Người Bị Viêm Gan B Có Hiến Máu Được Không?
Người bị bệnh viêm gan B có thể hiến máu được không là câu hỏi mà khá nhiều các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này đang thắc mắc và đi tìm câu trả lời chính xác nhất. Vậy, câu trả lời được hay không được sẽ được chuyên gia vpeg giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
“Thưa bác sĩ! Em có đi xét nghiệm máu tại bệnh viện tỉnh và bác sĩ kết luận viêm gan B cấp tính. Hiện ba em cần truyền máu gấp nhưng gia đình chỉ có em là trùng máu của ba. Vậy em có thể hiến máu cho ba của mình khi biết mình mắc bệnh viêm gan B không ạ? Mong nhận được sự hồi âm sớm từ bác sĩ. Em cảm ơn”.
– Thành Hoàng Kỳ Anh, 23 tuổi, Bình Dương –
Đây là câu hỏi của một bạn đọc gửi qua hộp thư điện tử mong muốn được chuyên gia giải đáp thắc mắc. Và đây cũng chính là thắc mắc của nhiều đối tượng đang mắc bệnh viêm gan B và có nhu cầu tham gia hiến máu nhân đạo. Câu trả lời sẽ được giúp tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bị viêm gan B có hiến máu được không? – Chuyên gia giải đáp
Hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp, là việc “trao tặng” một ít máu của mình cho các đối tượng cần đến nó. Việc cho đi một ít máu trong cơ thể của mình sẽ không gây ảnh hưởng gì nhưng đối với người khác đó có thể là nguồn sống mới. Tuy nhiên, không phải ai có nhu cầu hiến máu cũng đều có khả năng. Vậy, người bị viêm gan B có thể hiến máu hay không cũng chính là câu hỏi mà đa số đối tượng mắc phải căn bệnh này đặt ra một dấu chấm hỏi khá lớn.
Để trả lời cho câu hỏi của bạn Thành Hoàng Kỳ Anh thì trước hết bạn Kỳ Anh và các bạn đọc có cùng thắc mắc cần biết chính xác bệnh viêm gan B là gì và những con đường lây nhiễm bệnh.
Bệnh viêm gan B là gì? Những con đường lây nhiễm của căn bệnh này
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do một loại virus có trong gan gây ra. Triệu chứng của căn bệnh này thường diễn ra âm thầm và ít có những triệu chứng đặc biệt nào trước khi bệnh tình có dấu hiệu chuyển biến nặng. Bệnh viêm gan B được giới chuyên môn đánh giá là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư gan và đe dọa đến tính mạng con người nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách.
Với bản chất là bệnh lây nhiễm, virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua các con đường sau:
- Đường máu: Việc sử dụng chung kim tiêm với các đối tượng bị viêm gan B hay truyền máu đều có khả năng mắc phải căn bệnh này;
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với các đối tượng mắc bệnh viêm gan B đều có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là khi quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn;
- Từ mẹ sang con: Trong trường hợp người phụ nữ mắc bệnh viêm gan B thì con số lây truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi khi mang thai lên tới 90%. Chính vì vậy, phụ nữ bị viêm gan B cần cân nhắc trong việc mang thai nếu bệnh tình chưa được điều trị dứt điểm;
- Một số con đường lây truyền khác: Việc sử dụng chung một số vật dụng cá nhân gây chảy máu hoặc một số vật dụng không được khử trùng tốt với người mắc bệnh viêm gan B thì khả năng lây nhiễm cũng khá cao.
Người bị viêm gan B có được hiến máu?
Chuyên gia khẳng định, các đối tượng bị viêm gan B hoàn toàn không thể hiến máu cho các đối tượng khác cho dù cùng nhóm máu cho các đối tượng cần truyền máu. Bởi vì, virus viêm gan B là loại virus lây nhiễm qua đường máu khi kết quả là dương tính hoặc ngay cả khi các kết quả xét nghiệm đã quay về âm tính và chỉ duy nhất anti BHe là dương tính. Những đối tượng này vẫn có nguy cơ lây truyền sang các đối tượng nhận máu. Do đó, người bị viêm gan B hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm gan B không thể hiến máu cho các đối tượng khác.
