Bệnh Zona thần kinh – Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức và khó chịu tại vị trí tổn thương. Khi mắc bệnh, người bệnh cần điều trị sớm, bởi bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn, ở một số trường hợp nghiêm trọng, zona có thể gây mù hoặc tử vong.
Bệnh zona thần kinh là bệnh gì
Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây bệnh thủy đậu varicella zoster virus (VZV) gây nên. Bệnh hình thành có thể gây bỏng, đau hoặc ngứa ran tại vị trí tổn thương.
Theo các chuyên gia, bệnh zona không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người già. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh thường bùng phát ở những đối tượng có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Đặc biệt, càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao với triệu chứng bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân bị zona thần kinh
Zona là bệnh lý gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Bệnh xuất hiện chủ yếu là do varicella zoster virus gây nên. Đây là loại virus hướng da thần kinh gây bệnh thủy đậu. Theo các chuyên gia, sau khi điều trị dứt điểm bệnh thủy đậu, virus này vẫn tiếp tục sống trong một số tế bào, rễ hạch thần kinh. Tuy nhiên, vì chúng không hoạt động nên không gây nên bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
Thế nhưng, khi có điều kiện thuận lợi như chấn thương thể chất, tinh thần hoặc do hệ miễn dịch suy giảm,… chúng sẽ tái hoạt động. Nhưng, thay vì gây hình thành bệnh thủy đậu, varicella zoster virus lại tạo ra bệnh zona thần kinh.
Ai có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh
Tất cả những người đã từng bị thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh zona cao. Tuy nhiên, để thúc đẩy bệnh bùng phát ở những đối tượng này cần có điều kiện thuận lợi sau:
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Nhiễm HIV
- Đang điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị liệu hoặc phóng xạ
- Bị chấn thương tinh thần hoặc thể chất
- Mắc bệnh ác tính hoặc đang mang thai
- Đang dùng thuốc cấy ghép nội tạng
Triệu chứng của bệnh zona thần kinh
Bệnh zona chỉ phát triển ở một bên cơ thể hoặc tập trung ở những vị trí đặc biệt chứ không phát triển trên toàn bộ cơ thể. Nơi bệnh hình thành phổ biến nhất là ở cổ, vai, cánh tay hoặc quanh trán, mắt và đầu. Ngoài ra, zona cũng có thể tập trung dọc từ hông xuống đùi hoặc liên sườn từ một bên ngực lan ra sau lưng. Ở một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể bị cả hai bên hay lan tỏa rộng.
Khi bệnh mới khởi phát, chưa gây tổn thương, hầu hết mọi người mắc bệnh zona thần kinh thường gặp phải các triệu chứng báo hiệu như đau rát dấm dứt ở vùng bệnh hoặc có cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh hoặc thường xuyên đau đầu,… Sau đó khoảng thời gian, trên da dọc theo dây thần kinh xuất hiện các mảng đỏ, hình tròn, có gờ cao hơn bề mặt da.
Sau khoảng 1 – 2 giờ, trên các mảng đỏ này xuất hiện các nốt mụn nước, mọc thành cụm như chùm nho. Ban đầu, các nốt mụn này chứa dịch trong, căng khó vỡ nhưng về sau, chúng bắt đầu đục dần và vỡ ra tạo thành các vết loét. Khi lành, mụn đóng kết vẩy và để lại sẹo. Thời gian kể từ khi xuất hiện mụn nước cho đến kho vỡ và lành lại kéo dài khoảng 20 – 30 ngày.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh zona thần kinh còn gây đau nhức như kiểu bỏng buốt ở quanh khu vực bệnh. Nguyên nhân gây đau chủ là do vi khuẩn gây bệnh tấn công dây thần kinh cảm giác. Thông thường, triệu chứng đau thường diễn ra mạnh mẽ ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
Tùy thuộc vào vị trí bệnh zona thần kinh phát triển mà bệnh gây nên những tổn thương khác nhau. Cụ thể:
- Zona thần kinh ở cổ: Xuất hiện những tổn thương tập trung ở vùng vành tai, gáy và da đầu
- Zona thần kinh ở đầu: Gây tổn thương ở các sợi dây thần kinh sọ não hoặc hạch não tủy
- Zona sọ não: Tổn thương ở dây thần kinh III
- Zona cổ: Tổn thương ở vai, cổ và mặt ngoài chi trên
- Zona hạch gối: Gây tổn thương ở thần kinh thính giác, mặt, vành tai và gây nên các rối loạn cảm giác hoặc rối loạn nghe
- Zona mắt: Tổn thương ở mi trên dọc mắt, niêm mạc mũi, trán hoặc cánh mũi. Ngoài ra, bệnh còn gây biến chứng ở mắt như viêm mống mắt, rối loạn đồng tử, viêm màng tiếp hợp hoặc để lại sẹo quanh hốc mắt,…
Ngoài các vị trí nêu trên, đôi khi zona thần kinh còn xảy ra ở bộ phận sinh dục, hông, cánh tay, xương cùng và ụ ngồi,… Do đó, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường ở những vị trí này, bệnh nhân nên thăm khám sớm.
Bệnh zona thần kinh kéo dài bao lâu?
Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp mắc bệnh zona thường kéo dài từ 3 – 5 tuần. Bệnh diễn ra theo trình tự thời gian như sau:
- Mới khởi phát với biểu hiện đau nhức và ngứa rát
- Sau 1 – 5 ngày, sau cảm giác ngứa ran và nóng rát, trên da sẽ hình thành một vết đỏ
- Sau đó vài ngày, các nốt đỏ này phát triển thành mụn nước và chứa đầy dịch lỏng
- Sau 10 ngày, mụn nước vỡ ra, khô lại và đóng vảy
- Sau đó vài tuần, các nốt mụn hoàn toàn khô
Biến chứng của bệnh zona thần kinh?
