Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì? [HƯỚNG DẪN CỦA CHUYÊN GIA]
Sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Vì nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Sỏi thận hay sạn thận là các chất khoáng trong nước tiểu đọng lại ở bàng quang, niệu quản. Dạng sỏi thận hay gặp là tinh thể calci, gồm calci oxalat, calci phosphat và calci oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Người bệnh sỏi thận và mổ sỏi thận nên ăn gì?
Có nhiều thực phẩm có lợi được chuyên gia khuyên nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh tiêu biểu như rau củ, trái cây, sữa, pho mai… Cụ thể hơn người đọc nên tham khảo thông tin dưới đây:
Các loại hoa quả:
Dưa hấu: Dưa hấu có tính mát giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, điều liệu lượng nước tiểu tốt. Ăn hoặc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh sỏi thận.
Cam, chanh: Sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ hình thành khi nồng độ khoáng chất (canxi,oxalat, acid uric) tăng cao, trong khi chất citrate chống kết tinh sỏi bị suy giảm nghiêm trọng. Trong nước cam chanh có chứa nhiều citrate tự nhiên giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi cùng các cặn lắng trong đường tiết niệu.
Táo: Chất dinh dưỡng trong táo có chức năng giúp quá trình chuyển hóa năng lượng cholesterol dư thừa bên trong cơ thể thành axit trong dịch mật, loại bỏ tích tụ khoáng chất hình thành nên sỏi.
Dứa: Trong dứa chứa hàm lượng lớn vitamin B1, mangan cũng axit hữu cơ tốt cho sức khỏe người bệnh. Ăn dứa giúp hỗ trợ quá trình đánh tan sỏi thận. Tuy nhiên loại quả này có khá nhiều vitamin C, người bệnh cần cân bằng số lượng ăn vào để đảm bảo lượng vitamin C trong 1 ngày không vượt quá 50-100mg.
Quả lựu: Bạn có thể ăn quả lựu tươi hoặc uống nước ép của nó. Cả hạt và nước ép đều giúp đào thải sỏi thận. Quả lựu có khả năng giảm hàm lượng axit trong nước tiểu đồng thời đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Uống nhiều nước: Mỗi người trong ngày cần uống đủ từ 2,5-3 lít nước. Nước đóng vai trò trong việc giúp cơ thể thải độc, tuần hoàn máu,… Đặc biệt với người mắc sỏi thận, uống nhiều nước giúp nước tiểu loãng hơn, giảm lượng khoáng do đó giảm nguy cơ mắc có sỏi. Việc uống nước nên chia đều nhiều lần trong ngày. Nước tiểu nên có màu trắng trong bởi khi này cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.
Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà húng quế giúp thanh lọc cơ thể, vừa bổ sung thêm nước cải thiện và thanh lọc thận. Húng quế làm giảm axit uric trong máu đồng thời chứa axit acetic phá hủy sỏi. Đối với gừng chứa nhiều magie làm giảm kích thước sỏi.
Thực phẩm nhiều canxi như sữa, pho mai. Những thực phẩm như bơ sữa, pho mai có có khả năng bổ sung canxi cho cơ thể. Nên ăn 1 lượng vừa đủ để cơ thể cân bằng lượng canxi tránh hấp thu thêm oxalat từ đường ruột dễ tạo sỏi thận.
Thực phẩm giàu chất xơ. Rau xanh, yến mạch hay ngũ cốc có hàm lượng vitamin và chất xơ cao. Chúng giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện nhất là những người sau mổ sỏi thận.
Bệnh sỏi thận kiêng ăn gì?
Người mắc sỏi thận nên hết sức lưu ý trong việc ăn uống, bởi có những thực phẩm tuy ngon miệng nhưng có nguy cơ cao khiến bệnh trầm trọng hơn.
