Bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền Không?
Viêm cột sống dính khớp là một dạng vôi hóa cột sống gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như dị tật bẩm sinh, chấn thương, mắc các xương khớp. Trong đó nguyên nhân di truyền thuộc nhóm nguy cơ cao nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
Những điều cần biết về bệnh viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm xương khớp khá phổ biến ở độ tuổi thanh niên từ 20 – 40 tuổi. Theo thời gian, các xương tại cột sống bị vôi hóa và gây dính khớp, từ đó vận động cột sống bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Người bệnh phải chịu những cơn đau nhức âm ỉ tại vùng cột sống bị vôi hóa, tư thế đi thường gập người về phía trước. Trường hợp viêm cột sống dính khớp nối với xương sườn có khả năng khiến bệnh nhân bị khó thở sâu.
Bệnh viêm cột sống dính khớp thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn so với ở nữ giới. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường biểu hiện sớm trong giai đoạn đầu của độ tuổi trung niên từ 30 – 40 tuổi. Tình trạng viêm cột sống dính khớp còn có thể xuất hiện tại những vùng xương khớp khác nhau của cơ thể. Nếu tiến triển ở mắt, người bệnh cần được điều trị sớm tránh nguy cơ mù lòa.
Các triệu chứng của căn bệnh này thường không có biểu hiện đặc trưng. Cụ thể người bệnh thường bị đau mỏi ở vùng lưng dưới và hông, cơn đau tiến triển nghiêm trọng nhất vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian không vận động. Viêm cột sống trên sẽ gây đau mỏi vai gáy và cổ, ở đốt sống lưng dưới gây đau lan ra hông, mông, đùi do ảnh hưởng đến hệ thần kinh tọa. Kèm theo đó người bệnh sẽ mệt mỏi, chán nản, sụt cân,… đây cũng là những biểu hiện phổ biến.
Thông thường viêm cột sống dính khớp có khuynh hướng phát triển qua hai hướng chính là qua thắt lưng, trên lưng và qua khớp háng xuống gối, di chuyển xuống cổ chân. Người bệnh thường có dấu hiệu đau nhức âm ỉ nhiều ở vùng thắt lưng và mông. Nếu tình trạng viêm cột sống lan rộng xuống phía dưới, người bệnh sẽ gặp phải cơn đau mỏi ở vùng bẹn, mông. Khi không vận động lâu dài gây ra hiện tượng teo cơ mông và đùi, khó khăn cho việc đi lại.
Bệnh viêm cột sống dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính. Các biến chứng vôi hóa cột số chuyển sang gai cột sống, thoái hóa khớp ngày càng nặng hơn. Tiến triển của bệnh xen kẽ với các đợt bệnh bùng phát, nhưng khoảng thời gian giữa các đợt sẽ không cố định.
Những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất bởi căn bệnh này gồm:
- Khớp nối giữa cột sống và xương chậu (khớp cùng chậu).
- Cột sống vùng thấp, các khớp vùng hông và vùng vai.
- Vùng tiếp xúc giữa các gân và dây chằng bám vào xương.
- Điểm sụn nối giữa xương ức và các xương sườn.
Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?
Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mang tính chất di truyền. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, mối quan hệ cùng huyết thống càng gần gũi thì nguy cơ di truyền bệnh càng cao. Theo thống kê, có đến 50% người bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp là do di truyền từ bố mẹ.
Nhận định về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn (Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường) cho biết. “Yếu tố di truyền quyết định nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mạn tính nói chung, trong đó viêm cột sống dính khớp là căn bệnh xuất phát từ gen nên khả năng di truyền rất cao. Người có gen HLA-B27 sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và chỉ có những người có liên kết gen này thực sự mới nằm trong diện nguy cơ xuất hiện bệnh.”
Vì nguyên nhân này mà các chuyên gia khuyến cáo người bệnh viêm cột sống dính khớp cần cân nhắc kỹ trước khi lập gia đình hoặc quyết định sinh con. Nếu bệnh nhân chỉ mới phát bệnh ở giai đoạn đầu và chưa có tổn thương đáng kể ở cột sống và khớp vẫn có thể hạn chế khả năng di truyền. Đối với những bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp mãn tính có biểu hiện dính cột sống, viêm đốt sống gốc chi hoặc viêm xương khớp háng và khớp gối sẽ có tỷ lệ di truyền hơn 50% cho trẻ được sinh ra. Để tránh những tiên lượng xấu, bệnh nhân và gia đình cần thăm khám tiền sản trước đảm bảo trẻ không bị dị tật bẩm sinh hay mắc phải các vấn đề về xương khớp trong tương lai.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp trên thế giới là 2 % và tại Việt Nam, bệnh nhân mắc phải căn bệnh này chiếm khoảng 20%. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí co gập chân không thể đi lại. Biến chứng nghiêm trọng hơn, bệnh có thể tiến triển thành các đợt thoái hóa dưới sụn, khiến khớp bị sưng viêm, biến dạng,… Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bệnh nhân, kể cả hoạt động tình dục và khả năng sinh sản.
