Bệnh Mất Ngủ Ở Người Già Và Thuốc Chữa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Khi có tuổi, chúng ta thường trải qua những thay đổi bình thường trong giấc ngủ. Chẳng hạn như buồn ngủ sớm hơn, thức dậy sớm hơn hoặc trải qua giấc ngủ ít sâu hơn. Tuy nhiên, khi giấc ngủ bị xáo trộn, làm người già thức dậy mệt mỏi mỗi ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng mất ngủ khác thì đó không còn là sự bình thường của lão hóa mà là bệnh lý mất ngủ ở người già. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất.
Tác hại của bệnh mất ngủ ở người già
Năm 1982, Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng mất ngủ ở người già. 9000 người cao tuổi trong độ tuổi 65 tuổi trở lên đã tham gia.
Kết quả cho thấy, hơn một nửa (57%) những người cao tuổi này bị gián đoạn giấc ngủ mãn tính, chỉ có 12% cho biết không gặp vấn đề gì về giấc ngủ. Các biểu hiện thường gặp được chia thành các mức độ: khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ (43%), thức giấc về đêm (30%), mất ngủ (29%), ngủ trưa (29%) 25%), khó ngủ (19%), thức dậy quá sớm (19%) và thức dậy không được nghỉ ngơi (13%).
Một nghiên cứu theo dõi 3 năm đã báo cáo tỷ lệ mất ngủ ở người già mới mắc hàng năm khoảng 5%, nhóm ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Người cao tuổi sẽ phải đối mặt với 6 nguy cơ dưới đây nếu để chứng mất ngủ xảy ra trong thời gian dài:
Tăng huyết áp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài sẽ kích thích yếu tố căng thẳng gia tăng, khi đó nội tiết tố cũng tăng sẽ dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp.
Suy giảm trí nhớ trầm trọng: Rối loạn giấc ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng não bộ không đủ thời gian phục hồi. Do đó, rất khó để ghi nhớ thông tin, sự tập trung bị giảm sút.
Bệnh tim mạch: Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể cần nhiều insulin để duy trì mức độ đường huyết vì thế tác động xấu tới tim, mạch máu. Ngoài ra, thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, làm mạch máu co lại, tăng huyết áp và tạo áp lực cho tim.
Bệnh tiểu đường: Insulin là dây dẫn của gluse đến các cấu trúc tế bào, khi mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến glucose mất cân bằng dẫn đến hiện tượng khô miệng, ngứa, khát nước, tăng huyết áp… là những nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, người già có rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, cáu kỉnh, trầm cảm và hệ thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ở người già
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân cơ bản của vấn đề. Những lý do sau đây có thể giúp bạn xác định lý do gây bệnh mất ngủ và khắc phục chúng hiệu quả.
Mọi chức năng của cơ thể bị suy giảm: Tuổi tác tăng cao làm mọi chức năng của cơ thể suy yếu, nhất là hoạt động ở hệ thần kinh trung ương. Lúc bạn già đi, cơ thể sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng thấp hơn, làm bạn ít khi đạt trạng thái ngủ sâu.
Khi không ngủ sâu, cơ thể cũng sản xuất ít melatonin hơn, làm não bộ thường xuyên phải trải qua giấc ngủ bị phân mảnh và thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm. Đó là lý do tại sao nhiều người trung niên bị mất ngủ khi tuổi tác tăng cao.
Do bệnh tật: Các tình trạng sức khỏe như thường xuyên phải đi tiểu đêm, đau dạ dày, viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường, loãng xương, ợ nóng vào ban đêm… đều có thể cản trở giấc ngủ. Đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có thể gặp hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.
Do thói quen: Các thói quen đi ngủ không đều giờ, uống rượu trước khi đi ngủ hoặc xem TV khuya…cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ tuổi trung niên. Thêm vào đó, việc người cao tuổi quá ít vận động cũng gây ra hiện tượng không bao giờ cảm thấy buồn ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ mọi lúc.
Môi trường ngủ không đảm bảo: Việc ngủ trong môi trường không thoải mái, nhiều ánh sáng, tiếng ồn…cũng khiến cơ thể khó đạt được trạng thái ngủ nhanh chóng.
Do chế độ ăn uống: Các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ cho biết, chế độ ăn giàu carbohydrate bao gồm các loại thực phẩm có thêm đường, soda, gạo trắng và bánh mì trắng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.
Họ giải thích: “Khi lượng đường trong máu tăng nhanh, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng insulin và việc giảm lượng đường trong máu có thể dẫn đến việc giải phóng các hormone như adrenaline, cortisol, có thể cản trở giấc ngủ”.
Do sử dụng thuốc chữa bệnh: Người lớn tuổi có xu hướng dùng nhiều thuốc hơn người trẻ tuổi và sự kết hợp của các loại thuốc, cũng như tác dụng phụ của chúng, có thể làm giảm giấc ngủ.