Khi bị sỏi thận không nên ăn các thực phẩm có chứa oxalat. Oxalat là một axit hữu cơ tự nhiên có trong thực vật, động vật và cả con người. Các thực phẩm này làm tăng axit uric và calci có khả năng làm trầm trọng bệnh hơn do đó được khuyến cáo không nên sử dụng với bệnh nhân sỏi thận. Một số thực phẩm người bệnh nên tránh khác như:
Các loại thịt giàu đạm: Các loại thịt như thịt bò, gia cầm giàu protein khiến lượng oxalat trong nước tiểu tăng cao dễ hình thành sỏi
Rau bina, sô-cô-la, cà phê, các loại đậu, củ cải đường: những thực phẩm này có chứa oxalat không tốt cho người mắc bệnh sỏi thận
Muối: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể cắt giảm lượng oxalat trong nước tiểu. “ăn mặn hại thận” là câu truyền miệng quen thuộc với nhiều người. Trên thực tế lượng muối trong khẩu phần ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể dẫn đến nhiều bệnh về thận trong đó có sỏi thận.
Chuối: Mặc dù chuối có chứa protein, các loại đường, calci, phốt-pho, tinh bột, chất béo, kali, kẽm, vitamin A, C, E, B1 nhưng lượng kali trong chuối quá nhiều lại ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận.
Hoa quả khô: Người bị sỏi thận không nên ăn hoa quả khô hoặc nho vì chúng rất nhiều bazơ oxalic kích thích sỏi phát triển.
Quả bơ: Giống như chuối, trong bơ cũng chứa 1 lượng kali lớn gây ra nhiều áp lực cho quả thận. Với những người có sức khỏe tốt thì nên ăn bơ hằng ngày, chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.
Khoai tây: Trong khoai tây có lượng kali cao không tốt cho người mắc các bệnh về thận. Nếu sử dụng thực phẩm này cần ngâm khoai trong nước ít nhất 2h trước khi chế biến.
Thực phẩm chứa chất Purin: Người bị sỏi nên kiêng ăn các thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
Rượu bia và đồ uống có cồn: Uống rượu gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Hạn chế đường bổ sung: Đường trong bánh kẹo, nước ngọt và nước trái cây đa số là đường tổng hợp bao gồm sucrose và fructose. Đây là hai chất giúp tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, nên theo dõi và hạn chế hấp thụ lượng đường này trong các thực phẩm chế biến và đồ uống. Nên hạn chế tối đa lượng đường này trong chế độ ăn
Điều chỉnh liều lượng vitamin C không vượt quá 100mg mỗi ngày. Ở nam giới nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn khi sử dụng vitamin C ở liều cao. Vitamin C chỉ nên bổ sung từ các loại trái cây tươi tự nhiên. Việc sử dụng thực phẩm chức năng cần tham khảo ý kiến bác sĩ tránh dùng quá liều tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa bệnh
Bên cạnh việc điều chỉnh nguyên tắc dinh dưỡng thì người bệnh cũng nên cái thiện chất lượng cuộc sống để cơ thể khỏe mạnh đồng thời cải thiện tình trạng bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức đề kháng của cơ thể
- Không thức khuya, tránh căng thẳng lo nghĩ có thể khiến rối loạn chức năng gan thận bên trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh. Không nên bổ sung các thực phẩm chức năng hay thuốc bổ nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Không nên nhịn tiểu lâu.
- Trường hợp sỏi thận tái phát nhiều lần cần đi xét nghiệm kiểm tra kỹ lưỡng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để điều trị dứt điểm sỏi thận tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Bởi vậy việc phòng ngừa cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm chứa ít mỡ, muối và giảm lượng oxalat, cân bằng canxi là những gì người bệnh sỏi thận cần lưu ý.
Trên đây là những thông tin người bệnh nên tham khảo để biết được sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng bài viết giúp người đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Cho mình hỏi là ở chổ nên là ghi nên ăn hoặc uống nước ép của trái cây đó mà xuống phần kiêng lại ghi là không nên uống nươć trái cây.Vậy ta có nên uống và uống như thế nào ạ!!!