Vôi hóa cột sống có chữa được không?
Bệnh vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay và việc điều trị dứt điểm căn bệnh này còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố như thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị, sự kiên trì điều trị của từng bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh vôi hóa cột sống có chữa khỏi không?
Bệnh vôi hóa có chữa được không là vấn đề mà nhiều người bệnh luôn trăn trở và hoang mang để đi tìm câu trả lời chính xác nhất. Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu một cách khái quát bệnh vôi hóa cột sống là gì và nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này?
Bệnh vôi hoá cột sống là tình trạng lắng đọng canxi tại các khớp, xương, sụn hay dây chằng ở đốt sống cổ hoặc các mấu gai của cột sống. Lúc này, mật độ canxi trong xương suy giảm khiến cho cấu trúc của cột sống bị yếu dần và dẫn đến hiện tượng thoái hóa, từ đó có thể kéo theo tình trạng bị vôi hóa.
Bệnh xương khớp nói chung và bệnh vôi hóa cột sống nói riêng thường không có những biểu hiện rõ ràng. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau phổ biến ở vùng lưng và tưởng nhầm đó chỉ là chứng đau lưng thông thường mà không một chút nghi ngờ về bệnh lý này. Người bệnh sẽ biết chính xác bản thân mình mắc vôi hóa cột sống khi tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm từ chỉ định của bác sĩ.
Đặc trưng chính của bệnh vôi hóa cột chính là biểu hiện của những cơn đau tăng theo thời gian mắc bệnh. Biểu hiện bệnh vôi hóa cột sống đầu tiên là cơn đau vùng cổ hoặc thắt lưng và lan xuống dần đến cột sống và phần lưng dưới. Khi đó, các cơ, tứ chi yếu dần, thậm chí bị tê. Ở những trường hợp nặng hơn có thể gây mất kiểm soát trong việc đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh vôi hóa cột sống là do quá trình lão hóa theo thời gian, đồng nghĩa với việc tuổi càng cao càng dễ mắc phải. Ngoài ra còn nhiều tác nhân khác làm gia tăng quá trình vôi hóa cột sống như: Cột sống bị nhiễm trùng, lao động nặng, lão hóa xương, làm việc sai tư thế khiến cho cột sống bị quá tải,…
Để trả lời câu hỏi bệnh vôi hóa cột sống có chữa được không, chuyên gia trang vpeg.vn cho biết: “Bệnh vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay và việc điều trị dứt điểm căn bệnh này còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố như thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý, sự kiên trì điều trị của từng bệnh nhân. Có những bệnh nhân chỉ mất vài tuần là có thể cải thiện bệnh lý, nhưng cũng có những bệnh nhân phải mất vài tháng để bệnh lý thuyên giảm. Do đó, không thể khẳng định 100% các trường hợp vôi hóa cột sống đều có thể chữa khỏi”.
Mặt khác, mức độ thành công của việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống không thể đạt tới 100%, mà con số này chỉ có thể đạt được 90% so với ban đầu. Mà con số này là tỷ lệ khá khả quan đối với bệnh xương khớp nói chung và bệnh vôi hoá cột sống nói riêng. Do đó, chức năng xương khớp không thể khôi phục hoàn toàn như ban đầu, thậm chí bệnh tình có thể tái phát trở lại sau khi tiến hành điều trị.
Những phương pháp trị vôi hóa cột sống
Với nền y học ngày càng hiện đại và phát triển, hiện có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh vôi hóa cột sống như: phương pháp Tây y hay phương pháp Đông y. Đối với căn bệnh này, phương pháp Đông y lại có nhiều điểm vượt trội hơn so với phương pháp Tây y mặc dù công dụng mang lại thường lâu hơn, không có công dụng tức thời.
Mặt khác, để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trước hết, người bệnh nên xác định chính xác mức độ mắc bệnh cũng như tình trạng sức khỏe đang mắc phải bằng việc tiến hành thăm khám tại một số địa chỉ uy tín. Khi xác định được tình trạng bệnh lý, người bệnh sẽ nhanh chóng lựa chọn phương án điều trị phù hợp hoặc làm theo chỉ định của bác sĩ.