Cách chữa bệnh mất ngủ ở người già
Những phương pháp dưới đây sẽ giúp người cao tuổi vượt qua chứng mất ngủ tuổi già và các vấn đề liên quan đến chất lượng giấc ngủ khác.
Dùng thảo dược chữa mất ngủ ở người già
Thảo dược là biện pháp an toàn để khắc phục tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi. Các loại thảo mộc sau đây có thể được sử dụng trong ngày, hoặc 20-30 phút trước khi đi ngủ.
- Lạc tiên: Loại thảo dược xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ của đông y, có tác dụng dưỡng tâm, làm tinh thần thoải mái, giảm bớt sự hồi hộp, lo lắng, mất ngủ. Cách dùng đơn giản nhất là dùng 15gr lạc tiên khô pha cùng nước sôi uống thay nước hàng ngày.
- Lá vông: Lá vông theo y học cổ truyền có tính bình, vị hơi chát, đắng nhạt. Lá vông mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước có tác dụng an thần, hoạt huyết, hỗ trợ giảm huyết áp, điều trị suy nhược thần kinh. Dùng 16gram lá vông tươi đem phơi khô, sắc với 200ml nước, uống khi còn nóng trước khi đi ngủ.
- Nụ hoa tam thất: Tam thất thường được pha trà uống, có tác dụng rất hiệu quả đối với người thường xuyên mất ngủ. Mỗi ngày dùng 3-5 nụ tam thất khô, cho vào ấm tráng với một ít nước sôi, sau đó, đổ tiếp phần nước mới vào và dùng như trà.
- Lá đinh lăng: Chữa đau đầu, giúp cải thiện giấc ngủ, an thần và thông kinh lạc. Dùng một nắm lá đinh lăng hãm với nước sôi, sau đó dùng khi còn ấm thay nước hàng ngày.
Lưu ý: Các loại thảo dược này có thể dùng lâu dài, tuy nhiên, nếu áp dụng không đạt được hiệu quả như ý muốn cần chuyển hướng sang phương pháp điều trị khác do các loại trà này đa số là dùng đơn lẻ, dược tính chưa đủ để điều trị.
Thuốc chữa mất ngủ ở người già theo Tây y
Có một số loại thuốc theo toa và thuốc ngủ không kê đơn (OTC) có thể giúp người già duy trì giấc ngủ. Mặc dù hiệu quả, các bác sĩ thường không khuyên họ nên sử dụng thuốc ngủ lâu dài vì các tác dụng phụ, có thể bao gồm buồn ngủ ban ngày, hay quên, mộng du, vấn đề thăng bằng… Một số loại thuốc ngủ cũng hình thành thói quen phụ thuộc.
Hãy xem xét các loại thuốc này nếu các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người già và không có gì khác giúp được. Tuy nhiên, họ nên theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng thuốc giúp ích và không gây ra tác dụng phụ xấu.
- Các loại thuốc ngủ Barbiturat: Secobarbital (Seconal và generic), Phenobarbital (Luminal và generic)
- Các thuốc điều trị lo âu: Xanax, Valium, Ativan
- Đối với chứng mất ngủ: Estazolam, Flurazepam, Quazepam, Temazepam, Triazolam
- Thuốc Z: Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon
Chữa mất ngủ ở người già bằng Đông y
Bất mị, Thất miên là tên gọi của mất ngủ trong y học cổ truyền chính thống. Nguyên nhân có thể do “vị bất hòa, tắc họa bất an” có nghĩa là dạ dày không tốt nên nằm ngủ không yên; hoặc “hư lao hư phiền, bất đắc miên” có nghĩa là lao lực phiền muộn nên ngủ không ngon. Bệnh có liên quan đến tâm, can, tỳ, thận.
Để điều trị mất ngủ theo Đông y cần kết hợp cân bằng tâm lý và bồi bổ thể chất. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa mất ngủ nổi tiếng dưới đây:
- Bài thuốc Quy tỳ thang
Thành phần: Đảng sâm, đương quy, hoàng kỳ, long nhãn, táo nhân, viễn chí, mộc hương, đại táo, chích thảo, gừng tươi.
Công dụng: Trị các chứng do tỳ khí hư suy như hay quên, hồi hộp, mệt mỏi, mấy ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều …
- Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đơn
Thành phần: Huyền sâm, đơn sâm, đảng sâm, viễn chí, phục linh, kết cánh, ngũ vị tử, đương quy, thiên môn, mạch môn, bá tử nhân.
Công dụng: Trị chứng thiếu máu, mất ngủ, hay quên, mệt mỏi, di mộng tinh…
- Bài thuốc Dương tâm thang
Thành phần: Đảng sâm, đương quy, phục thần, toan táo nhân, bá tử nhân, chích viễn chí, bán hạ, nhục quế, cam thảo, xuyên khung
Công dụng: Trị chứng thiếu máu, thần kinh không ổn định, mất ngủ, mơ nhiều.
- Bài thuốc Định tâm an thần thang (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc)
Thành phần: Phục thần, lạc tiên, táo nhân, dạ dao đằng…
Công dụng an thần, bổ dưỡng khí huyết, trị mất ngủ, rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ….
