Viêm họng khi mang thai, sau sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn
Viêm họng khi mang thai hoặc sau sinh đều khiến các mẹ “đứng ngồi không yên” vì triệu chứng khó chịu nhưng không dám điều trị, dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi hoặc con nhỏ. Vì vậy các mẹ cần tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa sớm, giải thoát mối lo điều trị nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về viêm họng và nếu “có lỡ mắc” các mẹ cũng biết cách chữa an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Hiện tượng viêm họng khi mang thai, phụ nữ sau sinh
Viêm họng khi mang thai, phụ nữ sau sinh cũng là tình trạng niêm mạc họng bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm, sưng tấy và khiến người bệnh có cảm giác đau rát.

Khi phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này thì sự khó chịu càng tăng lên gấp bội phần vì chị em đang ở trong giai đoạn thai kỳ khá mệt mỏi. Ở giai đoạn sau sinh, chị em cũng rất dễ bị viêm họng nói riêng và các bệnh lý viêm nhiễm khác nói chung vì cơ thể vừa trải qua quá trình sinh nở mất nhiều sức lực, chưa thể phục hồi.
Nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu
Hiện tượng viêm họng khi mang thai và sau sinh do nhiều tác nhân. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bước đầu sẽ giúp chị em chủ động trong quá trình điều trị và nâng cao hiệu quả chữa trị.
Virus, vi khuẩn và nấm
Không chỉ riêng ở mẹ bầu, đa phần các trường hợp phát hiện viêm họng đều là do virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào vùng hầu họng phá hủy lớp niêm mạc và gây viêm. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lây lan nhanh chóng sang các khu vực lân cận như xoang, mũi, tai, thực quản…
Sức đề kháng suy giảm
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua hàng loạt những thay đổi về cả tâm và sinh lý. Theo đó, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm và tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay nấm xâm nhập, làm vùng họng viêm nhiễm.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khi mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ bị “kìm hãm” để ngăn không cho cơ thể từ chối sự xuất hiện của thai nhi. Do đó, khi mang bầu, phần đa các mẹ đều có cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó chịu và dễ mắc bệnh.
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm họng khi mang thai ở nhiều chị em. Cụ thể, kích thước thai nhi ngày càng lớn lên trong bụng người mẹ sẽ tạo lực chèn ép lên các bộ phận xung quanh, trong đó có dạ dày.
Khi bị chèn ép quá mức, dạ dày sản sinh ra cơ chế trào ngược để giải tỏa bớt áp lực. Luồng dịch vị có tính chất axit đậm đặc sẽ từ bao tử đi qua thực quản và trào lên khoang miệng.
Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chị em khi mang bầu cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn từ 5-6 bữa/ngày để giảm thiểu áp lực lên dạ dày từ đó ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Ăn uống thất thường
Đặc trưng của các mẹ bầu là hiện tượng ốm nghén. Nhẹ thì chị em không thể ăn hay ngửi một số thức ăn hoặc mùi vị còn nặng thì nhiều mẹ ăn gì cũng nôn hết.

Biểu hiện nôn cũng sẽ khiến một lượng dịch vị tiêu hóa từ dạ dày trào lên khoang miệng, làm tổn thương lớp niêm mạc ở họng.
Đối với những chị em sau sinh, thời gian chăm sóc em bé khiến thời khóa biểu sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, ăn ngủ thất thường. Không ăn được gì khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, trong đó có vùng hầu họng.
Môi trường ô nhiễm
Khi sức đề kháng đã suy yếu mà chị em lại sinh sống trong một môi trường ô nhiễm, không khí chứa nhiều khói bụi thì khả năng mắc các bệnh lý về đường hô hấp càng gia tăng, trong đó có viêm họng.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Nếu bạn không đánh răng, vệ sinh họng sạch sẽ mỗi ngày thì khoang miệng sẽ trở thành ổ cư trú của vi khuẩn. Từ đó, chị em không chỉ bị sâu răng, viêm họng mà còn mắc viêm amidan, thậm chí viêm nhiễm lây lan lên cả mũi và xoang.
Thời tiết thay đổi thất thường
Thời tiết thay đổi thất thường khiến bất cứ ai cũng có thể ốm. Đối với chị em mang thai thì nguy cơ này càng cao hơn do sức đề kháng của chị em đang trong giai đoạn suy giảm rất dễ mắc các bệnh viêm họng, viêm amidan, ho,…
Triệu chứng viêm họng khi mang thai, phụ nữ sau sinh
Những triệu chứng viêm họng khi mang thai nhìn chung khá dễ nhận biết, chị em chỉ cần chú ý những thay đổi bất thường của cơ thể là có thể xác định ngay khả năng mình mắc viêm họng.
- Bà bầu bị đau họng sưng amidan: Khi vùng họng bị viêm nhiễm, niêm mạc bị phá hủy dần dần, họng sẽ mất đi lớp bảo vệ bên ngoài khiến người bệnh có cảm giác đau rát và sưng amidan. Cảm giác đau rát sẽ càng rõ rệt khi nhai hoặc nuốt thức ăn, thậm chí là nuốt nước bọt.
- Niêm mạc họng sưng, đỏ: Các mạch máu tại vùng họng bị kích thích sẽ trở nên sưng, tấy, đỏ. Khi quan sát vùng họng, họ có thể thấy rõ biểu hiện này.
- Ho có đờm, khàn tiếng: Tình trạng viêm nhiễm nếu lây lan lên mũi hay xoang sẽ sản sinh ra một lượng dịch mủ. Để đẩy lượng dịch mủ này ra ngoài, cơ thể sẽ kích thích các cơn ho khan, ho có đờm và gây ra hiện tượng khàn tiếng.

