Bị vảy nến tắm lá gì? Các loại lá lành tính hỗ trợ điều trị
Bị vảy nến tắm lá gì là mối quan tâm của nhiều người bởi có quá nhiều thông tin về các loại lá khác nhau được cho là có công dụng cải thiện bệnh. Dưới đây là tổng hợp những loại lá phổ biến nhất và được đánh giá cao về hiệu quả. Để phát huy công dụng chữa bệnh, bạn cần thực hiện đúng cách. Đồng thời ghi nhớ thêm một vài lưu ý quan trọng.
Ưu và nhược điểm chữa vảy nến bằng cách tắm nước lá thảo dược
Ưu điểm tắm nước thảo dược điều trị vảy nến
- An toàn;
- Hiệu quả kéo dài;
- Nguyên liệu dễ tìm;
- Chi phí rẻ;
- Dễ thực hiện;
- Thư giãn tinh thần;
- Hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Nhược điểm khi trị vảy nến bằng cách tắm thảo dược
- Cần kiên trì một thời gian mới đạt được kết quả như mong đợi;
- Tốn nhiều thời gian và công sức;
- Chỉ giảm nhẹ các triệu chứng, không trị tận gốc bệnh;
- Không phải trường hợp nào tắm nước lá thảo dược cũng hiệu quả.
Lá trà xanh nấu nước tắm chữa bệnh vảy nến
Công dụng đối với bệnh vảy nến của lá trà xanh
Lá trà xanh luôn nằm trong đáp án cho câu hỏi bị vảy nến tắm lá gì. Điều này đến từ những thành phần đặc biệt trong loại lá này. Cụ thể là:
- Caffeine: Giảm tấy đỏ, đau rát và sưng;
- Acid tannic: Một dạng tanin có hoạt tính acid yếu. Chất này được y học sử dụng hàng trăm năm qua để chữa bỏng và một số loại ngộ độc. Bên cạnh đó, loại tanin này được được dùng cho các trường hợp da bị kích ứng nhẹ, chữa mụn nước, phát ban, viêm họng và giảm sưng;
- Theocin: Giúp vết thương mau lành. Gây ức chế hoạt động tiết dịch vị của dạ dày khi uống;
- Một số thành phần khác: Chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình tái tạo da mới.
Từ một số thành phần có trong trà xanh có thể kết luận lại công dụng của loại lá này trong điều trị bệnh vảy nến như sau:
- Giảm đau và kích ứng do bong tróc da;
- Hỗ trợ quá trình tái tạo da mới;
- Giảm sưng, tiêu độc và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Cách nấu nước lá trà xanh tắm chữa vảy nến
Để nấu nước lá trà xanh tắm, bạn cần khoảng 1 nắm lá này ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi. Đổ nước ngập lá rồi nấu đến khi nước sôi lâu hơn bình thường một chút. Dùng nước này pha với nước lạnh cho bớt nóng rồi tắm.
Khi nấu nước lá chè xanh tắm, bạn nên nấu đặc và cho vào đó một ít muối để tăng khả năng sát khuẩn và giữ ẩm cho da tốt hơn. Sau khi tắm nước lá trà xanh, bạn không cần phải tắm lại bằng nước bình thường. Nhớ dùng khăn lau sạch nước trước khi mặc quần áo. Bạn nên tắm nước này mỗi ngày một lần và kiên trì thực hiện một thời gian, các triệu chứng bệnh vảy nến sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Ngoài cách nấu lấy nước tắm, bạn có thể dùng lá trà xanh ở dạng tươi hoặc khô hãm với nước sôi để uống. Khi dùng dạng này, bạn đừng nên uống quá đặc và không nên uống vào buổi chiều tối để tránh mất ngủ.
Bị vảy nến nên tắm nước lá trầu không
Công dụng chữa vảy nến của lá trầu không
Tác dụng nổi bật nhất của lá trầu không là khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Công dụng này đến từ các hợp chất quý giá như: alkaloid, chavicol, tanin, carvacrol và eugenol. Còn ở góc độ Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay và mùi hơi hắc nên được dùng để chống ngứa, khư phong tán hàn và tiêu thũng chỉ thống.
