợp với quất xanh và đường phèn. Xay nhuyễn lá húng chanh, quất xanh rồi thêm một chút đường phèn đem hấp cách thủy khoảng 15 phút, lọc lấy nước cốt cho bé uống 2 lần/ngày.
Hoa hồng bạch
Cách trị sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng hoa hồng bạch được tiến hành như sau: Lấy cánh hoa hồng bạch mang đi rửa sạch rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, thêm nước và hấp cách thủy.
Lấy phần nước cốt thu được cho trẻ uống hàng ngày.
Lá tía tô
Lá tía tô chữa cảm đã trở thành mẹo quen thuộc trong dân gian. Dùng lá tía tô chữa sổ mũi cho bé bằng cách:
- Nấu cháo rồi cho thêm lá tía tô đã thái nhỏ vào rồi cho trẻ ăn.
- Giã nhỏ lá tía tô, thêm nước đã đun sôi, khuấy đều rồi chắt lấy nước cho bé uống.
Lá húng quế và tỏi nướng
Dùng lá húng quế kết hợp với tỏi nướng cũng là một trong những mẹo dân gian phổ biến chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ.
Lấy vài nhánh tỏi tươi đem đi nướng vàng cho tới khi dậy mùi thơm sau đó bóc vỏ rồi giã nhuyễn.
Lá húng quế cũng rửa sạch, giã nhỏ rồi trộn chung với tỏi sau đó cho thêm 1-2 thìa cà phê nước sôi, khuấy đều rồi gạn lấy phần nước cho bé uống.
Lá hẹ
Dùng lá hẹ và một chút đường phèn đem đi hấp cách thủy, chắt nước cho bé uống cũng là một cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kết hợp lá hẹ và mật ong chữa sổ mũi bằng cách: Lấy lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ thêm một vài lát quất xanh và 1 thìa mật ong nguyên chất rồi đem đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 3 lần/ngày, mỗi lần một thìa cà phê.
Như vậy, bên cạnh sử dụng nước cốt lá hẹ rơ lợi phòng sốt khi mọc răng cho bé, lá hẹ còn có công dụng chữa sổ mũi cho trẻ.
Trên đây chỉ là một số mẹo dân gian phổ biến chữa sổ mũi cho trẻ được ông bà ta áp dụng từ lâu nay. Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ cho tác dụng tốt nhất khi tình trạng sổ mũi của trẻ còn ở dạng nhẹ.
Trong trường hợp hiện tượng sổ mũi đã phát triển nghiêm trọng thì mẹo dân gian chỉ hỗ trợ điều trị, cha mẹ cần phải đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đơn kê để đẩy lùi hoàn toàn chứng sổ mũi.
Cách trị sổ mũi cho bé bằng thuốc
Thông thường sổ mũi bệnh lý là triệu chứng tiêu biểu khi trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở đường hô hấp. Do đó để giải quyết hiệu quả sổ mũi thì chúng ta cần điều trị dứt điểm căn bệnh này của trẻ.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng sổ mũi, ho của trẻ em.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cư trú, gây ra tình trạng viêm nhiễm tại mũi cũng như các bộ phận khác.
Một số loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng cho trẻ nhỏ là:
- Amoxicillin
- Ampicillin
- Cephalexin
- Erythromycin
Thuốc kháng viêm
Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc mũi thường phù nề, sưng đỏ, thuốc kháng viêm sẽ giúp xoa dịu tình trạng này. Các nhóm thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến hiện nay thuộc:
- Nhóm NSAID: Aspirin: Liều không quá 100 mg/kg/ngày, Indomethacin: 2,5 mg/kg ngày, Diclofenac: 2mg/kg/ngày, Naproxen: 10 mg/kg/ngày.
- Nhóm corticosteroid: Dexamethasone, Hydrocortisone, Methylprednisone…
Siro chữa ho và sổ mũi
Sử dụng siro là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tiêu biểu nhất vì trẻ sơ sinh chưa thể uống thuốc dạng viên hay con nhộng do đó thuốc được bào chế dưới dạng siro là lựa chọn thích hợp và mang lại hiệu quả tốt hơn. Trên thị trường dược hiện nay, một số loại siro chữa sổ mũi hiệu quả cho trẻ em là:
- Siro ho cảm Ích Nhi
- Siro Astex
- Siro Prospan
- Siro Atussin
- Kids 0-9 Day Syrup
- Children’s Cold & Flu
Các loại siro này chủ yếu điều trị các triệu chứng tiêu biểu của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng sổ mũi và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng
Để phòng tránh hoặc hỗ trợ chữa sổ mũi cho bé một cách hiệu quả, phụ huynh còn có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho bé như:
- Anaferon: Sử dụng cho trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên.