- Sốt: Bà bầu bị viêm họng và sốt là biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh, nhiệt độ có thể cao tùy theo mức độ của bệnh. Tình trạng sốt có thể gây ảnh hưởng không tốt với sự hình ảnh và phát triển của thai nhi. Trường hợp sốt cao có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Đặc biệt là khi chị em bị sốt viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu.
- Khô môi, khô họng: Sốt khiến cơ thể mất nước, nếu không được bù đủ lượng nước mất đi, chị em sẽ có cảm giác khô môi, khô họng.
- Khi nuốt có cảm giác đau: Niêm mạc họng bị tấn công, phá hủy và không còn được bảo vệ cẩn thận, các mô dần lộ ra khiến người bệnh cảm thấy đau, nhức, buốt mỗi khi nuốt. Cảm giác đau nhức có thể lan từ tai khi nuốt xuống.
Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không?
Viêm họng tưởng chừng là một bệnh lý đơn giản, dễ điều trị nhưng đừng chủ quan vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trong thời gian thai kỳ của phụ nữ nếu không được điều trị hiệu quả và dứt điểm.
Viêm amidan, viêm mũi
Amidan, mũi là những bộ phận nằm trong hoặc lân cận với họng. Do đó khi họng bị viêm nhiễm, tình trạng có thể lây lan nhanh chóng sang các bộ phận này nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tai giữa
Vùng khoang miệng, hầu họng có liên quan mật thiết với cấu trúc ống tai nên bất cứ viêm nhiễm nào ở họng cũng có thể tác động tiêu cực tới tai. Viêm nhiễm khiến các nhu mô phù nề dẫn tới bít tắc vòi nhĩ, dịch bài tiết không thoát được sẽ ứ đọng tại buồng nhĩ, ốc tai lâu dần sẽ gây viêm tai giữa, nguy hiểm hơn có thể gây mất thính giác.

Áp-xe amidan, áp-xe họng
Viêm nhiễm hình thành các ổ mủ, áp-xe trong họng, xung quanh amidan khiến tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.
Viêm thanh quản, viêm phế quản
Viêm nhiễm còn có khả năng lây lan xuống đường hô hấp dưới, gây viêm thanh quản, viêm phế quản do dịch mủ chảy xuống khu vực này.
Viêm phổi
Phổi là một cơ quan quan trọng trong hệ hô hấp. Khi viêm nhiễm đã lây tới phế quản mà người bệnh không tiến hành biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả thì sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm hơn là viêm phổi.
Áp-xe phổi
Viêm nhiễm tiếp tục hình thành các ổ áp-xe tại phổi khiến quá trình hô hấp gặp khó khăn. Khi xuất hiện khối áp-xe trong phổi thì tình trạng bệnh lý đã đáng báo động, rất nguy hiểm.
Viêm thận, viêm khớp, viêm tim
Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A thì biến chứng viêm họng còn nguy hiểm hơn nhiều lần, thậm chí còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Bởi, vi khuẩn này không chỉ gây bệnh viêm họng mà còn xâm nhập vào đường máu, tấn công tới các cơ quan khác, gây ra các bệnh lý như viêm thận, viêm khớp, viêm tim…
Đe dọa sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
Những biến chứng kể trên từ nhẹ tới nặng đều rất nguy hiểm với chị em khi đang mang thai. Chúng đe dọa không chỉ tới sức khỏe của người mẹ mà còn là sự phát triển, an toàn của thai nhi. Đặc biệt với trường hợp viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thậm chí, nhiều trường hợp biến chứng xuất hiện tại phổi, tim hoặc thận đe dọa trực tiếp tính mạng của mẹ và em bé. Vì vậy phụ nữ bị viêm họng cần điều trị tích cực ngay từ khi có triệu chứng khởi phát để tránh nguy hiểm.
Điều trị viêm họng khi mang thai, phụ nữ sau sinh như thế nào?
Nói tới phương pháp điều trị viêm họng khi mang thai, ai cũng sẽ đắn đo, suy nghĩ vì lo lắng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ngoài điều trị bằng thuốc tây còn có nhiều giải pháp khác. Chị em hãy cùng tìm hiểu những biện pháp được áp dụng phổ biến sau đây để biết đâu là biện pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Mẹo dân gian chữa viêm họng khi mang thai
Cũng vì lo sợ ảnh hưởng của thuốc tới em bé nên ban đầu chị em thường lựa chọn chữa viêm họng khi mang thai bằng các mẹo dân gian.
Chữa viêm họng cho bà bầu bằng tỏi
Các hoạt chất Allicin, Liallyl Sulfide hay Ajoene… có trong tỏi đều chữa trị rất hiệu quả tình trạng viêm nhiễm nhờ công dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa.

