Các triệu chứng gai đốt sống cổ dễ nhận biết
Đa số người bệnh thường không có sự nhìn nhận đầy đủ về các triệu chứng gai đốt sống cổ, điều này khiến người bệnh bị động trong phát hiện và điều trị sớm. Một số dấu hiệu cơ bản của bệnh gai đốt sống cổ không khác biệt nhiều so với các vấn đề ở cổ thông thường. Cụ thể người bệnh thường bị đau mỏi, tê bì cổ và gáy, nhức mỏi bả vai…
Gai đốt sống cổ là bệnh gì?
Triệu chứng gai đốt sống cổ là bệnh xương khớp phổ biến trong độ tuổi trung niên. Cột sống cổ được cấu tạo liên kết bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau (C1-C7). Khi các xương gai trên thân các đốt sống phát triển lấn ra 2 bên cột sống bệnh nhân.
Theo y học hiện đại giải thích, bệnh xảy ra do những bất thường của xương đốt sống, dư thừa canxi quanh khớp, ổ khớp đĩa sụn, thoái hóa đống sống cổ….
Gai đốt sống cổ nằm gây ra những cơn đau âm ỉ tại vùng cổ, gáy và vai. Tình trạng nghiêm trọng gây ra những cơn đau buốt tại đỉnh đầu, bệnh nhân mắc phải các vấn đề kèm theo như: đau nửa đầu, buồn nôn, mất ngủ, chóng mặt,…
Bệnh nằm trong số những vấn đề xương khớp nghiêm trọng không được trì hoãn trong điều trị. Đặc biệt trong tuổi trung niên, gai cột sống có thể tiến triển phức tạp thành thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi các nhân xơ chèn ép lên hệ thần kinh, người bệnh có nguy cơ bị tê bì tay chân, cơn đau lan xuống vai và vùng cánh tay.
Đốt sống cổ là nơi dễ gặp phải tổn thương nhất, triệu chứng gai đốt sống cổ cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như:
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Trong đó, bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến thường xảy ra và cũng nguy hiểm nhất.
Triệu chứng gai đốt sống cổ dễ nhận biết
Những cơn đau nhức xương khớp tại vị trí nằm quanh cổ, vai gáy thường có cùng triệu chứng khiến người bệnh khó phân biệt đó là bệnh lý gì. Tình trạng gai cột sống cổ chủ yếu xuất hiện ở mặt trước và mặt bên của thân đốt sống.
Trong giai đoạn mới hình thành gai, người bệnh ít có cảm giác đau đớn cho đến khi các gai phát triển chèn ép đến cơ và mô, hệ thần kinh thì lúc này bệnh đã tiến triển nghiêm trọng hơn. Khi các gai xương này phát triển theo chiều ngang, lan rộng tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh sẽ gây ra cơn đau tại vùng vai, cánh tay, ngón tay.
Trường hợp các gai xương phát triển hướng về sau sẽ chèn ép đến tủy sống. Lúc này bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như mất thăng bằng, chóng mặt, chiều cao cổ bị ngắn lại, mất đi đường cong tự nhiên. Một số người bệnh hi hữu nằm trong trường hợp gai mọc ra đằng trước cột sống cổ, gây ảnh hưởng đến hô hấp và khiến bệnh nhân khó nuốt.
Triệu chứng gai đốt sống cổ không hoàn toàn giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Tùy thuộc vào vị trí gai phát triển và mức độ bệnh lý, người bệnh có thể nhận biết bằng những dấu hiệu cơ bản sau:
- Bệnh nhân có các cơn đau cổ ê ẩm, liên tục và kéo dài nhiều đợt trong ngày.
- Vị trí đau không chỉ ở cổ mà còn lan rộng ra vai gáy, kèm theo nhức mỏi bả vai.
- Đôi khi người bệnh bị tê bì và ngứa ran ở cánh tay, cảm giác tê ngứa lan xuống các ngón tay.
- Tình trạng đau cổ mỗi khi thức dậy, người bệnh không thể quay đầu hay cúi thấp thoải mái.
- Một số triệu chứng kèm theo như tình trạng chóng mặt, mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi.
- Người bệnh có thể bị đau buốt lên đỉnh đầu, bất chợt bị đau nửa đầu.
- Đau nhức vùng cổ kèm theo những cơn đau âm ỉ tại vùng gáy và vị trí năm giữa 2 bờ bả vai thái dương.
- Cơn đau nghiêm trọng nhất vào buổi sáng khi thức dậy, khi cử động mạnh bất chợt.
- Đau nhói tại đốt sống cổ C5 và đoạn từ C4-C7, từ đó gây ra những ảnh hưởng đến cánh tay, đau lan từ cổ tới tai.
- Tình trạng dây thần kinh bị chèn ép khiến bệnh nhân khó có thể cầm nắm đồ vật, chi trên không nhấc lên nổi trong khoảng khắc.
- Người bệnh có dấu hiệu ù tai, nặng đầu và cổ, cơn đau dai dẳng, kéo dài không thuyên giảm.
- Tình trạng di chuyển và đi lại có tiếng lạo xạo phát ra trong xương, đặc biệt khi bệnh nhân xoay cổ, vai gáy.
- Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ là nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở hai cánh tay do gai đốt sống chèn lên hệ thần kinh thực vật.