Mẹo khắc phục mất ngủ không dùng thuốc
Ngoài sử dụng các liệu trình theo phác đồ điều trị của bác sĩ như đã kể trên, người bệnh nên chú trọng điều chỉnh chế độ luyện tập, dinh dưỡng và môi trường sống để tinh thần thoải mái nhất để dễ dàng đi vào giấc ngủ. Dưới đây là những lời khuyên để người già có được giấc ngủ ngon hơn:
Tập luyện thể dục khắc phục vấn đề giấc ngủ
Tập thể dục đặc biệt là hoạt động điều hòa hơi thở, giải phóng calo trong cơ thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Ngay cả khi bạn có vấn đề về di chuyển do tuổi già, vẫn có vô số hoạt động bạn có thể làm để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt tay vào bất kỳ chương trình thể dục mới nào nếu bạn đã trên 65 tuổi.
Một số hoạt động tập luyện tốt cho giấc ngủ:
- Bài tập bơi: Bơi vòng là một cách nhẹ nhàng để tăng cường thể lực và rất tốt cho đau khớp hoặc cơ bắp yếu.
- Khiêu vũ: Hãy nhảy hoặc tham gia một lớp học khiêu vũ vì đây cũng là một cách tuyệt vời để mở rộng quan hệ xã hội của bạn.
- Đi bộ nhanh: Bạn càng đi bộ nhiều và tốc độ càng nhanh, bạn sẽ càng có nhiều lợi ích về thể dục nhịp tim.
- Chơi golf: Golf là một bài tập không đòi hỏi phải vận động mạnh mẽ nhưng có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
- Đi xe đạp hoặc chạy: Nếu bạn có thể trạng tốt, bạn có thể chạy và đạp xe đến cuối đời. Cả hai có thể được thực hiện ngoài trời hoặc trên một chiếc xe đạp đứng yên hay máy chạy bộ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Những thói quen lối sống cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là xem lại thói quen và môi trường ngủ của mình. Các bác sĩ khuyến cáo những thói quen có lợi cho giấc ngủ như sau:
- Không đi ngủ cho đến khi bạn mệt mỏi.
- Đặt lịch thường xuyên để thức dậy vào buổi sáng, thậm chí vào cuối tuần.
- Không ngủ trưa trong ngày.
- Tránh chất caffeine, rượu và nicotine vào ban đêm.
- Không xem TV, ăn hoặc đọc sách trên giường.
- Tránh tập thể dục nặng ba giờ trước khi đi ngủ.
- Tắm, chơi nhạc hoặc thực hành một kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu có thể giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.
- Ra khỏi giường khi bạn không thể ngủ.
Thay đổi thói quen ăn uống
Hai trong số những thói quen ban ngày ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ là chế độ ăn uống và tập thể dục. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn cần xem những gì bạn nạp vào cơ thể trong vài giờ trước khi đi ngủ.
Mẹo ăn kiêng để cải thiện giấc ngủ người cao tuổi bao gồm:
- Hạn chế cafein vào cuối ngày. Tránh cà phê, trà, soda và sô cô la vào cuối ngày.
- Tránh uống rượu trước khi đi ngủ. Có vẻ như rượu làm bạn buồn ngủ, nhưng nó thực sự sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Thỏa mãn cơn đói của bạn trước khi đi ngủ. Nên có một bữa ăn nhẹ như ngũ cốc ít đường, sữa chua hoặc sữa ấm.
- Cắt giảm thực phẩm có đường. Ăn một chế độ ăn nhiều đường và carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống và khoai tây chiên có thể gây ra sự tỉnh táo vào ban đêm, rồi kéo bạn ra khỏi giai đoạn ngủ sâu.
- Tránh các bữa ăn lớn hoặc thức ăn cay ngay trước khi đi ngủ. Bữa ăn lớn hoặc cay có thể dẫn đến khó tiêu hoặc khó chịu. Cố gắng ăn một bữa tối khiêm tốn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Giảm thiểu lượng chất lỏng trước khi ngủ. Hạn chế những gì bạn uống trong vòng một tiếng rưỡi trước khi đi ngủ để hạn chế tần suất bạn thức dậy để sử dụng phòng tắm vào ban đêm.
Thay đổi môi trường ngủ
Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn yên tĩnh, đủ tối, mát mẻ, và chiếc giường của bạn thoải mái. Chúng ta thường trở nên nhạy cảm hơn với tiếng ồn khi có tuổi, ánh sáng và nhiệt độ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Sử dụng nút tai hoặc mặt nạ ngủ có thể giúp ích.
Di chuyển đồng hồ phòng ngủ ra khỏi tầm nhìn. Ánh sáng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và hồi hộp theo dõi phút tích tắc là một việc chắc chắn gây nên chứng mất ngủ.
Hi vọng những thông tin trên về bệnh mất ngủ ở người già sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị thích hợp.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!