Viêm amidan mãn tính dai dẳng dễ gây ung thư vòm họng, điều trị bằng cách nào?

Viêm amidan mãn tính không chỉ gây ra những triệu chứng dai dẳng khó chịu như: Đau nhức họng, amidan sưng tấy, khó thở, khó nuốt… Bệnh còn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí ung thư vòm họng. Vậy làm thế nào để chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả và đảm bảo an toàn?

Viêm amidan mãn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị nhiễm trùng trong thời gian dài, viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Mỗi năm bệnh nhân viêm amidan giai đoạn mãn tính có thể bị khởi phát bệnh từ 5 – 6 lần, thời gian bệnh diễn tiến kéo dài hơn 2 tuần.

Viêm amidan xuất hiện ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh có nhiều dạng khác nhau, gồm viêm amidan quá phát, viêm amidan xơ teo, viêm amidan hốc mủ.

Viêm amidan mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Vậy viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Trả lời cho câu hỏi này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết:

“Viêm amidan mạn là tình trạng viêm nặng, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tấy, áp xe tại amidan và thành họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa. Người bệnh cũng có gặp phải những biến chứng toàn thân như thấp khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim… Nếu bệnh diễn tiến trong thời gian quá dài, các tế bào viêm sẽ bị biến đổi thành ác tính, gây ung thư vòm họng”.

Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua đó, mọi người có thể chủ động phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mãn tính khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan, trong đó 20% các ca bệnh là do vi khuẩn, 70 – 80% các ca bệnh là nhiễm virus.
  • Viêm amidan cấp tính điều trị không tốt, tái phát nhiều lần.
  • Mắc các bệnh đường hô hấp như cúm, sởi, viêm họng.
  • Sức đề kháng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào hầu họng và phát triển.
  • Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi, sâu răng, cấu tạo amidan nhiều khe hốc, sử dụng nhiều đồ ăn thức uống lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột…

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Khi bị viêm amidan mãn tính, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

Hình ảnh viêm amidan mãn tính
Hình ảnh viêm amidan mãn tính
  • Amidan sưng to, viêm tái phát nhiều lần, thời gian viêm kéo dài hơn 2 tuần.
  • Đau – viêm họng kéo dài, vướng mắc trong cổ họng.
  • Đau nhức tai, hạch dưới cằm nổi lên.
  • Hơi thở hôi.
  • Khó thở, khàn giọng.
  • Triệu chứng viêm amidan quá phát: Hai khối amidan sưng to, có thể lấp kín đường thở. Các hốc amidan mưng mủ trắng. Bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ngáy to hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Triệu chứng viêm amidan xơ chìm: Kích thước amidan nhỏ, bề mặt lỗ chỗ nhiều chấm mủ nhỏ. Khi ấn vào amidan, mủ sẽ chảy ra từ các hốc.
  • Triệu chứng viêm amidan hốc mủ: Sốt nhẹ, họng ngứa rát, ho khan nhiều vào sáng sớm, hốc amidan có nhiều mủ, hơi thở hôi.

Viêm amidan mãn tính có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?

Theo bác sĩ Lê Phương: “Viêm amidan mãn tính là bệnh nguy hiểm, dai dẳng khó điều trị. Nhưng nếu bệnh nhân điều trị sớm và lựa chọn phương pháp phù hợp thì bệnh có thể được chữa khỏi”

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm amidan được áp dụng như mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà, dùng thuốc Tây y, phẫu thuật cắt amidan, sử dụng thuốc Đông y. Vậy đâu là phương pháp mang lại hiệu quả cao?

Chữa viêm amidan mạn tính tại nhà

Đây là cách chữa viêm amidan mãn tính đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Biện pháp tại nhà thường là các mẹo dân gian, điều trị bệnh bằng các nguyên liệu tự nhiên. Một số cách dân gian được nhiều người áp dụng là:

  • Chữa viêm amidan bằng tỏi: Dùng tỏi giã nát hoặc thái thành lát mỏng ngâm cùng mật ong trong khoảng 2 tiếng. Uống hỗn hợp này từ từ cho thấm vào niêm mạc họng.
  • Rau diếp cá trị viêm amidan mạn: Dùng một nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi ăn sống. Người bệnh cũng có thể ép nước rau diếp cá để uống.
  • Chữa viêm amidan bằng mật ong: Sử dụng mật ong nguyên chất ngậm trong miệng rồi nuốt chậm rãi nhằm sát khuẩn và làm dịu hầu họng.