Một lưu ý khác, bệnh viêm gan B là một căn bệnh có khả năng gây ra nhiều chứng nguy hiểm cho gan và cả cơ thể nếu không có phương pháp điều trị đúng cách hay không được điều kịp thời. Mặt khác, số lượng người mắc bệnh viêm gan B ngày một tăng cao nhưng lại chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này cần hết sức lưu ý và tránh lây nhiễm virus viêm gan B cho các đối tượng khác.
Điều kiện để hiến máu mà người máu cần có
Để hiến máu, các đối tượng tham gia hiến máu cần phải đáp ứng đủ các nhu cầu dưới đây thì mới được các nhân viên y tế cho hiến máu:
- Nam từ 18 – 60 tuổi và cân nặng trên 45 kg;
- Nữ từ 18 – 55 tuổi và cân nặng trên 43 kg;
- Mới hiến máu cách đây trên 90 ngày;
- Không mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C, nhiễm HIV hay các bệnh lý lây qua đường máu;
- Đang mắc bệnh ngoài da, cảm cúm hay đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau thì tạm trì hoãn việc hiến máu;
- Sức khỏe tốt, tinh thần ổn định, thoải mái;
- Mạch máu, đường huyết ổn định, không quá cao hay không quá thấp;
- Tiêm ngừa bệnh trên 3 tháng.
Những trường hợp khác không được chúng tôi liệt kê ở đây, bạn cần trình bày rõ với nhân viên y tế trước khi hiến máu.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho các đối tượng bị viêm gan B
Khi phát hiện bản thân bị nhiễm viêm gan B, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh để tiến hành một số bài test máu để biết chính xác bản thân có đang mắc phải căn bệnh này hay không. Đồng thời, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh lý đang mắc phải. Ở trường hợp bạn chưa nhiễm phải căn bệnh này thì bạn tiêm ngừa vắc xin viêm gan B và hoàn toàn có khả năng hiến máu cho các đối tượng có cùng nhóm máu.
Song song việc điều trị bệnh viêm gan B theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và người bệnh cũng cần lưu ý nhiều hơn trong chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt hằng ngày, bởi vì, đây cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị, giúp thời gian phục hồi chức năng gan được rút ngắn. Cụ thể hơn:
- Ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt, sữa,… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng hay các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ;
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá: Việc dung nạp rượu bia quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến chức năng của gan nói riêng và cơ thể nói chung. Do đó, các đối tượng bị viêm gan B nên từ bỏ việc sử dụng các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích làm ảnh hưởng đến chức năng gan;
- Tăng cường vận động cơ thể: Mỗi ngày dành ít nhất 30 – 45 phút để vận động cơ thể với những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để cải thiện bệnh lý cũng như tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch;
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức: Người bị viêm gan B nên biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Tránh việc căng thẳng quá mức và nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần được thoải mái;
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh: Bàn chải đánh răng, cây cạo râu, cây cắt móng tay hay một số vật dụng khác có thể gây chảy máu thì người bị viêm gan B nên có một bộ riêng, không nên sử dụng chung với các đối tượng khỏe mạnh để phòng tránh tình trạng lây lan bệnh;
- Khám sức khỏe định kỳ: Để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải cũng như việc điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống có làm ảnh hưởng đến chức năng gan hay không, các đối tượng bị viêm gan B nên khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần.
Tóm lại, người bị viêm gan B hay có tiền sử mắc bệnh viêm gan B đều không được hiến máu ngay cả khi kết quả là âm tính bởi nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác vẫn có thể tồn tại. Vì thế, bạn Kỳ Anh không thể hiến máu cho ba của mình khi bạn đang có kết quả dương tính với căn bệnh viêm gan B. Đồng thời, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị căn bệnh này càng sớm càng tốt để làm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát nói chung và chức năng gan nói riêng.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!