Bệnh Thoát Đị Đĩa Đệm Có Chữa Khỏi Được Không?
Chữa thoát vị đĩa đệm chủ yếu dựa trên phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu. Người bệnh vẫn có tỷ lệ phục hồi hoàn toàn sau khi thực hiện điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ. Chỉ những trường hợp bệnh nhân không tuân theo hướng dẫn điều trị gây tái phát và kéo dài thời gian lâu hơn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp điều trị của bác sĩ và sự nghiêm túc của bệnh nhân. Hiện trạng người bệnh xem nhẹ thoát vị đĩa đệm và tự ý mua thuốc giảm đau về uống mà không thông qua bác sĩ là nguyên nhân chính khiến cơn đau nhức tái đi tái lại.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là sự sai lệch hoặc thoái hoá vị trí đĩa đệm ở giữa các đốt sống gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống. Thực tế 24 đốt sống của con người không dính chặt vào nhau mà được nối với nhau giữa các khoang đốt sống hay còn gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm có tác dụng giúp cột sống cử động mềm mại và giảm sóc khi vận động. Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng có ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ và vận động của người bệnh. Những vị trí thường bị thoát vị là đĩa đệm tại vùng lưng dưới.
Người bệnh cần tìm hiểu các phương pháp chữa khỏi thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn mới phát để phòng tránh biến chứng. Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng ở chỗ bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
Cột sống là vị trí dẫn truyền hệ thần kinh chính nên đây là bộ phận tập trung những dây thần kinh quan trọng. Do đó khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ ảnh hưởng lan rộng đến các dây thần kinh tiếp giáp gây đau nhức khó chịu. Nếu bệnh bước sang giai đoạn cục bộ, người bệnh không chỉ bị đau thắt lưng mà cơn đau còn lan rộng đến toàn bộ cơ thể. Các cơn đau nhói âm ỉ cũng xuất hiện khi bệnh nhân ho, hắt hơi, vận động…
Teo cơ chi
Khi đĩa đệm chèn ép đến hệ thống mạch máu chính, quá trình tuần hoàn máu tại vị trí này sẽ bị ức chế và các cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Điều này khiến cơ bị mất chất dinh dưỡng và bị teo dần, mặc dù không dẫn đến liệt nhưng teo cơ chi cũng ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Rối loạn cảm giác
Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường đối mặt với vấn đều tê mỏi tay chân. Thường xuyên có cảm giác nóng lạnh và châm chích tại các vùng da tương ứng. Đây là biểu hiện rối loạn cảm giác ở vị trí khoang da do rễ dây thần kinh cảm giác bị đĩa đệm chèn ép.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
Biến chứng đau khập khễnh cách hồi và rối loạn vận động khi bị thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh không làm chủ được vận động. Người bệnh không thể thực hiện các vận động trong thời gian dài, đây còn được coi là biến chứng đau rễ thần kinh ngắt quãng.
Nguy cơ tàn phế vĩnh viễn
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm là người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn. Nguyên nhân là do hệ thần kinh chi phối vận động tại cột sống bị chèn ép và đứt đoạn gây mất khả năng vận động. Mặc dù biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng người bệnh nên ý thức điều trị bệnh sớm để chữa khỏi thoát vị đĩa đệm ngay trong giai đoạn đầu.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?
Liệu có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm mà không tái phát là mong muốn của bất kỳ bệnh nhân nào đang chiến đấu với bệnh. Thực tế việc điều trị thoát vị đĩa đệm không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người bệnh và bác sĩ điều trị có sự phối hợp ăn ý với nhau. Thời gian chữa khỏi bệnh càng nhanh khi bệnh nhân áp dụng đúng phương pháp chữa trị kết hợp với việc tuân thủ thói quen sinh hoạt, vận động khoa học.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm phục hồi hoàn toàn là khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Đối với những trường hợp điều trị ngoại khoa là phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm để thay đĩa đệm nhân tạo cũng là phương án giải quyết tạm thời. Cho đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị nào giúp bệnh nhân phục hồi bao xơ lành lặn và phục hồi đĩa đệm hoàn toàn.
Tuy nhiên phương thức chữa khỏi thoát vị đĩa đệm theo hướng “điều trị bảo tồn” sẽ giúp người bệnh phục hồi đĩa đệm và lớp bao xơ theo thời gian. Bệnh nhân khi được chữa trị đúng lộ trình hoàn toàn có thể phục hồi được đến 80-95% so với tình trạng bệnh ban đầu, thậm chí các triệu chứng sẽ cải thiện đến mức gần khỏi. Khi điều trị theo phương pháp này, bệnh nhân được giữ nguyên hiện trạng, áp dụng tập vật lý trị liệu và dùng thuốc song song. Điều trị đều đặn và điều trị càng sớm sẽ có thể làm giảm các tổn thương đĩa đệm và giúp bệnh nhân có thể vận động thể thao ở mức độ vừa phải.
Tỷ lệ điều trị theo phương pháp bảo tồn đem lại những thành công nhất định cho bệnh nhân mà hiếm khi bệnh tái phát. Người bệnh cần ý thức được rằng thời gian chữa khỏi thoát vị đĩa đệm là một hành trình dài, đòi hỏi ý chí kiên trì của người bệnh và hỗ trợ từ gia đình. Thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu có thể được cải thiện sớm bằng các liệu pháp khác nhau bằng những bài thuốc từ gạo lứt, ngải cứu, châm cứu, massage,… Quan trọng trên hết là người bệnh nên ý thức được những dấu hiệu bệnh để bắt tay vào điều trị từ sớm.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Trong số đó, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có 80% các trường hợp chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không tái phát khi tuân thủ liệu trình điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp Đông Y.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Các nhóm thuốc chính được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm:
- Thuốc giảm đau: meloxicam, paracetamol,…
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid: các loại thuốc như naproxen, ibuprofen…
- Thuốc giãn cơ: ví dụ như decontractyl, myonal,…
- Nhóm các loại vitamin và omega 3…
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo Đông y
Điều trị theo liệu pháp Đông y gồm có:
- Tập vật lý trị liệu bằng cách kéo giãn cột sống giúp hồi phục chức năng của đĩa đệm.
- Người bệnh được châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh…ở vị trí đau.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu; lá lốt; thiên niên kiện; xương rồng; cỏ xước…
Phẫu thuật
Chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, có nguy cơ teo cơ, bệnh nhân bị đau cơ dữ dội kéo dài. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là mổ nội soi hay mổ hở phụ thuộc vào từng trường hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng, nguyên nhân và tình trạng nghiêm trọng của bệnh tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm hoặc điều trị nội khoa. Tỷ lệ tái phát thoát vị sau mổ xảy ra rất phổ biến và để lại biến chứng lâu dài cho người bệnh nên tỷ lệ phẫu thuật điều trị thoát vị chỉ chiếm 20%.
Nguyên nhân điều trị thoát vị đĩa đệm không khỏi
Có không ít trường hợp bệnh nhân mất kiên nhẫn vì bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát nhiều lần. Những nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh kéo dài mà không có hiệu quả bao gồm:
Áp dụng sai phương pháp điều trị
“Tự kê toa, tự bốc thuốc” là vấn đề chung của người bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Các nghiên cứu đã cho thấy hầu hết các loại thuốc được người bệnh truyền tai nhau sử dụng đều là thuốc giảm đau tạm thời. Lạm dụng thuốc giảm đau dễ khiến người bệnh phát sinh cơn đau tim, viêm loét dạ dày, suy thận… Quan trọng hơn là các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Khi bệnh nhân chủ quan dùng thuốc sẽ không thể chữa tận gốc chứng thoát vị đĩa đệm và kéo dài thời gian khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Không tuân thủ liệu trình điều trị
Việc người bệnh không kiên nhẫn với liệu trình điều trị xảy ra phổ biến do điều kiện kinh tế hoặc do tâm lý chán nản của người bệnh. Thực tế thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có tính chất phức tạp nên thời gian chữa bệnh có thể kéo dài đến nhiều năm. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng điều trị sẽ khiến cơn đau nhanh chóng tái phát khiến việc điều trị bắt đầu lại từ đầu.
Không chú ý đến sinh hoạt
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Để chữa khỏi thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần tránh các vận động mạnh, ngồi hoặc đi lại sai tư thế. Bên cạnh đó bệnh nhân cần chủ động tham khảo chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ để hạn chế tốt nhất nguy cơ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh khỏi
Để chữa khỏi thoát vị đĩa đệm đòi hỏi bệnh nhân phải có chế độ hồi phục kết hợp giữa ăn uống và sinh hoạt. Để kết quả điều trị có tiến triển tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý những nguyên tắc điều trị:
Về ăn uống
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng uống rượu bia, thức uống có gas.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chiên xào gây khó tiêu.
- Tránh nguồn thực phẩm có chất béo động vật như thịt mỡ, bơ, sữa béo…
- Người bệnh không ăn thực phẩm có lượng purin và fructozo cao như thịt muối, cá trích.
- Hạn chế hút thuốc và sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị.
- Bệnh nhân càn bổ sung protein, canxi và axit béo omega vào thực đơn hàng ngày.
- Ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ tăng cường trao đổi chất.
Về sinh hoạt
- Trong thời gian điều trị người bệnh nên tập thói quen đi đứng, di chuyển nhẹ nhàng để cơ thể dần thích nghi.
- Cử động từng bước một, không nên bật dậy ngay khi đang nằm tránh cơn đau cấp.
- Khiêng vật nặng sẽ gây tổn thương nặng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Người bệnh hạn chế di chuyển đến địa hình nhấp nhô, đường có độ sóc.
- Đứng hoặc ngồi quá lâu cũng sẽ gây căng thẳng đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không ở mỗi bệnh nhân sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người bệnh cần có hi vọng và kiên nhẫn trong thời gian điều trị dưới hướng dẫn của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện kết hợp với việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học chính là những yếu tố căn bản để người bệnh được hồi phục hoàn toàn.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!