Bệnh Vảy Nến Có Tự Lành Không? Có Chữa Được Không?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh vảy nến do đây là bệnh lý có tính chất tự miễn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về cách chữa bệnh vảy nến đang được áp dụng hiện nay qua sự tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Bị vảy nến là biểu hiện của cơ thể khi chức năng gan thận suy giảm, làm ứ trệ độc tố bên trong gây đột biến chu trình thay đổi da, khiến các lớp da mới chồng lên các lớp da cũ chưa kịp mất đi gây nên hiện tượng bong tróc, vảy trắng, đỏ rát và lan rộng theo thời gian. Dựa theo thể bệnh, vùng da xuất hiện và mức độ biểu hiện, các chuyên gia chia biểu hiện bệnh làm 2 giai đoạn.  

  • Vảy nến thông thường: đa số các bệnh nhân mới mắc hoặc bị nhẹ thường được xếp vào giai đoạn này. Biểu hiện chung của vảy nến thông thường là các vết thương có diện tích bé chỉ từ 1-10cm, không có biểu hiện ngứa hay rát quá nhiều.

 Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân duy trì được lối sống sinh hoạt và tập luyện tăng sức đề kháng có thể hạn chế được nguy cơ phát bệnh và giảm nhẹ tình trạng bệnh. Ngược lại, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

  • Vảy nến đặc biệt: Những vảy nến xuất hiện nhiều, tần suất dày hơn, thường mọc thành từng nhóm nhỏ có mủ. Bệnh nhân thường có cảm giác đau rát, ít vảy và lan ra toàn thân. Ngoài ra có thể đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, hình thành màng da đỏ rát từ những mảng vảy nến thông thường hoặc trên da lành. 
Hình ảnh bệnh vảy nến
Hình ảnh bệnh vảy nến

Về mặt khoa học, bệnh vảy nến không thể tự khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể tự lặn tùy theo cơ địa và tình trạng của bệnh nhân, bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào. Để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất, người bệnh vẫn nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ như thuốc uống, bôi, tắm… Bác sĩ Tuyết Lan cho biết.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, đối với bệnh vảy nến, càng điều trị sớm càng tranh thủ được “thời điểm vàng” tránh những biến chứng không đáng có. Điều trị vảy nến trong thời kì đầu khá dễ dàng, tổn thương chưa nhiều, cấu trúc da chưa bị mất hoàn toàn thì chỉ cần 15 ngày – 1 tháng là các triệu chứng sẽ hoàn toàn biến mất. Thời gian điều trị đối với vảy nến thông thường có thể chỉ vài tháng và với thể đặc biệt là vài năm tùy theo thể bệnh.

Bệnh vảy nến chữa khỏi được không
Bệnh vảy nến nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng

Phác đồ điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa xuất hiện sản phẩm nào đặc trị hoàn toàn, cách tốt nhất là duy trì sự ổn định, hạn chế thời gian phát bệnh bằng cách dùng kết hợp thuốc bôi, uống và duy trì lối sống khoa học. Để điều trị hiệu quả như mong muốn cần đảm bảo thực hiện 2 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn tấn công: Ở giai đoạn này, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn những bài thuốc có tác dụng mạnh, ức chế và xoa dịu tổn thương, tránh lan rộng. Giảm bớt cảm giác khó chịu của người bệnh.

  • Giai đoạn ổn định: Mục tiêu của giai đoạn này là giúp người bệnh kéo dài sự ổn định, chống tái phát. Hai giai đoạn này cần thực hiện đồng thời để hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian điều trị phù hợp cho từng giai đoạn.

Cách chữa vảy nến phổ biến hiện nay

Tùy theo nhu cầu và tình trạng bệnh, người mắc vảy nến có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp. Khi dùng thuốc cần tuân thủ đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến khác nhau:

Chữa vảy nến bằng Tây Y

Sử dụng sản phẩm thuốc uống, thuốc bôi ngoài da hoặc tiêm truyền tĩnh mạch theo từng giai đoạn và cho tác dụng tức thì, làm dịu và mềm mại vùng da tổn thương chỉ trong vài lần sử dụng.

