Sỏi thận nên uống gì, kiêng gì để tan nhanh?
Sỏi thận nên uống gì, kiêng gì là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc trong quá trình điều trị bệnh. Với những viên sỏi kích thước nhỏ hoàn toàn có thể đào thải qua đường tiết niệu nếu người bệnh đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần. Tuy nhiên nếu không tuân thủ đúng, bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại.
Sỏi thận nên uống gì để tan nhanh nhất?
Việc uống nước hoàn toàn có tác dụng đào thải tốt đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ tới trung bình từ 2mm đến 6mm. Kích thước sỏi càng lớn thì thời gian bào mòn và bài tiết càng lâu. Người bệnh có thể tham khảo một số loại nước hỗ trợ sau:
Sỏi thận nên uống nước lọc đều đặn
Để trả lời cho câu hỏi Sỏi thận nên uống gì? đáp án đầu tiên và an toàn nhất chính là nước. Việc nạp đủ lượng nước mỗi ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp đào thải sỏi thận. Thông thường, trong thời gian một ngày, cơ thể sẽ bài tiết khoảng 1,5 lít. 0,5-1 lít còn lại sẽ phân phối đều cho hoạt động tiêu hóa và tiết mồ hôi.
Vì thế để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần đảm bảo uống 2-2,5l nước mỗi ngày và linh hoạt theo thời tiết. Vào thời điểm nắng nóng, cơ thể đòi hỏi tăng lượng nước nạp vào lên đến 3 lít nước. Thực hiện đều đặn sẽ giúp làm loãng nước tiểu, lưu thông máu và giảm nguy cơ đọng cặn ở thận.
Rau ngổ chữa sỏi thận
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình, rau ngổ còn đóng vai trò như một vị thuốc hữu hiệu trong điều trị sỏi thận. Trong mỗi cây rau ngổ chứa rất nhiều chất như protein, flavonoit, vitamin B, C, cellulose, cumarin hiệu quả cao trong việc tăng lượng nước tiểu, tăng khả năng bài tiết của thận, giãn đường ống dẫn tiểu giúp cho việc đào thải sỏi diễn ra thuận lợi hơn.
Đối với lá ngổ tươi, sau khi đem ngâm rửa sạch thì xay nhuyễn lấy nước cốt. Thêm một thìa cà phê muối và 2 cốc nước đun sôi để nguội, khuấy đều. Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần một cốc liên tục trong 2 tuần sẽ thấy sỏi đào thải ra ngoài.
Cây cúc tần chữa sỏi thận
Trong dân gian, cây cúc tần hay còn gọi là cây từ bi. Loài cây này có vị đắng, cay, tính ấm và chứa rất nhiều chất kháng viêm có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng, trị viêm họng, tiểu dắt, buốt…
Khi sử dụng cúc tần để điều trị sỏi thận, bệnh nhân nên kết hợp với rau ngổ khô. Cho cả hai vị này vào ấm đun với 2,5 lít nước cho đến khi chỉ còn 2 lít. Sử dụng uống thay nước hằng ngày. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng phù nề hoặc tiểu buốt có thể bổ sung thêm các vị như Địa sinh, cây chó đẻ, bột hoạt thạch tán, huỳnh kỳ sắc đun lấy nước uống.
Chữa bằng nước dừa tươi
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong nước tiểu chứa rất nhiều vitamin và lượng chất khoáng dồi dào giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại, tiếp thêm năng lượng và lợi tiểu.
Người mắc bệnh sỏi thận nên uống mỗi ngày một quả dừa sẽ giúp tăng quá trình đào thải sỏi khỏi cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên uống trực tiếp trong quả, đồng thời tránh cho thêm đường, tránh nguy cơ mắc tiểu đường và không nên vượt quá 1 quả một ngày.
Sỏi thận nên uống nước ép quả dứa nướng
Dứa (thơm) có tính chua, mát, nhiều nước. Bên cạnh đó, dứa có vai trò rất tốt trong đào thải độc tố, mát gan, thanh lọc cơ thể và lợi tiểu.
Cách thực hiện rất đơn giản: Rửa sạch dứa chín để đảm bảo nước ép ra có vị ngọt, dễ uống. Đục một lỗ nhỏ trên thân quả dứa và nhồi phèn chua vào trong, nướng chính. Ép lấy nước dứa uống hằng ngày. Hoặc độc giả có thể tham khảo cách hấp cách thủy thay vì nước, sau đó gọt sạch vỏ, dùng lẫn cả nước và cái.