Để dùng tỏi chữa viêm họng cho phụ nữ mang thai có 2 cách
- Ăn tỏi và mật ong hấp cách thủy
- Tỏi ngâm mật ong, dùng ngậm hàng ngày hoặc pha với nước ấm để uống vào buổi sáng, buổi tối.
Chữa viêm họng bằng gừng
Gừng cũng có tính kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt. Chị em có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để chữa viêm họng.
- Uống trà gừng: Thái mỏng gừng tươi, ngâm với nước ấm để uống.
- Gừng kết hợp với chanh, nghệ và mật ong hấp cách thủy với đường phèn sau đó dùng để ngậm hàng ngày.
- Gừng và hành khô: Gừng thái nhỏ, hành đập dập cho vào đun sôi rồi tiến hành xông mũi.
Nước muối trị viêm họng
Pha loãng nước muối dùng để súc miệng hàng ngày cũng là một mẹo dân gian khá đơn giản. Không chỉ trong thời điểm bị viêm họng khi mang thai hay sau sinh, các mẹ có thể dùng dung dịch này hàng ngày để vệ sinh răng miệng, phòng tránh viêm họng cũng như các viêm nhiễm khác tại vùng mũi, xoang.

Các mẹo dân gian khá dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà và không tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ có hiệu quả tốt nhất khi bệnh viêm họng mới chớm, triệu chứng chưa nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh đã phát triển trầm trọng thì mẹo dân gian không còn hiệu quả nữa. Khi đó, dù chị em có kiên trì áp dụng cũng chỉ xoa dịu phần nào những biểu hiện của bệnh và không thể ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.
Thuốc trị viêm họng ở bà bầu bằng Tây y
Khi viêm họng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám và kê một số loại thuốc, bao gồm cả kháng sinh, sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc ở phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa thường rất hạn chế. Nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây ra các ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng cho quá trình phát triển và hoàn thiện của thai nhi. Một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Trong những trường hợp thực sự cần thiết, việc sử dụng thuốc vẫn sẽ được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng trước rủi ro và lợi ích của thuốc đối với mẹ và bé.
Chữa viêm họng ở bà bầu bằng bài thuốc Đông y
Với bà bầu và mẹ sau sinh, phương pháp điều trị nào cũng cần ưu tiên sự an toàn của thai nhi lên trước tiên. Những bài thuốc Đông y có nguồn gốc chủ yếu từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Các bài thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng các tạng bên trong như Phế, can, thận… Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thê, tăng cường chính khí, vệ khí, đặc biệt là cân bằng nội tiết tố nữ. Thông qua đó sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng cao mang lại nhiều hiệu quả đối với phụ nữ đang mang thai và chị em mới sinh con:
- Điều trị viêm họng triệt để, hiệu quả lâu dài: Nội tiết cân bằng, sức đề kháng tăng cường sẽ giúp đẩy lùi tà khí, tiêu diệt vi khuẩn, virus, làm tiêu biến các triệu chứng viêm nhiễm khó chịu. Đồng thời cơ thể sản sinh nội lực chống lại sự xâm nhâp của tác nhân gây viêm, nhờ đó hạn chế nguy cơ TÁI PHÁT sau khi điều trị.
- Cải thiện sức khỏe: Giải quyết được vấn đề sức đề kháng và nội tiết là khâu quan trọng để giúp các mẹ có một sức khỏe tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch trong thai kỳ và sau khi sinh con.
Lời khuyên khi chăm sóc và phòng tránh viêm họng ở bà bầu, sau sinh
Để điều trị hiệu quả tình trạng viêm họng khi mang thai, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông Y Việt Nam cho biết, chị em cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa mắc viêm họng đồng thời cũng hỗ trợ các chị em nếu đã mắc bệnh, cụ thể:
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản.
- Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả, cá hồi, các loại hạt…
- Uống các loại trà thảo mộc để xoa dịu cảm giác đau rát tại vùng họng.
- Xông hơi để giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn.
- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia hay đồ uống có chứa cồn hay gas.
- Uống nhiều nước.

Nếu đang bị viêm họng khi mang thai hoặc sau sinh, chị em không nên chủ quan nhưng cũng đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh xác định các triệu chứng, nguyên nhân, tiến hành thăm khám và điều trị một cách hiệu quả theo hướng dẫn của các bác sĩ.
ArrayBài được quan tâm nhất:
Ngày Cập nhật 31/05/2024