Hướng dẫn tự xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà nhìn chung là khá đơn giản. Tác dụng của kỹ thuật này là giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Qua đó giảm được tình trạng đau nhức và cải thiện bệnh tình.
Hiệu quả chữa đau thần kinh tọa bằng xoa bóp bấm huyệt
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do yếu tố thấp và hàn. Hai yếu tố này phát triển đến mức độ nhất định sẽ sinh nhiệt. Hậu quả là các cơn đau nhức âm ỉ từ ngày này sang ngày khác. Chính vì thế, giải pháp chữa bệnh là thông kinh lạc (giúp khí huyết lưu thông tốt hơn). Và một trong những cách phù hợp với yêu cầu này là xoa bóp bấm huyệt.
Đây là phương pháp dùng lực từ ngón tay và lòng bàn tay tác động lên các nhóm cơ và huyệt đạo. Khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn. Khi những vị trí bị tổn thương được cung cấp đủ dưỡng chất, sức ép lên dây thần kinh sẽ giảm. Đồng thời, các tổn thương này cũng nhanh chóng được chữa lành.
Ngoài ra, khi cơn đau hoành hành, các cơ sẽ bị căng cứng và khiến gây đau nhiều hơn. Nếu được xoa bóp, các cơ này sẽ “thư giãn”. Nhờ vậy, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Song song đó, việc thực hiện các động tác gập hay xoay người cũng sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt là giảm được nguy cơ co cứng khớp chân khi sáng ngủ dậy.
Tóm lại, khi thực hiện các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt thường xuyên, biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa sẽ được cải thiện rõ nét. Các cơn đau sẽ rất lâu mới xuất hiện một lần. Đồng thời, tình trạng tê bì chân tay cũng sẽ được giảm thiểu.
Các động tác xoa bóp chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Bắt đầu bằng xoa bóp nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể
Động tác này cần lực của cả bàn tay. Khi mới bắt đầu xoa bóp bạn cần phải thật nhẹ nhàng. Sau đó tăng lực lên một chút để không gây đau đớn cho người bệnh nhưng vẫn đạt hiệu quả làm nóng cơ.
Trước tiên, bạn nên chà xát nhẹ nhàng lòng bàn tay với vị trí bị đau khoảng một phút. Đây là bước khởi động nhẹ nhàng và cũng là cách để bạn cảm nhận được mức độ và vị trí bị đau nhức của người bệnh.
Tiếp đó, dùng bàn tay bóp nhẹ dọc theo cột sống, tập trung nhiều ở thắt lưng. Kế tiếp là xoa bóp dần sang bên hông. Bạn nên thực hiện thao tác này trong khoảng 3 – 5 phút.
Day miết để rễ dây thần kinh và cơ xương được thư giãn
Ở động tác này, bạn chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa hoặc phần cơ của ngón cái. Day đều từ thắt lưng xuống mông, đùi và bắp chân. Sau đó, dùng lòng bàn tay day hai khối cơ lưng. Ở mỗi vị trí bị đau nhức, bại cần day liên tục trong khoảng 15 giây trước khi chuyển sang chỗ khác.
Bóp nắn để không tụ máu
Tiếp theo động tác day miết sẽ là bóp nắn. Mục đích là giải phóng các vị trí bị tụ khí huyết, “tập thể dục” cho cơ, giảm đau và giúp tuần hoàn máu thuận lợi hơn. Bạn dùng lòng bàn tay ôm trọn khối cơ và bóp nắn nó. Lưu ý là không nên bóp quá mạnh hoặc giữ quá lâu. Điều này có thể gây tổn thương da và tụ máu.
Thực hiện động tác trong khoảng 5 phút. Lúc bóp nắn cơ, bạn hãy quan sát cảm nhận của người bệnh để kịp thời điều chỉnh cường độ. Nếu không cẩn thận để cơ xương bị tổn thương, tình trạng viêm nhiễm sẽ có cơ hội xuất hiện.
Động tác lăn cải thiện đau nhức
Đến động tác lăn, bạn sẽ dùng lực ở cổ tay để lăn qua lăn lại vị trí bị đau nhức. Nên thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Trong lúc lăn cổ tay hãy nhớ dùng lực tác dụng từ nhẹ đến mạnh. Tập trung nhiều vào những vùng bị đau nhức. Tương tự như bóp nắn cơ, bạn cũng cần thực hiện động tác lăn trong khoảng 5 phút
Một số huyệt đạo chữa đau thần kinh tọa
Sau khi thực hiện các động tác xoa bóp, day, bóp nắn và lăn, công việc tiếp theo bạn cần làm là ấn huyệt. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp ấn huyệt trong lúc thực hiện các động tác. Cách nào cũng mang đến hiệu quả giảm đau rõ nét cho người bệnh. Điều quan trọng là bạn phải xác định được vị trí huyệt đạo. Bên cạnh đó, phần lực ở đầu ngón tay cũng rất quan trọng.
Các huyệt đạo liên quan đến dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng đến tận gót chân. Cụ thể là các huyệt như:
- Huyệt đại trường du: Nằm dưới đốt sống lưng số 4, đo sang ngang khoảng 1,5 tất (tương đương 6cm).
- Huyệt thận du: Bên trái thắt lưng. Cụ thể là dưới đốt sống lưng số 2 đo sang 1,5 tất.
- Huyệt thừa phù: Nằm ở dưới mông. Nó tiếp giáp giữa mông với chân khi di chuyển.
- Huyệt ủy trung: Nối giữa đầu gối với bắp chân. Nó nằm giữa đường chỉ ở mặt sau đầu gối.
- Huyệt thừa sơn: Giữa đường nối từ gót chân lên huyệt ủy trung. Nếu lấy huyệt ủy trung làm cột mốc thì khoảng cách từ huyệt thừa sơn đến huyệt này khoảng 8 tất.
- Huyệt côn lôn: Nằm ở gót chân.
Lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng xoa bóp bấm huyệt tại nhà
Tự xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng vì nó cải thiện được tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, để bệnh nhanh chóng cải thiện hoặc phòng biến chứng, bạn cần kết hợp phác đồ điều trị từ bác sĩ. Trong đó bao gồm việc dùng thêm một số loại thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập.
Bạn nên giữ cân nặng ở mức hợp lý. Thừa ăn sẽ gia tăng thêm áp lực cho cột sống. Khiến tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát cân nặng, ngoài việc tập luyện, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giảm hoặc kiêng ăn những món nhiều dầu mỡ và chứa chất béo động vật.
Bên cạnh đó, người bệnh phải nghỉ ngơi hợp lý. Nằm hoặc ngồi quá lâu không tốt. Vận động quá sức cũng là điều không nên. Thay vào đó, mọi thứ cần được giữ trong trạng thái cân bằng và điều độ. Ngoài ra, sau khi thực hiện các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà bạn cần tránh lao động nặng. Khi trời lạnh, hãy giữ ấm cơ thể. Và điều đặc biệt quan trọng là không được dùng chất kích thích.
Xem thêm: 5 cách trị đau thần kinh tọa tại nhà giúp giảm đau hiệu quả
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!