Nếu như người bệnh nhận thấy những triệu chứng gai cột sột kể trên, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và xác định rõ mức độ gai xương. Những xét nghiệm và chẩn đoán cơ bản mà người bệnh phải thực hiện là chụp X-quang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Bệnh gai đốt sống cổ có chữa khỏi được không
Gai đốt sống cổ cũng giống như nhiều bệnh xương khớp khác, việc điều trị không thể khắc phục hoàn toàn thể trạng khỏe mạnh như bệnh nhân vẫn có thể lây lại vận động bình thường khi điều trị có hiệu quả. Chủ yếu những phương pháp điều trị hướng đến mục đích giảm triệu chứng gai đốt sống cổ, giúp người bệnh giảm đau và ngăn chặn các biến chứng của bệnh để lại.
Để quá trình điều trị mang đến hiệu quả, quan trọng nhất là ý chí bệnh nhân phải đủ kiên định để thực hiện các yêu cầu điều trị lâu dài. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các gai đốt sống, thời gian điều trị có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Để chữa bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tật vật lý trị liệu, uống thuốc Đông – Tây y kết hợp, tập thể dục cũng như thay đổi một số thói quen xấu.
Các loại thuốc điều trị gai đốt sống cổ
Các loại thuốc chữa gai đốt sống cổ có tác dụng giảm đau chứ không có khả năng chữa bệnh. Bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc giảm đau an toàn cho người bệnh như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac. Những dạng thuốc giảm đau này sẽ cải thiện nhanh tình trạng đau nhức, tê bì chân tay, giảm những tổn thương khi vận động…
Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc giảm đau kể trên được chỉ định dưới dạng thuốc kê đơn. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. Một số phản ứng của thuốc có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, buồn nôn,… với một số trường hợp nhất định.
Điều trị gai đốt sống cổ theo phương pháp dân gian
Trong điều trị bệnh xương khớp nói chung, các bài thuốc được điều chế từ nguyên liệu thảo dược tự nhiên được sử dụng cho đa số các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc có tác dụng hạn chế cơn đau từ triệu chứng gai đốt sống cổ gây ra.
Những loại thảo được tự nhiên thường được sử dụng là ngải cứu, xương rồng, đu đủ, lá lốt,… Thảo dược dùng chữa bệnh gai đốt sống cổ ít có tác dụng phụ và mang đến hiệu quả điều trị từ cách bồi bổ khí huyết, từ đó cải thiện tổn thương.
Tuy nhiên, nhược điểm của thảo dược điều trị đau nhức xương khớp là thuốc chỉ có tác dụng khi được áp dụng trong thời gian dài. Vì thế bệnh nhân cần kiên nhẫn kết hợp với phương pháp tập luyện, điều trị vật lý trị liệu để phục hồi thể trạng nhanh chóng.
Bài thuốc trị gai đốt sống cổ bằng lá lốt
Nguyên liệu
- 500 gram lá lốt
Thực hiện
- Đem lá lốt đi rửa sạch, sau đó để ráo nước và phơi dưới bóng râm đến khi lá héo.
- Sử dụng lá lốt đó đem cho vào ấm với một lượng nước vừa đủ (khoảng 1 lít nước).
- Sắc uống đến khi cô cạn rồi tiếp tục cho vào ấm 1 bát con nước nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.
- Đem chắt lấy nước uống hằng ngày, sử dụng trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc chữa gai đốt sống cổ bằng ngải cứu
Nguyên liệu
- 300 gram ngải cứu
- 20ml mật ong.
Cách làm
- Đem phần ngải cứu rửa sạch, tiếp tục cho ngải cứu vào cối giã nhuyễn rồi cho ra bát.
- Cho thêm mật ong vào trộn đều, cho thêm chút nước, lọc nước uống 2 phần uống vào sáng và tối.
Phương pháp tập vật lý trị liệu chữa gai đốt sống cổ
Người bệnh có thể tìm đến các địa chỉ điều trị Y học cổ truyền để được thăm khám và hỗ trợ giảm đau bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, thực hiện chườm nóng hoặc châm cứu.
Ngoài ra bệnh nhân cần chủ động rèn luyện các bài tập thể dục để giải phóng sự chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi do chứng gai cột sống gây ra.
Các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gai đốt sống cổ có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu đến đốt sống. Từ đó giúp kéo giãn cột sống, giúp đả thông kinh lạc, từ đó giảm đau rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như sau:
Tư thế cánh cung
- Bệnh nhân thực hiện trong tư thế nằm sấp, giữ phần hông thả lỏng.
- Trước tiên gập 2 chân, lấy 2 tay nắm 2 mắt cá chân.
- Dùng lực từ trong nâng ngực kết hợp nâng chân lên khỏi mặt sàn.
- Người bệnh giữ nguyên tư thế này 15 giây và nhẹ nhàng hạ xuống.
- Thực hiện liên tục 10 lần để nhận thấy hiệu quả.
Bài tập cùng với khăn tắm
- Người bệnh thực hiện bài tập với khăn tắm lớn
- Đầu tiên cuộc tròn khăn tắm và đặt xuống dưới cổ/thắt lưng.
- Trong thơi gian này bạn nằm thư giãn 30s để vận máu đến các khớp xương.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng – tối để nhận thấy hiệu quả.
Những triệu chứng gai đốt sống cổ thường không có biểu hiện đặc trưng khiến người bệnh chủ quan trước tình trạng bệnh lý. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân thì người bệnh cần chủ động thực hiện thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp nói chung và phòng tránh gai đốt sống cổ nói riêng.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!