5 Triệu chứng sỏi mật điển hình cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời
Triệu chứng sỏi mật thường không rõ ràng, khó nhận biết cũng dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh sỏi, tiết niệu khác. Tuy nhiên, nếu sỏi mật chặn một trong các ống dẫn mật có thể gây đau bụng dữ dội, đột ngột. Các triệu chứng khác cũng có thể phát triển nếu tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Vậy dấu hiệu sỏi mật là gì? Làm sao để nhận biết bệnh?
Túi mật là cơ quan nhỏ bên dưới gan ở bên phải ổ bụng. Đây là nơi lưu trữ mật, một chất lỏng màu vàng xanh giúp tiêu hóa. Hầu hết sỏi mật hình thành khi có quá nhiều cholesterol trong mật. Theo các nếu sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, bệnh thường không cần điều trị, tuy nhiên, nếu gặp các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng sỏi mật sớm nhất ai cũng nên biết
Sỏi mật xuất hiện làm cản trở dòng chảy của dịch mật, khiến đường mật chịu áp lực lớn mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật. Đây cũng chính là nguồn cơn gây nên triệu chứng bệnh sỏi mật như sau:
Đau bụng – triệu chứng sỏi mật điển hình
Sỏi mật có thể gây đau bụng đột ngột, dữ dội. Các cơn đau thường kéo dài từ 1- 5 giờ, hoặc cũng có thể chỉ kéo dài chỉ vài phút. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng trung tâm của bụng, ngay dưới xương sườn bên phải. Đau cơ thể lan sang các vùng bên cạnh hoặc bả vai. Nhiều trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (khu vực trên rốn, dưới xương ức), khiến nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu bệnh dạ dày.
Các cơn đau thường xuất hiện sau ăn, nhất là khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, và có thể đau vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Đau bụng do sỏi mật không xảy ra thường xuyên, chúng có thể cách nhau vài tuần hoặc vài tháng.
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Buồn nôn và nôn là dấu hiệu phổ biến của tất cả các vấn đề liên quan tới túi mật. Bệnh nhân thường cảm thấy sợ đồ dầu mỡ, chán ăn, buồn nôn, trướng bụng. Nguyên nhân là do sỏi mật cản trở dòng chảy của dịch mật xuống đường tiêu hóa. Dấu hiệu sỏi mật này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Sốt hoặc ớn lạnh
Ớn lạnh hoặc sốt không rõ nguyên nhân có thể báo hiệu nhiễm trùng đường mật. Người bệnh có thể sốt cao, rét run, nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, sốt có thể kéo dài. Nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng nếu nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.Trong trường hợp bị bệnh sỏi mật mà không sốt, điều này có nghĩa cơ thể không bị nhiễm khuẩn.
Vàng da
Da sạm màu, hoặc vàng da, có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Mức độ vàng da ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào độ tắc mật. Vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm. Đi kèm với tình trạng này là hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu hoặc ngứa da.
Phân hoặc nước tiểu bất thường
Phân màu nhạt hơn hay nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu có thể xuất hiện sỏi trong ống mật.
Các triệu chứng sỏi mật thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng các bệnh tiêu hóa khác nhất là bệnh dạ dày. Do vậy, cách tốt nhất để chẩn đoán sỏi mật và phân biệt với bệnh dạ dày là siêu âm phát hiện sỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán dựa trên những khác biệt về triệu chứng. Ngoài vị trí đau khác nhau (sỏi mật đau ở vùng hạ sườn phải), người mắc sỏi mật còn có thể bị sốt cao, vàng da, vàng mắt,.. trong khi bệnh nhân mắc dạ dày không gặp các triệu chứng này.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật
Ngay khi nhận biết những triệu chứng sỏi mật, người bệnh cần tìm cách giảm các cơn đau và chủ động liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp giảm đau và điều trị dành cho sỏi mật phải kể tới:
Cách làm giảm triệu chứng sỏi mật tạm thời
Nếu những cơn đau do sỏi mật không quá dữ dội, người bệnh có thể thử giảm đau tại nhà bằng các biện pháp:
- Chườm ấm bụng: Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm đặt lên vùng bị đau, đồng thời xoa nhẹ nhàng vùng bụng để sức nóng tỏa. Việc này có thể giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
- Uống thuốc giảm đau sỏi mật tại nhà: Nếu không có thời gian để nghỉ ngơi hay chườm túi nhiệt thì 1-2 viên thuốc Para-cetamol có thể là cách làm giảm đau sỏi mật nhanh chóng cho bạn. Loại thuốc này phát huy tác dụng giảm đau khá nhanh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý thăm khám kịp thời để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh lạm dụng dùng thuốc.
- Uống nước rau củ quả: Uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Những loại thức uống này giàu vitamin, tốt cho sức khỏe và giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn, dịu đi cơn đau do sỏi mật.
- Uống một chút nước muối ấm: Bạn chỉ cần hòa tan ½ muỗng café muối (khoảng 2,5g) vào 1 ly nước ấm (250ml) và uống nước trước khi đi ngủ để giúp giảm áp lực túi mật, từ đó giảm đau sỏi mật.
Các biện pháp kể trên chỉ giúp giảm đau tạm thời. Do vậy, nếu muốn ngăn ngừa triệu chứng triệt để, người bệnh cần có kế hoạch điều trị dài hạn hơn.
Các giải pháp điều trị sỏi mật lâu dài
Nếu tình trạng của sỏi mật đã nặng, đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần can thiệp hoặc phẫu thuật lấy sỏi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Đồng thời, để bệnh sớm được chữa dứt điểm, người bệnh cũng cần kết hợp với cả chế độ ăn uống và bổ sung thảo dược giúp tan sỏi.
- Điều trị theo chỉ định bác sĩ
Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh tốt nhất. Có thể chữa bệnh bằng Tây y hoặc Đông y.
Nếu chữa bằng Tây y, bệnh nhân thường được kê đơn các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc tan sỏi. Nếu sỏi mật ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật loại bỏ sỏi. Trong quá trình điều trị, cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, vừa không chữa dứt điểm, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu chữa bệnh bằng Đông y, bệnh nhân sẽ được bắt mạch, kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa. Đông y chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị nên an toàn, lành tính với nhiều đối tượng bệnh. Đây cũng là phương pháp điều trị được đánh giá mang lại hiệu quả tối ưu nhất bởi không gây tác dụng phụ cũng như chữa bệnh tận gốc.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học. Đây là hai yếu tố giúp giảm các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa một phần nguy cơ sỏi tăng kích thước. Người bệnh nên ăn nhiều loại rau quả tươi và uống đủ nước, đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh. Ngoài ra, nên thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng sức đề kháng.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về các triệu chứng sỏi mật thường gặp. Nắm bắt được triệu chứng bệnh sớm cũng là chìa khóa giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!