- Pediakid Immuno: Sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Sambucol for kids: Dành cho trẻ từ 1-12 tuổi.
- Childlife Echinacea: Sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
- BoniKiddy: Sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Brauer Immunity: Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Hartus Immunity: Dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên.
Các loại thực phẩm chức năng này có tác dụng tăng sức đề kháng, dự phòng cho trẻ phòng chống mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp gây ra biểu hiện sổ mũi.
Khi trẻ bị sổ mũi, nên ăn gì, không nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị sổ mũi cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý thực đơn hàng ngày của trẻ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Theo đó nên tăng cường cho trẻ ăn một số nhóm thực phẩm sau:
- Hoa quả giàu vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng như: Cam, quýt, chanh, bưởi…
- Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể chống chọi lại bệnh tật.
- Thực phẩm được chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp sẽ giúp trẻ ăn uống dễ hơn trong trường hợp bệnh lý khiến trẻ biếng ăn.
- Sữa chua: Cung cấp một lượng lợi khuẩn tốt cho hoạt động của đường ruột đồng thời còn tăng sức đề kháng.
Bên cạnh những thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều hơn trong quá trình bị sổ mũi, chúng ta cũng cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn quá cay, nóng sẽ khiến niêm mạc mũi phù nề, sưng tấy hơn.
- Những loại đồ uống có gas.
- Những thực phẩm dễ gây viêm mũi dị ứng như: Trứng gà, các loại hạt vì chúng có thể khiến tình trạng viêm mũi dị ứng, sổ mũi ngày càng trầm trọng hơn.
- Đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng hay đồ đóng hộp.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng cách nướng, rán, chiên hay xào.
Những sai lầm khi chữa trị sổ mũi cho trẻ
Trong quá trình điều trị sổ mũi cho bé, nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến hiệu quả điều trị không cao mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức đề kháng nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung.
- Khi áp dụng mẹo dân gian chữa sổ mũi cho bé, không nên sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc Botulism – một chất độc có thể tồn tại trong mật ong.
- Nếu điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian không cho kết quả khả quan thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám, tránh để tình trạng sổ mũi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm, sổ mũi do virus thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt virus. Do đó, sử dụng thuốc kháng sinh chữa sổ mũi cho trẻ trong trường hợp này là sai lầm.
- Nhiều bậc cha mẹ không tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tiêu biểu là không dùng đúng liều lượng, không dùng đủ thời gian theo phác đồ, đơn kê của bác sĩ. Cụ thể, sau khi cho bé uống một hai liều đầu thấy triệu chứng thuyên giảm thì ngừng không cho bé uống thuốc tiếp. Điều này dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, vi khuẩn kháng thuốc, phát triển mạnh hơn khiến tình trạng viêm nhiễm, sổ mũi cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Việc tự ý tìm hiểu và mua thuốc về nhà điều trị cho bé cũng là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ huynh mắc phải, gây nguy hiểm cho chính trẻ nhỏ. Cụ thể, có một số loại kháng sinh được bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ nhỏ như: Cloramphenicol, Tetracyclin hay các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminosid vì chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Ngăn cản sự phát triển của xương, căng thóp ở trẻ sơ sinh, trụy tim mạch thậm chí là gây tử vong.
- Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào chữa sổ mũi cho trẻ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng theo cân nặng hoặc độ tuổi của bé.
Mong rằng những thông tin hữu ích về các phương pháp trị sổ mũi cho bé, chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh trong bài viết sẽ giúp bậc phụ huynh chủ động hơn trong quá trình phát hiện và điều trị sổ mũi cho bé.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Ai chữa sổ mũi cho con bằng thuốc Tiêu xoang linh dược thang chưa, uống bao lâu khỏi vậy giá có đắt không
Đọc bài này mới thấy có viêm mũi thôi mà phải kiêng nhiều thứ quá trời, mình còn là dân nghiện ớt nữa chứ
dạo này rầm rộ lên mấy loại thuốc tăng đề kháng, chẳng biết có tác dụng thật không, đã ai dùng loại Anaferon này cho con chưa
Bé nhà em gần đây không biết lạnh hay thế nào mà hay bị chảy nước mũi, không ồ ạt nhưng cứ lau xong 1 lúc sau lại bị, đêm thì ngủ thỏ bằng miệng, không thở bằng mũi được nên thi thoảng lại bị tỉnh giấc, chưa biết cho uống gì nữa