5 cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn tại nhà
Tăng cường cữ bú, vỗ rung long đờm hay tắm nước ấm với gừng… là những cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, để các cách chữa ho này phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần nhớ thêm một vài lưu ý quan trọng.
Trẻ dưới 1 tuổi ho có đờm nguy hiểm hay không?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống vi khuẩn hoặc vật lạ trong cổ họng ra ngoài. Trong khoảng 1 năm đầu đời, tình trạng này sẽ thường xuyên xảy ra hơn. Thông thường, nó sẽ tự biến mất sau 1 tuần. Điều này không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, những trường hợp ho kéo dài và kèm nhiều đờm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nếu không chủ động điều trị. Thêm vào đó, những cơn xuất hiện nhiều về đêm sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Kéo theo đó là tình trạng mệt mỏi, kém ăn và dẫn đến sụt cân.
Một số ít trường hợp ho là biểu hiện bệnh lý ở phế quản và phổi. Cơn ho có thể xuất hiện nhiều hoặc ít, có đờm hoặc không có đờm tùy trường hợp. Đi kèm với tình trạng này sẽ là sốt, khó thở, cơ thể tím tái khi ho và đau bụng… Khi đó, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
5 cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu tình trạng ho có đờm của trẻ chỉ là phản xạ tự nhiên và không liên quan đến bệnh lý, các bậc phụ huynh có thể áp dụng 5 cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà. Thực tế có khá nhiều cách, tuy nhiên, dưới đây là các cách được sử dụng phổ biến và được nhiều người đánh giá cao.
Cách 1: Rửa mũi bằng nước muối loãng để chữa ho có đờm ở trẻ dưới 1 tuổi
Bạn nên dùng nước muối sinh lý được bán ở các tiệm thuốc tây. Tự pha ở nhà có thể không đảm bảo vệ sinh hoặc nồng độ muối chưa đạt chuẩn. Với cách rửa mũi bằng nước muối loãng, dịch nhầy sẽ dễ bị trôi ra ngoài. Đồng thời, trẻ sẽ dễ thở hơn.
Ngoài ra, đây còn là cách giúp kháng khuẩn cho đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn không được rửa mũi trẻ liên tiếp quá 4 lần. Nếu không rất dễ gây kích ứng mũi, cổ họng và khiến tình trạng ho diễn biến nặng hơn.
Cách 2: Tăng cữ bú mẹ và uống đủ nước để chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn hãy tăng cường cữ bú cho trẻ. Nguồn dinh dưỡng dồi dào và không thể thay thế được trong sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tan đờm và giảm ho.
Xem thêm: Mẹo hay dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết
Bên cạnh đó, cho trẻ dưới 1 tuổi uống đủ nước khi bị ho có đờm sẽ giúp mũi và cổ họng đỡ khô rát và đỡ nghẹt. Cảm giác khó chịu và vướng víu ở cổ họng cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, nước cũng sẽ khiến dịch nhầy dễ bị tống ra ngoài hơn.
Cách 3: Massage lòng bàn chân giúp trẻ dưới 1 tuổi chữa ho có đờm
Dưới lòng bàn chân có 1 huyệt gọi là dũng tuyền. Khi bạn thoa một ít dầu nóng vào vị trí này và xoa nhẹ, cơn ho của sẽ dịu lại nhanh chóng. Người ta thường dùng dầu oliu, dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà khi thoa. Nếu không có những loại này, bạn có thể dùng một vài giọt dầu khuynh diệp. Tiếp sau đó, bạn cần giữ ấm cho trẻ, nhất là ở hai bàn chân. Có thể mang thêm vớ chân để đảm bảo trẻ không bị lạnh.
