Người Bị Viêm Gan B Kiêng Ăn Gì? Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị
Viêm gan B khiến người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng chán ăn, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Việc xây dựng cho người bệnh một chế độ ăn uống phù hợp sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, tránh để cơ thể bị suy nhược do thiếu chất và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thực phẩm người bị viêm gan B nên kiêng và nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh.
Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị viêm gan B
Khi bị viêm gan B, người bệnh cần phải tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng mà chuyên gia đề ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh để bệnh chuyển biến nặng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra chế độ ăn uống phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh phải đáp ứng theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:
– Đối với người bị viêm gan B cấp tính:
- Năng lượng: 1.300-1.400 Kcal/ngày
- Protid: 20-30 gam
- Lipid: 15-20 gam
- Glucid: 250-280 gam
- Nước: 2-2,5 lít
– Đối với người bị viêm gan B mạn tính:
- Năng lượng: 1.800-2.000 Kcal/ngày
- Protid: 50-75 gam
- Lipid: 30-40 gam
- Glucid: 310-340 gam
- Nước: 1,5-2,0 lít
Để quá trình hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B thông qua chế độ ăn uống mang lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cũng nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực chuyển hóa lên gan.
- Ăn nhiều vào bữa ăn sáng và giảm dần khẩu phần ăn vào buổi tối.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng để chế biến món ăn.
- Nấu chín kỹ thực phẩm phẩm và ưu tiên sử dụng các món ăn mềm để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan và hạn chế các loại thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Người bị viêm gan B nên kiêng ăn gì?
Đối với những người bị viêm gan B, việc xây dựng một chế độ ăn uống kiêng khem khoa học sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Dưới đây là một số loại thực phẩm có tác động xấu đến gan mà người bệnh cần phải chú ý và hạn chế đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
- Nội tạng động vật
Các cơ quan nội tạng động vật như tim, gan, cật, ruột, mật, lưỡi,… thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong nội tạng độc vật tích tụ rất nhiều độc tố chưa được phân hủy hết, nếu chúng ta sử dụng quá nhiều sẽ tạo áp lực đào thải độc tố lên gan và gia tăng nguy cơ bị ngộ độc gan. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo và cholesterol bên trong thực phẩm này cũng rất lớn, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết ở mật và tác động tiêu cực lên chức năng lọc độc tố của gan.
- Thịt dê
Trong thịt dê có hàm lượng protein rất dồi dào, đây là yếu tố dưỡng chất có khả năng chống lại sự tấn công của các chủng vi sinh vật gây ra bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, trong thịt dê còn chứa hàm lượng lipid rất lớn, nếu người bệnh sử dụng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên gan và gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của cơ quan này.
- Tôm
Tôm cũng là một trong những loại thực phẩm mà người bị viêm gan B không nên sử dụng. Tương tự các loại thực phẩm ở trên, tôm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng đạm và cholesterol bên trong tôm quá cao, nếu thường xuyên bổ sung cho cơ thể sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa hết hoàn toàn các hoạt chất này. Vì vậy, người bị viêm gan B cũng không nên sử dụng dụng quá nhiều tôm trong bữa ăn hàng ngày.
- Thực phẩm quá nhiều chất xơ
Chất xơ là thành phần dưỡng chất rất có lợi cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu người bị viêm gan B sử dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh quá trình đào thải độc tố của gan bị cản trở, từ đó bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như giãn nở đường ruột, xơ gan tĩnh mạch. Chính vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo những người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, có thể kể đến như măng, hành lá, rau muống,…
- Nhân sâm
Những người bị viêm gan B thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người bình thường. Nhân sâm là loại thuốc quý trong Đông y và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên đây là dược liệu có tính nóng và làm tăng nhiệt của cơ thể. Vì vậy, đây cũng là một trong những loại thực phẩm người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng để tránh gây xuất huyết nội.
- Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo người bị viêm gan B không nên sử dụng. Bên trong lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều cholesterol có tác động không tốt đến sức khỏe của gan. Vì vậy, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng lòng trắng trứng để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý lựa chọn sử dụng trứng gà tươi và có nguồn gốc rõ ràng.
- Các món chiên xào
Các món chiên xào thường chứa rất nhiều dầu mỡ và có hàm lượng chất béo rất cao. Đây là nhóm thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị mắc các bệnh lý về gan. Nếu bạn có thói quen sử dụng đồ ăn chiên xào sẽ khiến cơ thể dễ bị béo phì và gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, những người bị viêm gan B nên hạn chế đưa nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày để phòng tránh tình trạng sức khỏe của gan trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
- Đồ ngọt nhân tạo
Người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, đặc biệt là đường hóa học như kẹo, nước ngọt, mứt,… Nếu cơ thể tiêu thụ lượng đường quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa và trao đổi chất tại gan. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa và tiểu đường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường còn khiến các phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thèm đồ ăn ngọt người bệnh có thể bổ sung các loại đồ ăn ngọt từ tự nhiên giúp cơ thể dễ hấp thu hơn như vị ngọt, mật ong,…
- Đồ ăn nhiều gia vị
Thói quen chế biến thức ăn nêm nhiều gia vị cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những người bị viêm gan B. Các loại gia vị như đường, muối, ớt,… sẽ giúp kích thích ngon miệng hơn, tuy nhiên chứng có thể gây kích ứng đến dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng đào thải của gan. Vì vậy, những người bị viêm gan B nên tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, quá mặn, quá chua hoặc đồ ăn có hàm lượng đường quá cao.