Nhờ đặc điểm về tính vị và thành phần hóa học, lá trầu không được ứng dụng điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Nó giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ chữa lành các thương tổn ở da. Đồng thời, lá trầu không còn có tác dụng giúp cho vùng da bị vảy nến không bị lan rộng. Ngoài ra, nó còn cung cấp thêm độ ẩm cho da. Nhờ đó, người bệnh sẽ bớt được cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Cách nấu nước lá trầu không tắm chữa vảy nến
Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không (khoảng 15 lá trưởng thành); 15 lá bèo hoa dâu; khoảng 3 lá rau răm và một ít muối hạt. Ngâm các loại lá với muối rồi rửa sạch. Sau đó đem đi nấu với 2 -3 lít nước cho đến khi lá nhừ thì tắt lửa. Nước lá trầu không nấu theo cách này có thể dùng để tắm và uống. Bạn nên uống khoảng 1 cốc nước này. Phần còn lại pha với nước tắm. Có thể tận dụng phần bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến trong lúc tắm. Sau khi tắm xong, bạn có thể không cần tắm lại bằng nước sạch. Nếu muốn thì chờ khoảng 1 -2 tiếng đồng hồ kể từ lúc tắm nước lá xong.
Tắm nước lá lốt chữa bệnh vảy nến
Công dụng chữa bệnh vảy nến của lá lốt
Tương tự như lá trầu không, lá lốt cũng có tính kháng viêm và sát khuẩn rất tốt. Về tính vị, đây là loại lá có tính ấm và vị cay nồng. Từ lâu nó đã được Đông y ứng dụng để chữa tình trạng tay chân tê lạnh, rối loạn tiêu hóa và giảm đau ngoại vi (đau đầu, đau bụng, đau răng và đau nhức xương khớp)…
Ngoài những công dụng phổ biến này, lá lốt còn được ứng dụng chữa vảy nến. Tác dụng của nó là giảm sưng, tấy đỏ và tình trạng ngứa ngáy da đặc trưng của bệnh. Ngoài ra, lá lốt còn làm ẩm da và khắc phục tình trạng lở loét.
Lá lốt có nhiều công dụng chữa bệnh và lành tính. Nó được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Vì thế khi tắm nước lá này bạn không phải lo về tính an toàn.
Những công dụng đối với bệnh vảy nến của lá lốt được các nghiên cứu khoa học hiện đại làm rõ từ góc độ thành phần. Cụ thể là:
- Ancaloit: Một loại axit amin có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục các thương tổn trên da. Ngoài ra, nó còn giảm đau, ngứa và sưng;
- Benzyl axetat và Beta – caryophyllene: Hai thành phần này có trong tinh dầu của lá lốt với công dụng làm ẩm và giảm bong tróc da. Đồng thời chúng còn có tác dụng ngăn tình trạng viêm nhiễm xuất hiện hoặc lan rộng.
Cách nấu lá lốt tắm chữa vảy nến
Khi dùng lá lốt nấu lấy nước tắm, bạn cần dùng tất cả các thành phần của cây, bao gồm cả rễ. Có thể dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc khô. Lưu ý cần rửa sạch trước khi dùng. Nấu lá lốt với 3 – 4 lít nước, khi nước sôi thì đun tiếp khoảng 10 phút nữa. Chờ nước còn ấm ấm thì tắm. Tượng tự như khi tắm với nước lá trà xanh hoặc lá trầu không, sau khi tắm nước lá lốt bạn có thể hoặc không cần tắm lại bằng nước sạch.
Ngoài ra khi tắm nước lá lốt chữa bệnh vảy nến, nếu có điều kiện, bạn nên cho nước vào bồn tắm rồi ngâm toàn bộ cơ thể trong nước này khoảng 5 phút. Trong lúc đó hãy dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
Nước từ lá khế nấu tắm chữa vảy nến
Công dụng chữa vảy nến của lá khế
Tắm nước lá khế chữa vảy nến là phương pháp có từ lâu đời trong dân gian. Công dụng của lá này đến vị chua, tính bình và không độc. Song song đó, các thành phần trong lá có tác dụng tiêu độc và khử trùng. Ở góc độ y học hiện đại, tác dụng chữa bệnh của lá khế đến từ các thành phần như: e.coli, salmonella typhus và microbial bacillus cereus.