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, thời gian kéo dài hơn 10 năm thì khả năng bị tàn phế là 27%. Đồng thời con số này có thể tăng nhanh chóng lên 43% nếu tiếp tục phát triển trong 20 năm. Vì thế mặc dù có thể không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến vận động của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp chữa được bệnh dứt điểm. Mục đích điều trị chủ yếu chỉ giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời điều trị giảm đau là chính. Vì thế phòng ngừa bệnh từ sớm sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của bệnh.
Mục tiêu điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp bao gồm: phương pháp giảm đau, giảm cứng và làm chậm lại những biến chứng gây biến dạng cột sống. Những phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp thường sẽ đạt mục tiêu khi quá trình điều trị được tiến hành trước khi xảy ra những tổn thương không hồi phục.
Nếu nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh cao như di truyền, hoặc có chấn thương cột sống trước đó, bệnh nhân cần chú ý phòng tránh bệnh nghiêm túc. Trong đó những nguyên tắc phòng trị bệnh lý này được lương y Đỗ Minh Tuấn khuyến khích thực hiện gồm:
-
Tránh những tư thế xấu: Người bệnh có tiền sử tổn thương cột sống nên nằm ngửa trên nền cứng, gối đầu thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng. Tránh tư thế nằm cong vẹo hoặc nằm nghiêng sẽ tạo áp lực lên cột sống. Khi làm việc hoặc vận động nên hạn chế những bài tập nặng đòi hỏi dùng sức với cột sống và lưng.
-
Vận động vừa đủ: Những bài tập vận động tốt cho chức năng cột sống như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga sẽ kích thích cột sống hoạt động hạn chế tình trạng co cứng. Tập vận động càng sớm càng tốt sau tổn thương, duy trì vận động 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phòng chống dính khớp.
-
Dùng thuốc đúng cách: Một số người bệnh bị viêm cột sống giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm để ngăn ngừa nguy cơ dính khớp. Kèm theo đó bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ, nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp xảy ra. Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến bao tử, thận và gan,…
-
Bổ sung đủ chất: Thoái hóa xương khớp, thiếu chất thúc đẩy tình trạng dính khớp xảy ra nhanh hơn. Vì thế trong giai đoạn viêm cột sống ban đầu, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết. Kèm theo đó là tăng cường nhóm dưỡng chất thiết yếu tốt cho xương như nước hầm xương, chân giò, thịt, cá, các nguồn đạm từ thực vật…
-
Tăng cường vitamin và chất xơ: Do đặc điểm bữa ăn của người bệnh viêm cột sống cần bổ sung nhiều đạm nên bạn cần trung hòa hấp thụ bằng cách bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Khẩu phần rau củ quả, trái cây chiếm 30% phần ăn mỗi ngày. Trong đó những loại rai có lợi nhất là: rau xà lách, bắp cải, rau cải xanh, bó xôi, hẹ,… Các loại trái cây như chuối, bơ, dâu tây, cam, bưởi,… sẽ bổ sung nguồn vitamin giúp đối phó với bệnh tật.
-
Tâm lý thoải mái: Tình trạng căng thẳng và lo lắng thái quá sẽ khiến cơ thể bạn sản xuất ra các chất gây đình trệ quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo những tế bào xương mới, và làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Vì thế để phòng viêm cột sống dính khớp, bạn cần tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức xảy ra trong thời gian điều trị.
Căn bệnh viêm cột sống dính khớp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và di truyền cho thế hệ con cháu. Do đó, nếu nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải thăm khám, điều trị bệnh sớm trước giai đoạn tổn thương khó hồi phục. Người bệnh cần tuân thủ đúng các phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa để điều trị đạt kết quả như ý. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống sẽ khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng tồi tệ hơn.
Hi vọng với những thông tin trên, bài viết đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Viêm cột sống dính khớp có di truyền không?”. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được phòng trị cùng lúc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương khớp để được giải đáp cụ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!