Cách hỗ trợ chữa tổ đỉa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian
Cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian là phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng. Bởi lá lốt không chỉ có khả năng kiểm soát một số triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra mà còn tương đối an toàn. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh này lâu ngày mà không lo tác dụng phụ nếu dùng đúng cách.
Công dụng điều trị bệnh tổ đỉa của lá lốt
Lá lốt là một loại rau được sử dụng phổ biến, có thể ăn sống hoặc chế biến cùng với những nguyên liệu khác. Nhờ mùi thơm nồng, bên trong mang nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, lá lốt tạo ra những món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Bên cạnh đó loại lá này cũng được sử dụng để kiểm soát nhiều bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh tổ đỉa.
Trong Y học hiện đại, lá lốt mang nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất có lợi mang tên Benzylaxetat, Beta-caryophylen, các Ancaloit… Đây đều là những dưỡng chất có khả năng ức chế quá trình viêm nhiễm, chống khuẩn và tiêu diệt tốt các loại vi khuẩn gây hại.
Vitamin và một số dưỡng chất khác được tìm thấy bên trong lá lốt còn mang tác dụng dưỡng da, kích thích quá trình làm lành những tổn thương trên bề mặt da. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp da được bảo vệ.
Trong Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng, mang tác dụng đào thải độc tố, ôn trung, hạ khí, chống hàn và chỉ thống. Nhờ đặc tính này, lá lốt thường được sử dụng trong điều trị tay chân lạnh, bệnh ngoài da xuất hiện do nhiễm độc, tê tay chân, chống phong hàn ở mức thấp. Bên cạnh đó nhờ đặc tính ấm, loại lá này còn mang tác dụng điều trị bệnh rối loạn hệ tiêu hóa, đau đầu, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, lá lốt mang khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Vì thế, loại lá này có tác dụng tiêu viêm, làm lành tổn thương ở da, xoa dịu tình trạng đau rát. Đồng thời giúp bệnh nhân điều trị bệnh tổ đỉa và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Cụ thể như: Đỏ da, nứt da, khô da, nổi mụn nước, phồng rộp da, ngứa ngáy, đau nhức…
Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian
Từ những lợi ích, công dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một trong những cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian dưới đây:
Cách uống nước lá lốt điều trị bệnh tổ đỉa
Uống nước lá lốt điều trị bệnh tổ đỉa là cách chữa bệnh có khả năng ức chế sự tiến triển của bệnh lý từ sâu bên trong cơ thể. Ngoài ra cách chữa bệnh này còn giúp bệnh nhân loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt tươi
- 2,5 gram muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt
- Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng để đảm bảo bề mặt lá được làm sạch hoàn toàn
- Cho lá lốt và lượng muối hạt đã chuẩn bị vào cối, giã nát
- Vắt lấy lượng nước cốt và bỏ bã
- Hòa nước nước lá lốt cùng với 300ml nước đun sôi
- Uống nước này khi còn ấm nóng
- Mỗi ngày người bệnh uống nước lá lốt điều trị bệnh tổ đỉa 1 lần để kiểm soát bệnh lý và những triệu chứng khó chịu của bệnh.
Cách đắp lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Khi đắp thuốc, những dưỡng chất có trong lá lốt sẽ tác động trực tiếp lên các vùng da bệnh. Từ đó giúp tình trạng đau rát, viêm, sưng và các mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra được cải thiện. Đặc biệt là những đốm mụn nước lớn nhỏ trên da.
Ngoài ra, việc để lá lốt và những dưỡng chất có trong lá lốt tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh sẽ giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, tái tạo làn da và giúp da khỏe.
Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi với liều lượng tùy chỉnh
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt
- Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng để đảm bảo lá sạch và không bị nhiễm khuẩn khi đắp thuốc
- Cho lượng lá lốt đã rửa vào cối, giã nát
- Thêm một ít muối vào cối lá lốt và trộn đều
- Rửa sạch da và lau khô
- Đắp thuốc vào những khu vực có da bị bệnh
- Để nguyên vị trí của thuốc trong 60 phút
- Vệ sinh da bằng nước ấm
- Để cải thiện mụn nước và những khó chịu trên da, người bệnh nên kiên trì áp dụng cách đắp lá lốt chữa bệnh tổ đỉa từ 1 – 2 lần/ngày.