Cách 4: Vỗ rung long đờm cho trẻ bị ho dưới 1 tuổi
Để thực hiện cách chữa ho này, bạn cần đặt trẻ nằm hoặc ngồi sao cho đầu hơi dốc xuống. Khum bàn tay của bạn lại và vỗ đều vào lưng trẻ. Vị trí vỗ là ở giữa hai bả vai. Bạn cần chú ý vỗ nhẹ nhàng. Sau khi vỗ rung long đờm, bé sẽ ho hoặc nôn ra nhiều đờm.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách chữa ho này là vào buổi sáng vừa ngủ dậy hoặc khi trẻ chưa ăn gì. Nếu trẻ không biết cách nôn đờm ra ngoài, bạn có thể dùng khăn mỏng lau nhẹ lưỡi và kích thích nhẹ cổ họng.

Cách 5: Tắm nước gừng ấm chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi
Cách chữa ho bằng cách tắm nước gừng sẽ làm ấm cơ thể trẻ và hạn chế thấp nhất những cơn ho có đờm. Đặc biệt là khi về đêm. Cách thực hiện không quá phức tạp. Gừng tươi sau khi rửa sạch sẽ mang đi nướng đế khi cháy xém một tí. Chờ nguội thì lột vỏ, cắt thành từng lát và cho vào chậu nước ấm. Nếu có tinh dầu bạc hà, bạn nên nhỏ vài giọt.
Gừng có tính vị nóng ấm. Cùng với đó là khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cao sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng ho. Đồng thời, ngăn vi khuẩn phát triển hoặc xâm nhập gây bệnh.
Khi tắm nước gừng ấm cho trẻ, bạn cần chú ý nhiệt độ phòng tắm (không được dưới 25 độ nhưng cũng đừng quá nóng). Đồng thời, nơi tắm trẻ phải kín gió. Không nên tắm trẻ quá lâu. Sau khi tắm xong, bạn cần lau khô cơ thể trẻ trước khi mặc đồ để tránh nhiễm lạnh.

Lưu ý quan trọng khi điều trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà
Không tự ý dùng thuốc chữa ho có đờm khi trẻ dưới 1 tuổi
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dưới 1 tuổi dùng thuốc trị ho. Bởi điều này có thể gây sốc phản vệ. Cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm. Ngay cả bác sĩ khi quyết định kê đơn thuốc cũng phải cân nhắc rất kỹ các nguy cơ.
Việc dùng thuốc thường chỉ áp dụng cho những trường hợp bị ho quá nặng hoặc có nguyên nhân từ bệnh lý. Liều lượng và cách dùng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ưu tiên số 1 vẫn là thực hiện các giải pháp an toàn tại nhà như đã trình bày ở trên. Đồng thời, kết hợp với đó những lưu ý về cách chăm sóc.
Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi khi bị ho có đờm
Giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là vùng cổ là điều bạn cần quan tâm đầu tiên. Tiếp đến, hãy chú ý đến môi trường xung quanh trẻ. Hạn chế thấp nhất khói bụi và vi khuẩn gây hại “tấn công” bé yêu nhà bạn.
Bên cạnh đó, nếu không khí trong phòng quá khô và lạnh, bạn có thể sử dụng một cái máy tạo hơi ẩm. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và những cơn ho cũng sẽ ít hơn. Ngoài ra, khi trẻ ngủ, hãy nâng cao gối. Mục đích là giúp trẻ dễ thở hơn và ngủ ngon giấc. Chất lượng giấc ngủ đảm bảo, sức đề kháng sẽ hoạt động hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm
Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), bạn cần lưu ý thêm chế độ dinh dưỡng bên cạnh thực hiện các cách chữa ho đã trình bày ở trên. Nên chọn các loại bột bổ sung nhiều rau củ hoặc tự tay làm bột với nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng hết ho.
Ngoài ra, những cơn ho kéo dài có thể khiến cổ họng trẻ bị đau. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn giúp bé yêu ăn nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng nên đa dạng các loại bột và cháo dinh dưỡng để tăng hứng thú cho trẻ. Còn một điều vô cùng quan trọng nữa là không được dùng mật ong để chữa ho cho trẻ dưới 1 tuổi.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024