1. Điều trị vôi hóa cột sống bằng thuốc Tây y
Trên thị trường hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị chữa vôi hóa cột sống. Vì thế, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc liên quan như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay một số loại thuốc có tác dụng chậm, như:
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,…
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Paracetamol,…
- Thuốc điều trị cột sống có công dụng chậm: Chondroitin, Glucosamin, Diacerin,…
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chắc chắn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đúng cách cũng có thể giúp người bệnh phòng tránh được những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
2. Áp dụng vật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống
Vật lý trị liệu là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh kết hợp điều trị để cải thiện bệnh lý về xương khớp. Vật lý trị liệu cột sống sẽ giúp làm giảm những cơn đau ở vùng lưng và các vùng lân cận, giúp sức khỏe được phục hồi nhanh chóng. Các lương y có chuyên môn sẽ xem xét mức độ mắc bệnh bằng kỹ thuật bấm huyệt trước khi tiến hành châm cứu. Sau đó sử dụng một số kim châm kích thích vào một số huyệt đạo chính để làm giảm cơn đau, cơn nhức, giảm tê mỏi, lưu thông khí huyết.
Đối với bệnh vôi hóa cột sống, các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng như yoga, kéo giãn cột sống, bài tập thể dụng, chiếu tia hồng ngoại, dùng nhiệt năng hay điện nặng. Để tăng công dụng của liệu pháp này, tốt nhất người bệnh nên tập luyện cùng với chuyên gia hay các chuyên viên có kỹ thuật.
3. Trị vôi hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian
Trị bệnh vôi hóa cột sống bằng bài thuốc dân gian cũng chính là phương án được nhiều bệnh nhân sử dụng để điều trị bệnh lý ở mức độ nhẹ. Với bản chất lành tính, an toàn và hầu như không để lại tác dụng phụ, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm sử dụng để cải thiện bệnh lý.
Những bài thuốc dân gian thường có nguồn gốc từ các thảo dược có sẵn trong tự nhiên, bạn có thể tìm kiếm nguyên liệu quanh nơi bạn sống hoặc tìm mua với mức giá khá rẻ như: hạt đu đủ, cây chìa vôi, cây dền gai, lá lốt, ngải cứu,… Người bệnh có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp lên vùng cột sống bị đau. Nếu mong muốn bệnh tình được cải thiện như mong muốn, người bệnh nên thực hiện kiên trì mỗi ngày.
4. Châm cứu, bấm huyệt trị vôi hoá cột sống
Châm cứu, bấm hiểu đã khẳng định được chỗ đứng trong việc chữa bệnh vôi hóa cột sống. Đây là liệu pháp cải thiện bệnh lý được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được phần đông bệnh nhân đánh giá tác dụng sau khi điều trị bằng phương pháp này.
Một lưu ý khác, người bệnh không được tự ý chấm cứu cho bản thân mình bởi như vậy sẽ khiến người bệnh không thể kiểm soát được một số rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh việc điều trị vôi hóa cột sống bằng các liệu pháp trên, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là biện pháp giúp bệnh lý được cải thiện nhanh chóng. Chẳng hạn như các vấn đề sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: các loại hải sản, sữa, đậu nành, trái cây, rau củ, thịt,… nên biết người bệnh vôi hóa cột sống nên ăn gì;
- Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn hay những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe xương khớp;
- Hạn chế vận động mạnh hay khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống;
- Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao như: chạy bộ, bơi lội, yoga,… Tránh chơi các môn thể thao mang tính chất đối kháng như: bóng đá, bóng chuyền, tennis,…;
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích không suốt thời kỳ mắc bệnh như: thuốc lá, rượu, bia, trà đặc, cà phê,…
Tóm lại, bệnh vôi hóa cột sống có thể chữa khỏi nhưng không thể phục hồi hoàn toàn 100% so với ban đầu. Mức độ khôi phục bệnh còn phụ thuộc khá nhiều vào một số yếu tố như: mức độ bệnh lý, thể trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, mức độ kiên trì,… Đồng thời, người bệnh cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện những biến chứng có thể xảy ra để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!