Bệnh zona thần kinh thường tiến triển lành tính và khỏi sau 2 – 3 tuần chữa trị. Tuy nhiên, tổn thương dây thần kinh kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây ảnh hưởng đến mắt, nặng có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc mù
- Viêm phổi
- Gặp các vấn đề về thính giác
- Viêm não
- Tử vong
Chẩn đoán và điều trị bệnh zona thần kinh
Bên cạnh triệu chứng lâm sàng, nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán chính xác bệnh.
- Nuôi cấy virus
- Kính phết Tzanck
- Phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp
Sau khi có kết quả, tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, để giúp giảm đau và điều trị dứt điểm bệnh, nhân viên y tá thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Cụ thể:
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc thường được chỉ định ở giai đoạn cấp nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ có tính sát trùng, chống viêm như dung dịch xanh metylen 1%, tím methyl 1%, hồ nước, thuốc mỡ acyclovir và dung dịch castellani,… Ngoài các loại thuốc này ra, nhân viên y tế còn kê thêm một số loại thuốc mỡ kháng sinh nếu bệnh kèm theo triệu chứng nhiễm khuẩn.
Thuốc điều trị toàn thân
Bao gồm thuốc kháng sinh chống bội nhiễm hoặc thuốc kháng virus acyclovir., Ngoài các loại thuốc này ra, nếu đau nhức kéo dài, bệnh nhân nên sử dụng thêm sinh tố nhóm B liều cao hoặc một số loại thuốc sau:
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường sử dụng trong điều trị bệnh zona thần kinh như duloxetine (cymbalta), nortriptyline (pam bachelor), venlafaxine (effexor XR), amitriptyline,… Các loại thuốc này có tác dụng tác động đến não bộ, giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ khô miệng, tăng cân, buồn ngủ hoặc chóng mặt. Do đó, chỉ nên dùng đúng liều lượng theo quy định của bác sĩ.
- Thuốc chống co giật: Thuốc có tác dụng ổn định hoạt động bất thường của hệ thần kinh, từ đó giúp hạn chế tình trạng đau nhức. Thuốc có tác dụng phụ sưng ở bàn chân hoặc gây buồn ngủ. Một số loại thuốc chống động kinh thường được kê đơn như pregabalin (lyrica) hoặc gabapentin (gralise, neur và horizant).
- Thuốc giảm đau opioid: Một số loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid thường được dùng như morphin, tramadol (ultram hoặc conzip) và oxycodone (percocet hoặc roxicet). Thuốc có thể gây phản ứng phụ như táo bón, buồn ngủ, chóng mặt hoặc nhầm lẫn. Bên cạnh đó, thuốc có nguy cơ gây nghiện và tử vong ở một số đối tượng sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Đặc biệt, khi dùng nhóm thuốc này nên hạn chế lái xe và không nên kết hợp chung với rượu.
- Tiêm thuốc steroid: Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm steroid vào cột sống giúp giảm đau ở người bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêm chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tiêm tránh gây tác động xấu đến sức khỏe.
- Dùng miếng dán da Qutenza: Miếng dán có kích thước nhỏ trông giống như miếng băng, bên trong có chứa thuốc giảm đau tại chỗ. Tùy thuộc vào vị trí bệnh mà người bệnh có thể cắt miếng dán sao cho phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng miếng dán da theo đơn hoặc không theo toa với liều thấp nhằm giúp giảm đau.
- Dùng miếng dán da capsaicin: Người bệnh có thể sử dụng miếng dán capsaicin để điều trị bệnh. Miếng dán có thể gây kích ứng hoặc tăng cảm giác nóng rát trên da nhưng triệu chứng này thường biến mất sau đó một thời gian. Tuy nhiên, để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn, bệnh nhân nên tránh để miếng dán ở các bộ phận không bị bệnh khác trên cơ thể.
Mặt khác, để giảm đau, ngứa và giúp bệnh mau khỏi, bệnh nhân nên tuân thủ các gợi ý sau đây:
- Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc mỗi ngày
- Có chế độ ăn khoa học, nhiều chất xơ và ít tinh bột, chất béo hoặc đường
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh
- Dùng khăn sạch thấm nước và đắp lên vùng bệnh để giảm đau và làm khô vết phồng rộp
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng khiến bệnh thêm tồi tệ
- Mặc quần áo rộng để tránh trường hợp bị thương do quần áo ma sát với vùng bệnh, làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho vùng da lành tính khác
- Không nên gãi ngứa nhằm tránh gây bội nhiễm
Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Cách duy nhất để phòng ngừa bệnh zona thần kinh là bệnh nhân nên tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu. Vắc xin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nhờ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể kháng lại varicella zoster virus hoặc giữ cho chúng ở trạng thái bất hoạt. Liều tiêm vắc xin ở người lớn khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên thường được khuyến cáo tiêm 2 liều. Tùy thuộc vào độ tuổi mà bác sĩ sẽ khuyến nghị liều vắc xin phòng ngừa thích hợp ở mỗi người.
Trong trường hợp mắc bệnh zona, để ngăn ngừa virus gây bệnh lây truyền cho người khác, bệnh nhân nên làm theo các hướng dẫn sau đây:
- Sử dụng băng gạc hay quần áo che lại vết phát ban hoặc mụn nước
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tay sạch sẽ
- Không dùng tay chạm mụn nước tiếp xúc thân mật với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người chưa từng bị thủy đậu
Bệnh zona thần kinh có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Do đó, khi mắc bệnh, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị sớm nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng và thể dục thường xuyên để nâng co hệ miễn dịch, phòng bệnh tái phát.