Nước râu ngô
Sỏi thận nên uống gì ngoài nước lọc. Đó có thể là loại nước tác dụng lợi tiểu, một trong số đó là nước râu ngô. Dùng râu ngô kết hợp với lõi ngô để đun nước rất tốt cho việc điều trị sỏi thận. Râu ngô có tính hàn, được ứng dụng rất nhiều trong Đông y. Tác dụng tăng lưu lượng nước tiểu, đào thải độc tố có trong gan, giúp ngăn ngừa tích tụ chất cặn. Ngoài ra râu ngô còn cho hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng niệu quản, viêm bàng quang, viêm tiết niệu.
Sỏi thận nên dùng nước ép húng quế
Lá húng quế có khả năng kháng viêm, lưu thông nước tiểu có trong thận, giảm đau do cạnh sỏi cọ xát với niệu quản khi di chuyển tự do. Đồng thời trong lá húng quế cho chứa hàm lượng axit axetic lớn, giúp bào mòn hiệu quả sỏi thận và góp phần làm giảm lượng axit uric có trong máu. Đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về sỏi thận. Sỏi thận nên uống nước ép húng quế có tác dụng rất nhanh.
Cách chế biến nước ép húng quế có thể sử dụng để hãm lấy nước như lá trà, đối với lá khô hoặc tươi. Húng quế cũng có thể xay sinh tố và dùng trực tiếp mỗi ngày.
Hỗn hợp rau ngổ và mật ong
Giã nhuyễn 100g rau ngổ sau khi đã rửa sạch, vắt lấy nước cốt. Thêm một thìa mật ong, uống vào mỗi sáng lúc đói, liên tục trong 10 đến 15 ngày sẽ có tác dụng. Mật ong có tính sát khuẩn, tốt cho tiêu hóa kết hợp hoàn hảo với rau ngổ chứa các chất bào mòn sỏi cao. Người bệnh vẫn nên kết hợp uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày khi áp dụng phương pháp này.
Bị sỏi thận nên kiêng gì là tốt nhất?
Bên cạnh việc sử dụng đầy đủ nước để đào thải sỏi tại chỗ, người bệnh sỏi thận nên kiêng uống một số thực phẩm chứa các chất có khả năng gia tăng tính trầm trọng của bệnh và đặc biệt tái phát sau điều trị. Người bệnh cần chú ý kiêng những thực phẩm sau:
Sỏi thận nên kiêng nạp quá nhiều vitamin C
Các chất vitamin C tăng thúc đẩy hình thành Oxalate, đây là chất tham gia nhiều vào quá trình hình thành sỏi thận. Nếu bắt buộc phải nạp Vitamin C, các chuyên gia khuyên mọi người không nên sử dụng quá 500mg mỗi ngày.
Khi sử dụng các sản phẩm từ cam, chanh, bưởi, quýt… người bệnh nên pha thêm nước lọc để giảm nồng độ. Trước khi sử dụng các viên uống hoặc thực phẩm bổ sung vitamin C, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nội tiết hoặc chuyên viên dinh dưỡng để tránh những hậu quả không mong muốn.
Thức uống từ trà, cà phê hay socola hoặc ca cao
Những chất này chứa rất nhiều chất oxalate trong thành phần. Mặt khác những chất này ngăn ngừa hấp thụ canxi, khiến cho canxi phải bài tiết qua thận gây gia tăng nguy cơ sỏi thận. Việc sử dụng trà, cà phê không chỉ gây hại cho bệnh thận mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.
Hạn chế đồ uống giàu Kali
Một số những loại hoa quả có thể làm thành đồ uống nhưng chứa rất nhiều Kali như bơ, chuối…cũng nên tránh. Bởi Kali có thể gây áp lực lên hoạt động của gan thận. Người bệnh sỏi thận hoặc có tiền sử sỏi thận nên hạn chế sử dụng nước uống có chiết xuất từ những loại trái cây này.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị sỏi thận nói riêng và các bệnh liên quan về thận. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không mang lại tác dụng điều trị triệt để và nhanh chóng. Bởi thế, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên tìm đến phương pháp đặc trị bệnh sỏi thân, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để sớm đẩy lùi chứng bệnh này.
Bị sỏi thận trong giai đoạn đầu mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng và có thể tự đào thải qua đường bài tiết. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần nắm vững kiến thức về bệnh lý đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Trong trường hợp sỏi có kích thước quá lớn, người bệnh bắt buộc phải đến cơ sở ý tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!