Các mẹo dân gian chữa viêm amidan mãn tính tại nhà có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh khó chịu. Tuy nhiên các mẹo dân gian không có khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh không nên chỉ sử dụng các phương pháp này để điều trị bệnh.

Do vậy đối với các mẹo dân gian, người bệnh cần tìm hiểu kỹ càng và chỉ nên sử dụng để hỗ trợ điều trị chứ không nên coi đây là giải pháp chính. 

Điều trị amidan mãn tính bằng thuốc tây y

Dùng thuốc tây y là biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Sau khi thăm khám, xác định rõ mức độ bệnh lý và tác nhân gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp. Những loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid.
  • Thuốc kháng sinh dạng uống, dạng tiêm hoặc thuốc xịt tại chỗ.
  • Thuốc giảm long đờm, giảm ho.

Thuốc Tây y giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, điều trị các triệu chứng viêm nhiễm tại amidan và vùng họng hiệu quả nhanh. Nhờ vậy người bệnh không cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên thuốc Tây có thể gây nhiều tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu, chóng mặt, suy thận, men gan tăng. Tăng nhịp tim… Lạm dụng thuốc Tây y có thể khiến cơ thể nhờn thuốc, khiến việc điều trị bệnh bằng thuốc tây sau này khó khăn hơn. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Rất nhiều bệnh nhân cho rằng viêm amidan mãn tính chỉ chữa khỏi hoàn toàn khi phẫu thuật cắt amidan. Theo bác sĩ Lê Phương: “Không phải cứ bị viêm amidan mãn tính là cắt bỏ amidan. Amidan có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của của vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh. Vì vậy phẫu thuật cắt amidan chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết”.

Viêm amidan mạn tính có nên cắt không?
Viêm amidan mạn tính có nên cắt không?

Biện pháp phẫu thuật được cân nhắc tiến hành trong những trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính kéo dài, tái phát nhiều lần trong năm, khoảng 4 – 5 lần/ năm.
  • Bệnh quá phát, ảnh hưởng đến chức năng thở và ăn uống.
  • Bệnh có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như áp xe, viêm tấy quanh amidan…
  • Khối amidan viêm quá nặng không còn chức năng bảo vệ cơ thể.

Cắt amidan giúp chữa viêm amidan mạn tính triệt để. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Sốc phản vệ trong quá trình gây mê, chảy máu không cầm lại được, viêm nhiễm sau khi tiến hành thủ thuật…

Viêm amidan mãn tính kiêng ăn gì? Phòng bệnh bằng cách nào?

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp kể trên, bác sĩ Phương khuyên rằng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất. Bệnh nhân nên bổ sung những món ăn dạng lỏng, dễ nuốt, hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu kẽm và vitamin. Người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

  • Đồ ăn cứng, thô, nhiều góc cạnh.
  • Đồ ăn lạnh, đá.
  • Thực phẩm nhiều axit.
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Để phòng ngừa viêm amidan mãn tính, người bệnh cần chú ý:

  • Điều trị hoàn toàn viêm amidan cấp tính và các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối loãng thường xuyên.
  • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
  • Nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với khói bụi.

Viêm amidan mãn tính là bệnh gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy ngay khi nhận thấy những triệu chứng bệnh viêm amidan, người bệnh nên sớm đi khám và điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý áp dụng bất kỳ cách chữa nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bài được quan tâm nhiều

Khi nào cần cắt amidan? Những rủi ro tiềm ẩn cần biết trước khi áp dụng

Chữa viêm amidan có thực sự hiệu quả và an toàn không?

Array

Ngày Cập nhật 07/06/2024