✔️ Ưu điểm: Tác dụng nhanh chóng, làm mềm dịu da. 

⛔ Nhược điểm: Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc sẽ có nguy cơ tác dụng phụ, việc lạm dụng thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid có thể gây bong tróc và bào mòn da.

Chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian

Thuốc trị vảy nến bằng mẹo dân gian tận dụng những loại cây có tính hàn, nhiều nước giúp làm dịu đồng thời có vai trò sát khuẩn cao như lá lược vàng, vòi voi, trầu không, lá lốt, lá khế…

Bệnh vảy nến có tự khỏi không nếu chữa bằng mẹo dân gian
Chữa vảy nến bằng mẹo dân gian

✔️ Ưu điểm: Phương pháp này chủ yếu sử dụng những cây thuốc có tác dụng làm dịu da, sát trùng như vòi voi, lược vàng, lá lốt, trầu không để đắp hoặc uống nên chi phí rẻ, an toàn và lành tính.

Nhược điểm: Nhiều các bài thuốc đều không có cơ sở khoa học, không quy định liều lượng và cách dùng chính xác nên dễ gây nhiễm trùng do dùng sai cách, mất vệ sinh. Đây chỉ là biện pháp mang tính hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị lâu dài.

Chữa bằng quang hóa trị liệu

✔️ Ưu điểm: Đây là phương pháp mới ứng dụng để điều trị vảy nến toàn thân hoặc trên diện tích rộng bằng việc sử dụng những tia UVA/UVB tự nhiên hoặc nhân tạo. Phương pháp này không gây đau đớn, không tốn nhiều công sức.

Nhược điểm: Chi phí trị liệu đắt hơn rất nhiều lần so với các phương pháp khác đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Điều trị vảy nến cần lưu ý những gì?

Việc sử dụng thuốc sẽ tập trung chủ yếu vào tác động bên trong, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh và người thân nên chú ý công tác vệ sinh và bôi thuốc. Ngoài ra cần duy trì chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp đặc biệt với người lựa chọn điều trị bằng đông y hay dân gian cần chú ý những điều sau:

  • Khi vệ vùng da tổn thương người bệnh cần chú ý không để da tiếp xúc với nước quá nóng, đối với nước thuốc nên để ấm rồi mới sử dụng. Hạn chế dùng những sản phẩm có thành phần axit hoặc chất tẩy rửa khác. 

  • Khi mát xa với bã thuốc cần nhẹ tay để lấy đi lớp sừng chết.

  • Lau khô và rửa tay sạch trước khi bôi thuốc, tránh sử dụng những sản phẩm dưỡng da có độ pH cao.

  • Đối với chế độ ăn uống, người bệnh cần tránh sử dụng những sản phẩm có cồn, chất kích thích vì những chất này làm tăng nguy cơ dị ứng cơ địa và làm men gan tăng cao.

  • Thay đồ thực phẩm từ thịt, sữa, trứng bằng các loại có gốc tự do như rau xanh hoa quả hoặc có chứa omega 3 như cá, dầu cá. Những sản phẩm giàu chất lượng đường và lượng chất béo dư thừa làm gia tăng tình trạng viêm.

    Bệnh vảy nến có chữa được không
    Chế độ kiêng khem khi điều trị vảy nến

Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì theo đuổi lối sống khoa học, thoải mái, luyện tập thể dục thường xuyên, đẩy lùi stress.

Bệnh vảy nến tuy chưa có thuốc nào chữa dứt nhưng nếu tuân thủ đều đặn lộ trình của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học thì hoàn toàn có thể hạn chế tối đa thời gian phát bệnh, ổn định cơ thể, giúp người bệnh tự tin sinh hoạt như người bình thường. Hy vọng những thông tin về cách chữa vảy nến trên đây đã giúp người bệnh có thêm kiến thức và giải đáp được thắc mắc bệnh vảy nến có tự khỏi không, có chữa được không?.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 08/06/2024