Như vậy, đối với bệnh vảy nến, đặc tính của lá khế giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, nó giúp da giảm sưng, ngăn lở loét, hạn chế bong tróc và tránh nhiễm trùng.
Cách nấu nước lá khế chữa vảy nến
Bạn cần 1 nắm lá khế ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì vò nát rồi cho vào ấm. Đổ nước ngập lá rồi đun với lửa lớn trong khoảng 15 phút hoặc cho đến khi nước sôi hơn bình thường một chút. Chờ nước nguội bớt rồi tắm hoặc pha với nước lạnh nếu muốn tắm ngay. Bạn có thể tắm nước lá này từ 1 – 2 lần trong ngày, mỗi lần không nên quá 15 phút. Có thể dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên da.
Chữa vảy nến bằng cách tắm lá muồng trâu
Đặc tính của lá cây muồng trâu tương tự như lá khế ở khả năng chống viêm, kháng khuẩn và thanh nhiệt. Do đó, loại lá này cũng được ứng dụng chữa các bệnh ngoài da, đặc biệt là vảy nến.
Cách dùng lá muồng trâu nấu nước tắm rất đơn giản. Bạn cần khoảng 10 đọt lá cây này và khoảng 20 ngọn rau răm. Hai nguyên liệu đều dùng ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì nấu với 2 lít nước. Đun với lửa lớn cho đến khi nước sôi thì cho vào nồi một ít muối hạt và đun thêm khoảng 5 phút nữa. Dùng nước này pha với nước lạnh để nhiệt độ còn ấm ấm thì tắm.
Mỗi tuần bạn nên tắm nước lá muồng trâu từ 2 – 3 lần. Các triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời, da cũng sẽ chắc khỏe và bớt sần sùi hơn.
Những lưu ý khi dùng thảo dược thiên nhiên nấu nước tắm chữa vảy nến
Hiệu quả các loại lá nấu nước tắm chữa bệnh vảy nến
Vảy nến là căn bệnh không có thuốc đặc trị. Những phương pháp chữa bệnh hiện nay bao gồm cả Tây y lẫn Đông y đều chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh không để tiến triển nặng. Chính vì thế, khi dùng các loại lá nấu nước tắm, bạn đừng đặt kỳ vọng là chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Ngoài ra, hiệu quả của cách dùng các loại lá nấu nước tắm sẽ khác nhau tùy vào cơ địa từng người.
Cách nâng cao hiệu quả chữa vảy nến
Bên cạnh mối quan tâm bị vảy nến tắm lá gì, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để nâng cao hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp này.
Về nguyên liệu và cách tắm:
- Hãy chắc chắn là các loại lá không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
- Trước khi tắm nước lá thảo dược, bạn nên tắm với nước sạch;
- Trường hợp da bị chảy dịch hoặc rỉ máu thì đừng để vết thương tiếp xúc với nước lá thảo dược. Tốt nhất trong trường hợp này bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tắm;
- Không nên dùng xà phòng khi tắm nước lá thảo dược.
Trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày:
- Uống nhiều nước là cách hiệu quả và an toàn cung cấp độ ẩm cho da. Có được độ ẩm cần thiết, da sẽ bớt khô và bong tróc;
- Dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên, nhất là khi trời lạnh và khô. Nên dùng kem chống nắng nếu ra ngoài vào lúc trời nắng gắt;
- Giữ cho da luôn khô thoáng và sạch sẽ;
- Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa;
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức và kéo dài;
- Không chà xát mạnh, gãy, nặn nốt sần trên da hoặc tự gỡ các mảng da bị bong tróc;
- Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi;
- Không sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích;
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!