Xơ gan có nguy hiểm không? Có lây không? Phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay
Xơ gan có nguy hiểm không? Có lây nhiễm không? Điều trị bằng cách nào? Đây luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để tìm được câu trả lời chính xác nhất, người bệnh hãy theo dõi thông tin trong bài viết.
Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?
Bệnh xơ gan có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thắc mắc của đa số người bệnh hiện nay. Tình trạng phát triển của bệnh xơ gan được chia làm 4 giai đoạn. Đối với mỗi giai đoạn khác nhau tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm người bệnh chớ nên xem thường.
1/ Xơ gan F1 có nguy hiểm không?
Giai đoạn xơ gan độ 1 hay còn gọi là xơ gan còn bù, giai đoạn nhẹ nhất của bệnh lý. Lúc này, các tế bào gan bắt đầu hình thành chất xơ.
Ở giai đoạn xơ gan còn bù, người bệnh chỉ gặp một số vấn đề về cơ thể như: mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không được phát hiện và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, xơ gan có thể tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.
2/ Xơ gan độ 2 có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn 2, bệnh lý xuất hiện nhiều mô sẹo, mô xơ hóa trong gan người bệnh. Nếu không kịp thời tác động, mô gan sẽ ngày càng hư hỏng nặng, dẫn đến suy yếu chức năng gan trầm trọng. Từ đó, gây nên tình trạng ứ đọng, thải độc kém, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể con người.
3/ Xơ gan độ 3 có nguy hiểm không?
Xơ gan F3 chính là biến chứng từ giai đoạn bệnh thứ 2 không được chữa trị kịp thời. Lúc này, số lượng mô gan bị xơ hóa ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng gan. Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:
- Rối loạn tiêu hóa thường xuyên
- Chán ăn
- Vàng da
- Suy nhược cơ thể trầm trọng
4/ Xơ gan độ 4 có nguy hiểm không?
Xơ gan cấp độ 4 hay còn gọi là xơ gan mất bù, cổ trướng, giai đoạn cuối của bệnh lý. Thời điểm này, người bệnh dễ gặp những biến chứng nặng nề như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Các mô xơ gan chèn ép lên mạch máu làm tăng huyết áp tĩnh mạch cửa làm cho các tĩnh mạch trở nên dễ vỡ và gây nên xuất huyết nội tạng
- Bệnh não gan: Các chất độc ứ đọng trong cơ thể tác động lên não, khiến người bệnh gặp chứng hay quên, mất ngủ, mệt mỏi,…
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Gan là bộ phận lọc chất độc trong cơ thể con người. Chính vì vậy, khi chức năng gan bị ảnh hưởng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh sẽ dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn, virus gây ra
- Hội chứng suy gan thận: Chức năng thận bị suy giảm đột ngột rất dễ xảy ra với người bệnh xơ gan giai đoạn cuối
- Ung thư gan: Đây là biến chứng nặng nhất người bệnh nên chú ý
Bên cạnh những câu hỏi về độ nguy hiểm của bệnh xơ gan, chắc hẳn có rất nhiều người bệnh đang phân vân không biết: “Xơ gan có lây không?”.
Bệnh xơ gan có lây không? Lây qua đường nào?
“Bệnh xơ gan hay xơ gan cổ trướng có lây nhiễm không?”, đây là câu hỏi của đa số người bệnh. Trả lời cho câu hỏi này, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW phân tích:
“Có 2 nguyên nhân điển hình gây nên bệnh xơ gan:
- Virus viêm gan B,C, ký sinh trùng, di truyền
- Thói quen sống thiếu khoa học, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
Dựa vào hai nguyên nhân chính trên người bệnh có thể xác định được bệnh lý xơ gan có lây nhiễm hay không.
Nếu xơ gan do nhiễm virus, ký sinh trùng, di truyền thì bệnh có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào.
Nếu bệnh lý do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì không có khả năng lây nhiễm”.
Để phòng tránh lây nhiễm xơ gan đúng cách, chuyên mục khuyến cáo người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân. Từ đó, tìm ra phác đồ điều trị xơ gan hợp lý và hiệu quả.
