Ăn gì để tạo dịch khớp? Top các thực phẩm giúp sản sinh dịch khớp
Bổ sung dịch khớp qua thực phẩm là cách an toàn và hiệu quả cao. Chính vì thế, ăn gì để tạo dịch khớp luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin khác nhau về các loại thực phẩm này. Để biết chắc chắn về công dụng, bạn cần căn cứ vào thành phần.
Đặc điểm và chức năng của dịch khớp
Dịch khớp do các tế bào trong bao hoạt dịch (nằm trong bao khớp) sản xuất. Nó có màu vàng nhạt và không dính. Tác dụng của dịch khớp là bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu khớp. Bên cạnh đó, nó còn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chính yếu sụn khớp. Nguyên nhân là cấu tạo của sụn khớp không có mạch máu nên không thể nhận chất dinh dưỡng từ máu mà chỉ có thể thông qua dịch khớp.
Dịch khớp bị thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rất nhiều các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, vị trí dễ mắc bệnh là cột sống và đầu gối. Bệnh thường gặp ở cột sống có liên quan đến thiếu hụt dịch khớp là thoái hóa cột sống và gai cột sống. Còn ở đầu gối, tiêu biểu là bệnh khô khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối.
Dịch khớp thường do cơ thể tự tiết ra hoặc được bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng. Cùng với sự tiến bộ của y học, người ta có thể bào chế ra các sản phẩm từ thuốc đến thực phẩm chức năng bổ sung dịch khớp trong những trường hợp bị thiếu hụt. Tuy nhiên, cách an toàn nhất vẫn là bổ sung thông qua thực phẩm.
Những thực phẩm tạo dịch khớp
Ăn gì để tạo dịch khớp là thắc mắc không chỉ riêng người bị mắc bệnh về xương khớp. Những người có sức khỏe bình thường nhưng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Trước khi đi vào cụ thể từng thực phẩm hỗ trợ cơ thể tạo dịch khớp, bạn cần biết điểm chung của các thực phẩm này là giàu collagen, protein, cùng với đó là các vitamin và khoáng chất tốt cho xương.
Cà chua vừa bổ sung dịch khớp vừa giảm đau do bệnh thoái hóa khớp
Cà chua được mệnh danh là “nhà máy” dinh dưỡng. Bởi nó chứa đa dạng các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và hoạt động của xương khớp. Các thành phần này kích thích cơ thể sản sinh lượng dịch khớp bị thiếu hụt. Đồng thời, hàm lượng vitamin K dồi dào trong loại cà chua còn có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm của cơ thể. Có được lượng canxi và dịch nhờn đầy đủ, hệ thống xương khớp sẽ được chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Ngoài ra, khi nghiên cứu kỹ hơn về thành phần của quả cà chua, các nhà khoa học đã phát hiện ra công dụng kháng viêm và ngăn ngừa các tổn thương ở tế bào. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người bị viêm khớp hoặc thoái hóa xương. Bên cạnh đó, trong hạt cà chua còn có chất tương tự như thành phần của thuốc giảm đau của aspirin. Chính vì thế, khi ăn loại quả này, bạn đừng bỏ hạt.
Ăn mồng tơi để tăng dịch khớp
Thành phần hóa học của rau mồng tơi chứa hàm lượng lớn vitamin A3, B3, sắt và đặc biệt là chất nhầy. Ngoài tác dụng tăng cường dịch khớp, nước cốt loại rau này còn giúp cơ thể nhanh chóng làm lành vết bỏng ngoài da. Bên cạnh đó, người ta thường nấu rau này với chân giò heo để trị đau nhức xương khớp.
Bơ thúc đẩy hoạt động các thành phần sản sinh dịch khớp
Trong 100 gam quả bơ có đến hơn 20 loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin B5, B6 và E. Hàm lượng dinh dưỡng này thúc đẩy cơ thể tăng cường sản sinh dịch khớp.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra công dụng chống viêm xương khớp của quả bơ. Cụ thể, những người ăn quả này sẽ ít phụ thuộc vào các loại thuốc chống viêm có nguồn gốc tân dược. Đồng thời, bệnh cũng được cải thiện nhiều hơn so với các trường hợp điều trị bình thường.
Chuối tạo chất nhầy vào bảo vệ khớp
Trong chuối có Tryptophan, Serotonin và Kali. Đây là các thành phần tham gia vào quá trình tạo dịch khớp và giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, đây còn là loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng cho người đang điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp.
Thêm vào đó, trong chuối còn chứa hàm lượng cao vitamin C. Loại vitamin này tham gia vào quá trình sản xuất collagen. Trong khi đó, collagen lại là thành phần quan trọng hình thành cơ, gân và dây chằng. Chính vì thế, bổ sung thực phẩm này trong khẩu phần ăn của người đang mắc bệnh xương khớp có thể nhanh chóng cải thiện được bệnh tình.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy tác dụng chống mất xương và giảm đau từ thành phần magie và kali trong quả chuối. Trong đó, magie giúp cơ thể cải thiện tình trạng viêm và đau. Còn kali thì chống vôi hóa ở các khớp xương, cân bằng canxi và phốt pho. Nhờ đó, chuối có thể giảm được tình trạng mất xương do các bệnh viêm khớp gây ra.
Những lưu ý để cơ thể luôn có đủ dịch khớp
Ngoài mối quan tâm ăn gì để tạo dịch khớp, bạn cần chú ý tránh những thực phẩm gây hại cho xương khớp hoặc ức chế hoạt động tiết chất nhầy của bao hoạt dịch. Cụ thể là các thực phẩm quá nhiều mỡ động vật, đồ đóng hộp và chất kích thích.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt hơn cho cơ thể tạo dịch khớp, bạn cần có kế hoạch giảm cân nếu đang bị thừa cân. Bởi tình trạng này không những gây khó khăn trong quá trình hình thành dịch khớp mà còn khiến cho các bệnh lý về xương khớp thêm trầm trọng.
Ngoài ra, bạn nên tự chế biến thực phẩm thay vì mua ở ngoài. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề vệ sinh. Thực phẩm mua bên ngoài thường chứa nhiều muối, chất béo động vật, thậm chí là chất bảo quản. Chúng không tốt cho sức khỏe cơ thể nói chung và quá trình hình thành dịch khớp nói riêng.
Song song với chế độ ăn uống hỗ trợ cơ thể tạo dịch khớp, bạn cần một chế độ sinh hoạt điều độ. Nghĩa là cần có sự hài hòa giữa lao động và nghỉ ngơi. Bạn cũng đừng quên dành mỗi ngày từ 30 – 60 phút tập thể dục vừa sức. Chúng sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường dịch nhầy cho khớp, giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh (nếu có).
Ngày Cập nhật 03/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!