Bệnh vảy nến có lây không? Cách xử lý bệnh hiệu quả

Bệnh vảy nến có lây không là điều mà cả người bệnh lẫn những người xung quanh lo lắng. Bài viết dưới đây giúp người đọc có được thông tin cần thiết về bệnh đồng thời cung cấp phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất hiện nay qua tư vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương. 

Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là hiện tượng viêm da do tăng sinh tế bào. Hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với những tác nhân bên ngoài cơ thể khiến các tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Chu kỳ thay da của người bệnh trở nên ngắn hơn. Các lớp da cũ chưa kịp bong kết thì các lớp da mới đã hình thành chồng lên nhau. Xuất hiện những mảng da đỏ vảy trắng bong tróc.

Với từng vùng da xuất hiện bệnh và tình trạng bệnh mà vảy nến được chia ra các dạng:

  • Vảy nến thể mảng: Bệnh xuất theo từng mảng da ở khuỷu tay, đầu gối, dưới lưng…
  • Bệnh vảy nến thể giọt: Tổn thương xuất hiện hình giọt nước, phần lớn ở trẻ em
  • Bệnhảy nến da dầu : Trên da đầu có vảy hoặc mảng da trắng 
  • Vảy nến móng tay: Móng tay bị dày có lỗ nhỏ trên bề mặt
  • Vảy nến thể mủ: Mụn mủ xuất hiện ở tay và chân

Vậy bệnh vảy nến có lây không? Bệnh vảy nến không lây nhiễm qua đường tiếp xúc bởi nguyên nhân gây ra bệnh không phải do vi khuẩn hay virus mà do các nguyên nhân: 

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh, khả năng con cái sinh ra cũng mắc bệnh cao.  Bên cạnh đó các vết vảy nến có khả năng lan rộng ra các vùng da khác của cơ thể.

Do yếu tố ngoại sinh: Các tác nhân ngoại sinh có thể khiến khởi phát bệnh hoặc tiến triển nặng hơn ở những người có sẵn yếu tố bệnh. Các tác nhân gây ra vảy nến có thể là :

  • Stress kéo dài, căng thẳng,mệt mỏi
  • Bỏng nắng
  • Phẫu thuật
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,… nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến
  • Nhiễm trùng da
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? 

Vảy nến đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây ra các triệu chứng như:

  • Da dễ bong tróc ngứa ngáy, các mảng da khô có lớp vảy trắng bạc…
  • Vẩy nến có bọng nước chứa mủ… 
  • Các tổn thương màu đỏ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: đỏ da toàn thân, nhiễm trùng da, viêm khớp… Một vài trường hợp y học ghi nhận bệnh vảy nến là yếu tố nguy cơ với hội chứng chuyển hóa bệnh tim mạch và là một trong những tác nhân gây ra suy thận.

Để có được phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh nên tham khảo và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc điều trị bằng y học, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp. Những điều này giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tốt hơn. 

Dấu hiệu nguy hiểm của vảy nến
Dấu hiệu nguy hiểm của vảy nến

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến liên quan đến cơ địa cũng như hệ miễn dịch của người bệnh nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, các biện pháp điều trị hiện hành nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn không cho bệnh tái phát. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân chữa vẩy nến mãi không khỏi do những sai lầm thường gặp trong điều trị như. Do đó để chọn được cách chữa bệnh tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo: 

Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian

Với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, phương pháp này có thể sử dụng làm dịu đi triệu chứng bệnh.  Cách chữa trị bằng dân gian phổ biến như: 

Chữa bệnh bằng lá lốt:   Dùng lá lốt rửa sạch đun sôi với lượng nước vừa đủ và đắp lên vết thương 2-3 lần/tuần. Nước đun lá cũng có thể dùng để uống.

Dùng dầu dừa: Bôi dầu dừa lên vùng da bị vảy nến giúp làm giảm tình trạng khô bong tróc

Chữa vảy nến bằng lá trầu không: Rửa sạch và ngâm lá với nước muối loãng. Đun sôi với lượng nước vừa đủ và dùng nước để nguội bớt để tắm. 

✔️ Phương pháp này mang đến những ưu điểm như:

  • Tiện lợi, nguyên liệu dễ kiếm,dễ sử dụng
  • Chi phí thấp 

⛔ Tuy nhiên cũng có nhược điểm: 

  • Chỉ làm dịu cảm giác ngứa không có khả năng chữa khỏi bệnh
  • Nếu không cẩn thận có thể gây mất vệ sinh, viêm nhiễm vùng da tổn thương
  • Trường hợp bệnh chuyển nặng, phương pháp này không có tác dụng, người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chữa bệnh.

Lưu ý trong cách chăm sóc người bệnh vẩy nến

Bên cạnh việc chữa bệnh bằng các biện pháp y học, người bệnh cũng nên lưu ý điều chỉnh các thói quen hàng ngày để bệnh nhanh khỏi. Các lưu ý cần nhớ có thể kể đến: 

  • Vệ sinh vùng da tổn thương, tránh chà rửa mạnh dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Dưỡng ẩm cho da, dùng các loại mỹ phẩm, sữa tắm dịu nhẹ không gây kích ứng 
  • Tắm bằng nước ấm, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Giữ môi trường sống thoáng mát, hợp vệ sinh. Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau củ quả. Ăn các loại cá biển để bổ sung omega 3. Các chất dinh dưỡng này tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Cồn trong rượu có thể gây biến đổi chất đạm làm da bị dị ứng. Chất kích thích ảnh hưởng tới thần kinh có thể khiến cảm giác ngứa ngáy tăng mạnh.
  • Kiêng các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng sữa…

Bệnh vẩy nến sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh có cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Hy vọng với những thông tin trong bài, người đọc đã có được cho mình biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả cũng như có câu trả lời cho vấn đề bệnh vảy nến có lây không?.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 08/06/2024