Bệnh xơ gan có chữa được không? Thuốc điều trị xơ gan hiệu quả
Xơ gan còn bù, xơ gan cổ trướng có chữa được không? Đây là một trong những lo lắng của đa số bệnh nhân, Bệnh xơ gan KHÔNG THỂ chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời từ giai đoạn đầu mang lại khả năng phục hồi chức năng gan cao. Đồng thời ổn định bệnh, chống tái phát nếu duy trì sử dụng thuốc điều trị và thay đổi thói quen sống tích cực.
Dưới đây, chuyên mục xin chia sẻ 3 loại thuốc điều trị xơ gan phổ biến hiện nay.
1/ Cải thiện bệnh xơ gan bằng thuốc dân gian
Ở mức độ xơ gan còn bù người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng chữa trị bằng những bài thuốc dân gian như:
- Hạt đu đủ chữa xơ gan: Rang vàng hạt đu đủ và xay thành bột mịn. Sử dụng bột đu đủ với nước ấm, liều lượng 2 ngày/1 lần.
- Cây dứa dại chữa xơ gan: Rễ dứa dại 20-30g, lá quao nước 20-30g, lá ô rô 12-20g, sắc lấy nước, uống thay nước lọc mỗi ngày.
- Cây an xoa chữa xơ gan: Phơi khô, xao vàng cây an xoa, mỗi ngày dùng 300g sắc với 1,5 lít nước. Dùng thuốc sắc thay nước giải khát hàng ngày.
Lưu ý: Những phương pháp điều trị xơ gan còn bù kể trên phải áp dụng dài lâu mới thấy được hiệu quả. Nếu sau 1 tuần điều trị, bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đổi phương pháp điều trị.
2/ Thuốc tân dược điều trị xơ gan
Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng (mất bù) bằng thuốc tân dược là phương pháp phổ biến. Những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định chữa xơ gan bạn đọc không nên bỏ qua:
- Thuốc cải thiện chức năng chuyển hóa của tế bào gan và các hoóc-môn glucocorticoid: vitamin C,B12, Cyanidanol, Prednisolone, Testosterone,…
- Tiêm truyền dịch: plasma, albumin 20%, đạm tổng hợp…
- Thuốc điều trị cổ trướng: Aldactone, furosemide…
Lưu ý: Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ để tránh trường hợp quá liều, tác dụng phụ.
3/ Điều trị xơ gan bằng thuốc Nam
Theo YHCT, nguyên nhân gây nên xơ gan gồm có: ứ trệ khí huyết, tích tụ độc tố ở gan, thận, tỳ vị, kinh mạch không lưu thông. Vì vậy, lộ trình điều trị xơ gan bằng Đông thường đi từ gốc rễ của bệnh, giải độc, hóa ứ, cân bằng chức năng ngũ tạng. Đồng thời, thuốc Nam chữa xơ gan còn không quên bồi bổ cơ thể người bệnh, phòng chống bệnh tái phát.
Một số vị thuốc quý điều trị xơ gan thường được sử dụng trong Đông y gồm có:
- Bạch linh: Lợi tiểu, trị phì nhũng, đầy chướng, khó tiêu, suy chức năng gan.
- Bạch truật: Kiện tỳ, thanh độc, giải nhiệt, táo thấp, hòa trung
- Đẳng sâm: Kháng viêm, bổ sung khí huyết
- Cam thảo: Kháng viêm, ngăn ngừa virus
- Hoàng kỳ: Tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng sinh, bổ thận, gan
- Sài hồ: Giải nhiệt, lợi gan, thanh trừ độc tố trong cơ thể
- Chỉ xác: Cân bằng chức năng ngũ tạng, giải độc, trừ viêm
Nếu thuốc dân gian chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, thuốc tân dược có tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Thì thuốc Đông y được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về ưu điểm:
- Không tác dụng phụ, thành phần 100% tự nhiên, có thể dùng cho mọi đối tượng
- Chữa bệnh dứt điểm, chống tái phát hiệu quả
- Khôi phục sức khỏe người bệnh nhanh chóng sau khi điều trị
- Quá trình điều trị không đau đớn, mệt mỏi
Tất cả những thông tin trong bài viết đã mang trả lời cho câu hỏi “Xơ gan có nguy hiểm không? Có lây không?”. Đồng thời chuyên mục cũng đã cung cấp những cách điều điều trị xơ gan hiệu quả. Người bệnh hãy áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!