- Rượu, bia, chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc,… là những loại thực phẩm làm suy giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị viêm gan B. Vì vậy, khi bị bệnh và đang trong quá trình điều trị bệnh bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và tác động xấu lên gan. Nếu người bệnh không loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn uống thì tình trạng viêm gan sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn, gia tăng nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan.
Ăn gì để hỗ trợ điều trị viêm gan B?
Bên cạnh các loại thực phẩm mà người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng ở trên thì người bệnh cũng nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho gan giúp phục hồi chức năng gan và hỗ trợ điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích người bị viêm gan B sử dụng là:
- Thực phẩm chứa nhiều đạm nhưng ít béo
Chuyên gia cho biết, những người bị viêm gan B nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm để cơ thể có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất, thúc đẩy quá trình tái tạo và dự trữ năng lượng để chuyển hóa các chất. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nhiều đạm nào cũng được khuyến cáo nên sử dụng, thay vào đó người bệnh cần phải lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và ít chất béo như thịt trắng, sữa tách béo, đậu nành,… Và tốt nhất, người bệnh chỉ nên bổ sung đạm với hàm lượng vừa phải là từ 50 – 70 gram, những trường hợp viêm gan B nặng thì nên cắt giảm còn khoảng 40 gram/ngày.
- Rau xanh và các loại trái cây tươi
Rau xanh và trái cây tươi là nhóm thực phẩm hàng đầu được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho những người bi viêm gan B. Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, việc tăng cường sử dụng chúng sẽ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và ức chế hoạt động của các virus gây ra bệnh.
Vì vậy, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày như rau má, các loại rau xanh sẫm, các loại trái cây có màu vàng đỏ chứa nhiều vitamin A và vitamin C.
- Ngũ cốc, đậu và chế phẩm từ đậu
Ngũ cốc và các loại đậu có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, giúp làm sạch đường tiêu hóa và hỗ trợ gan thực hiện chức năng lọc máu, hạn chế gây áp lực lên gan. Đồng thời, đây cũng là nhóm thực phẩm có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu thường gặp ở những người bị viêm gan B.
- Uống nhiều nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ có tác dụng rất tốt đối với gan, giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố của cơ quan này. Tốt nhất, người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tươi, nước ép rau xanh hoặc trà thảo mộc giúp làm mát gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tăng khả năng ức chế các loại virus gây hại.
Một số món ăn tốt cho người bị viêm gan B
Dưới đây là cách chế biến một số món ăn tốt cho người bị viêm gan B, giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
+ Cháo rau má
Nguyên liệu: 100 gram rau má tươi, 50 gram gạo tẻ, 50 gram đậu xanh
Cách thực hiện:
- Rau má đem rửa sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo nước rồi dùng dao thái nhỏ.
- Gạo đem vo sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải rồi đem nấu chín.
- Khi cháo đã chín nhừ thì cho rau má vào nấu chung, đợi cho cháo sôi trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
- Khi sử dụng bạn có thể cho vào cháo một ít muối hoặc đường để dễ ăn hơn.
+ Cháo nhân trần
Nguyên liệu: 100 gram gạo tẻ, 50 gram nhân trần cao, một ít đường trắng
Cách thực hiện:
- Nhân trần đem rửa sạch bụi bẩn rồi đem sắc với 600ml trong khoảng 30 phút, sau đó lọc lấy nước.
- Gạo tẻ đem rửa vo sạch với nước, cho vào nồi nấu chung với nước nhân trần cho đến khi gạo nở và chín nhừ thì tắt bếp.
- Cho vào cháo một ít đường để dễ ăn hơn, nên sử dụng món ăn khi nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Canh cần tây nấu thịt heo nạc
Nguyên liệu: 100 gram thịt heo nạc, 100 gram cần tây, 20 gram nấm hương, 3 – 4 tép tỏi, một ít muối
Cách thực hiện:
- Cần tay nhặt lấy phần lá và cuống, đem rửa sạch với nước rồi cắt nhỏ.
- Nấm hương đem ngâm vào nước nóng cho nở ra, rửa sạch rồi dùng dao cắt nhỏ.
- Tỏi lột bỏ phần vỏ bên ngoài, đập dập rồi băm nhuyễn.
- Thịt heo đem rửa sạch với nước, thái nhỏ rồi ướp với tỏi băm nhuyễn.
- Cho nửa lít nước vào nồi rồi bắt lên bếp đun sôi, sau khi nước sôi thì cho thịt vào nấu.
- Đợi đến khi thịt chín thì cho cần tây và nấm hương vào, tiếp tục đun đến khi nước sôi thì cho vào ít muối rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn khi còn nóng để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn.
+ Canh thịt heo nấu nấm rơm
Nguyên liệu: 100 gram thịt heo nạc, 200 gram nấm rơm tươi
Cách thực hiện:
- Nấm rơm đem cắt bỏ phần cuống, đem rửa sạch với nước rồi để cho ráo.
- Thịt heo rửa sạch rồi dùng dao thái nhỏ thành miếng vừa ăn.
- Cho nấm rơm và thịt heo vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.
- Bắc nồi lên bếp nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Sử dụng canh khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm người bị viêm gan B nên ăn và không nên ăn bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa chuyển biến nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thường xuyên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để kiểm soát bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!