Bệnh viêm phổi có chữa được không? Phương pháp nào điều trị bệnh an toàn và tận gốc?

Bệnh viêm phổi có chữa được không và làm thế nào để điều trị bệnh dứt điểm luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặc dù viêm phổi có thể phòng tránh và chữa khỏi hoàn toàn nhưng chính sự chủ quan trong điều trị đã khiến nhiều người bệnh gặp biến chứng. Hiện nay viêm phổi đang là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên thế giới.

Bệnh viêm phổi có chữa được không?

Bệnh viêm phổi có chữa được không? – Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, viêm phổi lại được coi là một trong những căn bệnh quái ác, một “đại dịch bị quên lãng” của thế kỷ XXI khi có hàng triệu người tử vong mỗi năm.

Sở dĩ viêm phổi gây tử vong nhiều đến vậy vì căn bệnh này gây tổn thương nghiêm trọng đến các phế nang, khiến cơ thể bị rối loạn trao đổi không khí. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, gặp các biến chứng nặng như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, ung thư phổi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. 

Viêm phổi có chữa được không
Viêm phổi gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm

Đặc biệt, trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh, bị biến chứng nhanh nên có tỷ lệ tử vong cao. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), viêm phổi là một căn bệnh có thể đề phòng được, điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn là thủ phạm gây tử vong cho trẻ lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 2.200 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do bệnh này, cao gấp nhiều lần so với dịch tiêu chảy và sốt xuất huyết.

Vì vậy, cha mẹ cần phải đưa con đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện các triệu chứng như: ho, xuất hiện đờm màu vàng hoặc xanh, đau ngực, khó thở, sốt, tim đập loạn nhịp, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Phương pháp nào điều trị viêm phổi hiệu quả nhất?

Phác đồ điều trị của đông y và tây y sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn được phương pháp điều trị nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất đối với mình.

Bệnh viêm phổi có chữa được không nếu ứng dụng phương pháp Tây y?

Phần lớn bệnh viêm phổi là do vi khuẩn gây ra nên người bệnh thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trước khi tìm được loại kháng sinh phù hợp, bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm để tiến hành xét nghiệm. Quá trình nuôi cấy và xác định vi khuẩn thường tốn 2-3 ngày nhưng trên thực tế điều này hiếm khi được thực hiện.

Việc lựa chọn kháng sinh trị bệnh thường dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ, biểu hiện lâm sàng và kết quả X-quang phổi. Đôi khi sẽ xảy ra trường hợp thuốc dùng không chính xác, không phù hợp khiến bệnh nhân phải đổi nhiều loại thuốc kháng sinh.

  • Các loại thuốc kháng sinh thường dùng điều trị bệnh viêm phổi bao gồm: Penicillin, Sunphamit, Amoxicilin. 
  • Để điều trị triệu chứng thì dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như Aspirin, Acetaminophen. 
  • Đối với bệnh nhân bị thở rít thì dùng thêm Theophylin, Ephedrin. 
Điều trị viêm phổi theo phương pháp tây y
Điều trị viêm phổi theo phương pháp tây y

Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh: 

  • Do vi khuẩn sẽ điều trị trong khoảng 7-10 ngày
  • Do nấm và trực khuẩn mủ xanh sẽ là 14 ngày hoặc kéo dài đến 21 ngày nếu gặp các vi khuẩn kháng thuốc. 

Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, thuốc kháng sinh chỉ là một biện pháp trong tiến trình điều trị bệnh viêm phổi. Tùy vào phác đồ điều trị của từng dạng bệnh (viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy, viêm phổi hít), thuốc kháng sinh sẽ kết hợp với các liệu pháp chữa trị khác: Bù nước và điện giải, thở oxy, ghép phổi…

Sử dụng thuốc điều trị viêm phổi bằng tây y có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cảnh giác với một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc như:

  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Suy gan, suy thận
  • Kích thích niêm mạc dạ dày
  • Dị ứng thuốc 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề “bệnh viêm phổi chữa được không” cũng như biết cách điều trị viêm phổi phù hợp nhất với mình. Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu thì người bệnh cần xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. 

 

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *