Bị viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì để dứt điểm bệnh?

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm bệnh viêm phế quản cấp bùng phát mạnh mẽ. Bên cạnh phương pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh hiệu quả. Vậy viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì để nhanh chóng lành bệnh. Hãy tìm hiểu ngay chế độ ăn cho người bị viêm phế quản trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản nên ăn gì để bệnh nhanh chóng thuyên giảm

Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp có diễn biến phức tạp và dễ lây lan. Không chỉ cần điều trị đúng cách, người bệnh cũng cần một chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, đồng thời cũng là một biện pháp để phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Viêm phế quản nên ăn gì? – Rau xanh và trái cây

Trái cây và rau xanh chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, các vitamin. Chất xơ cần thiết cho cơ thể. Chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Theo một nghiên cứu khoa học năm 2007, việc tăng lượng trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể làm giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản. Với những người tham gia ít tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin này có nguy cơ phát triển viêm phế quản mãn tính và các vấn đề hô hấp khác như hen suyễn và thở khò khè. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau xanh còn giúp làm dịu bớt những cơn đau rát cổ họng sau đợt ho dai dẳng.

Trái cây và rau xanh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị viêm phế quản
Trái cây và rau xanh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Người bệnh nên ăn một số loại rau xanh, quả mọng như rau cải, xà lách, cần, súp lơ, dâu tây, cam, táo, quýt, bưởi… sẽ rất tốt cho tình trạng viêm phế quản.

Khi bổ sung các loại rau, củ, quả cần đặc biệt chú ý tới các nguồn thực phẩm giàu vitamin A, C, E và beta- caroten… Bởi, vitamin A giúp duy trì hoạt động của phổi, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin E và beta caroten giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương tại mô, niêm mạc phổi và phế quản.

Tăng cường thực phẩm giàu năng lượng và protein

Nễu bị viêm phế quản chưa biết nên ăn gì thì người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu đạm và chất béo. Bởi vì những thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Người bệnh có thể lựa chọn các loại thịt gia súc, gia cầm như thịt bò hữu cơ, hoặc thịt gà.

Lượng lớn vitamin A, E, omega 3, beta caroten, kẽm, axit folic … có mặt trong thịt bò sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Súp gà là món ăn rất tốt cho người bị viêm phế quản
Súp gà là món ăn rất tốt cho người bị viêm phế quản

Súp hay cháo gà chứa một axit amin gọi là cystein, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Một vài ý kiến cho rằng khi bị ho, đờm, viêm phế quản không nên ăn gà vì dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, thành phần dễ gây dị ứng trong thịt gà là da gà. Còn thịt gà vẫn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là kẽm, tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể. Bạn nên bổ sung một số gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu khi chế biến món súp gà để tăng cường khả năng miễn dịch, xoa dịu cổ họng, tống đờm, làm thông thoáng đường thở.

Viêm phế quản nên ăn gì? – Thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa

Gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu phụ, trứng gà, sữa… đều rất tốt cho bệnh nhân viêm phế quản. 

Có nhiều ý kiến cho rằng khi bị viêm phế quản nên kiêng sữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chứa rất nhiều canxi, protein, vitamin D rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là trong thời kỳ viêm nhiễm. Một lưu ý nhỏ là nên chọn các loại sữa và chế phẩm từ sữa ít chất béo, sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.

Sữa chua và các thực phẩm giàu probiotics (lợi khuẩn) như men vi sinh cũng có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh.

Bổ sung nước mỗi ngày

Nước rất cần thiết cho cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, bổ sung nhiều nước mỗi ngày luôn tốt, trong đó có trường hợp viêm phế quản.

Nước có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, tăng cường đào thải độc tố và tác nhân gây bệnh. Nước còn làm làm loãng đờm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và khô rát họng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân viêm phế quản kèm theo suy thận, suy tim có phù hoặc tình trạng phù do các nguyên nhân khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước có thể bổ sung mỗi ngày, tránh tình trạng quá tải cho thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm phế quản kiêng ăn gì?

Khi đang trong giai đoạn điều trị bệnh, một số loại thực phẩm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng điểm mặt một số loại thực phẩm không tốt, người bệnh viêm phế quản nên tránh:

Viêm phế quản không nên ăn gì? – Đồ chiên rán

Bệnh nhân viêm phế quản nên hạn chế các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ vì chúng chứa một lượng chất béo bão hòa cao, có khả năng khiến lượng cholesterol máu tăng cao đột ngột, làm xuất hiện nhiều bệnh lý về tim mạch. Chức năng tim ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng phổi và ngược lại. Do vậy, hạn chế đồ chiên rán, bảo vệ tim mạch là một biện pháp để bảo vệ phổi tốt hơn.

Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ đều là "khắc tinh" của bệnh viêm phế quản
Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ đều là “khắc tinh” của bệnh viêm phế quản

Mặt khác, dầu mỡ, đồ chiên xào sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, làm nặng thêm viêm nhiễm ở người viêm phế quản, gia tăng biến chứng viêm phổi.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Muối làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, lượng đờm tiết ra nhiều hơn làm bít tắc đường thở. Hơn nữa, muối còn làm tăng lượng nước trong các mô phổi, tăng lượng dịch nhầy, gây thêm bệnh viêm phế quản.

Muối làm triệu chứng viêm phế quản trở nên nguy hiểm hơn
Muối làm triệu chứng viêm phế quản trở nên nguy hiểm hơn

Đồ ăn mặn, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh… thường chứa nhiều muối, người bệnh nên hạn chế tối đa.

Đồ uống có gas

Các loại đồ uống có gas lạnh, chứa chất kích thích, người bệnh nên hạn chế, tốt nhất là tránh xa. Đặc biệt là trước khi đi ngủ vì chúng có thể làm liệt trung khu hô hấp, gây rối loạn nhịp thở hoặc ngừng thở.

Viêm phế quản kiêng ăn gì? – Thức ăn nhiều đường

Đường chỉ có vị ngọt, một lượng nhỏ calo và không chứa chất dinh dưỡng. Dùng quá nhiều đường trong bữa ăn hằng ngày có thể khiến triệu chứng khó thở tăng lên, suy giảm sức đề kháng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Một số thực phẩm người bệnh cần chú ý: Nước ngọt, ngũ cốc ngọt, bánh kẹo nhiều đường, siro, chế phẩm sô cô la…

Đồ cay nóng, chua chát

Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi… nếu dùng vừa đủ sẽ giúp ích cho bệnh viêm phế quản vì tác dụng kháng viêm làm thông thoáng đường thở. Nhưng chỉ cần dùng quá đi một chút sẽ gây kích thích niêm mạc phế quản, kích ứng cổ họng, gây ho, đau rát họng nhiều hơn. 

Một số loại trái cây có vị chua chát, làm đặc đờm, khó long đờm, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng góp phần giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh hiệu quả. Tuy nhiên muốn khỏi bệnh hoàn toàn, người bệnh cần áp dụng phương pháp chữa trị để loại bỏ bệnh hoàn toàn. Hiện nay điều trị viêm phế quản bằng thuốc Y học cổ truyền là giải pháp mang lại hiệu quả cao cho nhiều bệnh nhân.

Tóm lại, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị viêm phế quản. Thắc mắc bệnh viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì đã được giải quyết qua bài viết trên. Hy vọng người bệnh có thể áp dụng những kiến thức cơ bản này để hỗ trợ điều trị đồng thời có thêm gợi ý về phương pháp chữa bệnh để sớm thoát khỏi căn bệnh này.

Bài được quan tâm nhiều:

 

Array

Ngày Cập nhật 07/06/2024