Cách rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước lá lốt
Tương tự như cách đắp lá lốt chữa bệnh tổ đỉa, cách rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước lá lốt cũng có khả năng tác động trực tiếp vào vùng da bệnh giúp kháng viêm, làm lành những tổn thương và điều trị bệnh.
Nguyên liệu:
- 50 gram lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt
- Mang lượng lá lốt đã rửa nấu cùng với 1 lít nước lọc
- Để nước sôi trong 15 phút
- Đợi nước nguội và dùng nước này ngâm rửa vùng bệnh
- Tiếp tục dùng bã lá lốt đắp vào da bị tổ đỉa trong 20 phút
- Sau 20 phút, dùng nước sạch để rửa sạch da, lau khô da bằng khăn bông mềm
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước lá lốt từ 1 – 2 lần/ngày trong 20 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Món ăn từ lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Bên cạnh cách uống, đắp và rửa vùng da bị tổ đỉa bằng lá lốt giúp điều trị bệnh, người bệnh có thể tận dụng những dưỡng chất và tính chất có lợi của lá lốt để tạo món ăn vừa bổ dưỡng vừa có thể điều trị được bệnh.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá lốt
- 500 gram thịt nạc
- 1 củ gừng
- 3 tép tỏi
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Mang lá lốt rửa sạch, thái lá lốt thành những đoạn vừa ăn
- Thịt nạc rửa sạch, sau đó thái nhỏ thịt hoặc băm nhuyễn
- Ướp thịt cùng với gia vị trong 20 phút
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và băm nhuyễn
- Cho tỏi cùng dầu ăn vào nồi, phi vàng tỏi
- Cho thịt nạc vào nồi, xào thịt cho đến khi thịt săn lại
- Rót thêm 700ml nước lọc vào nồi, đun đến sôi
- Tiếp tục cho vào nồi lá lốt và gừng
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, tắt bếp
- Dùng canh cùng với cơm trắng ngay khi còn nóng.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt
Lá lốt có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tương đối an toàn. Tuy nhiên tồn tại một số ít trường hợp người bệnh bị dị ứng với lá lốt và những thành phần có trong loại lá này. Khi bị dị ứng, bạn cần ngưng ngay việc sử dụng các cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt.
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị dị ứng với lá lốt gồm:
- Phát ban
- Nổi mẩn ngứa
- Sưng đỏ lá
- Ngứa ngáy
- Có cảm giác nóng ở vùng da tiếp xúc với lá lốt
- Sưng mặt, lưỡi, miệng, khó thở (trường hợp nặng).
Để kiểm tra và xác định độ an toàn của lốt đối với cơ thể, bạn nên thử thoa một lượng nhỏ nước lá lốt lên cổ tay. Sau 24 giờ nếu vùng da tiếp xúc với lá lốt không có bất kỳ phản ứng xấu nào thì bạn có thể yên tâm sử dụng loại lá này.
Hiệu quả điều trị bệnh của những cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian ở mỗi người sẽ khác nhau. Bởi hiệu quả chữa bệnh từ phương pháp này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, mức độ của bệnh và mức độ của những tổn thương. Do đó, nếu sau 30 ngày sử dụng, việc chữa bệnh không mang lại hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra bệnh lý. Đồng thời sử dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Khi uống hoặc ăn lá lốt, người bệnh không nên sử dụng quá 100 gram lá lốt/ngày. Đặc biệt, những đối tượng được liệt kê dưới đây không nên sử dụng lá lốt và những cách chữa bệnh từ loại lá này qua đường miệng.
- Những người bị nhiệt miệng, nóng trong
- Bệnh nhân có biểu hiệu đau dạ dày
- Người đang bị táo bón, có phân khô cứng.
Ngoài ra trong thời gian áp dụng những cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, không gãi, không làm vỡ mụn nước, tránh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, bụi bẩn và hóa chất. Hơn thế, để quá trình điều trị bệnh trở nên tốt hơn, giúp da mau chóng lành lại, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên bổ sung vitamin C có trong cam, dứa, quýt, rau cải xanh, cà chua, súp lơ xanh và những loại hoa quả khác.
Ngày Cập nhật 05/01/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!