TOP 11 Cách chữa viêm tai giữa tại nhà được nhiều người sử dụng nhất
11 cách chữa viêm tai giữa tại nhà dưới đây là các mẹo dân gian mà nhiều người bệnh tin dùng vì nguyên liệu hầu hết đều là thảo dược hoặc gia vị tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian nào cũng an toàn và hiệu quả với người bệnh.
Viêm tai giữa là căn bệnh do virus và vi khuẩn gây ra hoặc xuất phát từ biến chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng các nguyên liệu tự nhiên. Những nguyên liệu được lựa chọn hầu hết đều có tính kháng viêm, diệt khuẩn và tái tạo tế bào bị tổn thương.
1. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá sở hữu những hoạt chất tương tự như kháng sinh như decanoyl-acetaldehyd và 3-oxododecanal. Vì vậy mà diếp cá có khả năng kháng viêm kháng khuẩn, diệt virus vi trùng vượt trội, được ứng dụng trong điều trị chứng viêm tai giữa. Cách làm cụ thể như sau:
Cách dùng: Rửa sạch một nắm rau diếp cá, sau đó đem xay hoặc giã nát, lọc bã và chắt lấy nước cốt để sử dụng. Nhỏ dung dịch này vào tai 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt.
2. Mẹo dân gian chữa viêm tai giữa bằng tỏi tại nhà
Trong tỏi có chất kháng viêm diệt khuẩn nổi tiếng là allicin. Đây là hoạt chất được mệnh danh là thần dược trị viêm nhiễm, giúp giảm sưng đau và tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Louis Pasteur – người sáng tạo ra phương pháp thanh trùng cũng đã chứng minh được tác dụng tuyệt vời này của tỏi trong các nghiên cứu của mình.
Cách dùng: Lấy một vài tép tỏi đem giã nhuyễn hoặc xay nát, bỏ vào một chiếc khăn xô hoặc một tờ giấy rồi đặt vào bên tai bị viêm nhiễm trong khoảng 20-30 phút. Thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý: Không thực hiện phương pháp này đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì làn da của trẻ rất mỏng manh, tỏi có tính nóng có thể gây bỏng da của trẻ.
3. Chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá bàng cực đơn giản
Lá bàng có thể chữa viêm tai giữa vì nó sở hữu vô vàn các hoạt chất hữu cơ quý giá như flavonoid có khả năng chống oxy hóa, tanin kháng khuẩn chống virus, punicalagin ức chế hoạt động vi sinh gây hại, saponin tăng cường hệ miễn dịch, phytosterol giảm sưng viêm hiệu quả.
Cách dùng: Lấy một vài lá bàng non đem rửa sạch, cho vào xay nát, lọc bã và chắt lấy nước cốt nhỏ vào bên tai bị viêm. Áp dụng cách này 2 lần/ngày, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt.
4. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá hẹ
Lá hẹ có tính ôn, vị chua và không độc, được nhiều cha mẹ sử dụng để trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cho con như ho sốt, viêm họng và cả viêm tai giữa. Lá hẹ cũng sở hữu nhiều axit amin và hợp chất hữu cơ có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và tái tạo các mô bị tổn thương trong cơ thể.
Cách dùng: Lấy một nắm lá hẹ tươi đem giã hoặc xay nát, bỏ bã và chắt lấy nước cốt để nhỏ vào bên tai bị viêm. Kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt.
5. Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá mơ lông
Lá mơ lông là một trong những biện pháp được nhiều người sử dụng nhất vì mang lại hiệu quả tích cực. Lá mơ lông hay cây mơ tam thể có vị đắng, mùi hăng, tính bình, không độc, thường dùng để trị các bệnh nhiễm trùng do có đặc tính sát khuẩn, giải độc.
Cách dùng: Lấy một vài lá mơ đem rửa sạch, để ráo nước sau đó nướng cho héo quăn lại. Vò lá mơ đã nướng cho nát (lá để nguyên không bị vụn) sau đó nhét vào bên tai bị viêm để qua đêm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
6. Cách chữa viêm tai giữa bằng lông nhím tại nhà
Lông nhím trong Đông y còn có tên gọi là hào trư mao thích. Do có vị cay, tính ấm nên có tác dụng hành khí, chỉ thống, cầm máu, giải độc. Lông nhím được ứng dụng trong các bài thuốc chữa đau răng, đau tim, viêm xoang và viêm tai giữa.
Cách dùng: Lấy 3-4 cọng lông nhím sao khô và tán thành bột mịn nhỏ, sau đó thổi bột vào tai và để qua đêm. Thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày trước khi đi ngủ, kiên trì thực hiện liên tục từ 5-7 ngày để thấy được hiệu quả.
7. Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Sáp ong cũng tương tự như mật ong, có tính kháng khuẩn, chống viêm đồng thời chứa rất nhiều vitamin A có tác dụng chữa lành những tế bào bị tổn thương. Dân gian thường dùng sáp ong hun khói để điều trị viêm tai giữa.
Cách dùng: Chuẩn bị một tờ giấy cỡ 10x10cm. Lấy một ít sáp ong (không được dính mật ong) đun chảy hoàn toàn rồi bôi lên một đầu của tờ giấy. Sau đó cuộn tờ giấy lại thành điếu thuốc. Đốt cháy đầu tờ giấy có chứa sáp ong nhưng không cháy bùng mà chỉ cần có khói. Sau đó đặt đầu không bị cháy vào ống tai bị viêm để hun khói sáp ong vào lỗ tai.
Lưu ý: Khi thực hiện cần thận trọng không để sáp ong rơi vào tai, gây bít lỗ tai và nhiễm trùng trầm trọng hơn.
8. Cẩn trọng với cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa
Nhiều người truyền tai nhau rằng tổ bọ ngựa có tác dụng chữa viêm tai giữa. Bởi theo đông y, tổ bọ ngựa (tang phiêu diêu) có tính bình, vị ngọt, hơi mặn, không độc và có khả năng giảm đau, tiêu mủ hiệu quả.
Cách dùng: Tổ bọ ngựa đem nung cháy thành than sau đó tán thành dạng bột mịn vào thổi vào ống tai bị viêm. Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, dùng liên tục trong khoảng 3-5 ngày.
Lưu ý: Phương pháp này không có căn cứ khoa học, chưa có nghiên cứu y khoa nào về tác dụng của tổ bọ ngựa trong điều trị viêm tai giữa. Tang phiêu diêu thực chất là tổ của bọ ngựa làm trên thân cây khi sinh con, do đó nó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn. Ngay cả khi đã nung nóng thì vẫn chưa khử trùng hết được. Với những bệnh do vi khuẩn virus gây ra như viêm tai giữa, nếu tai bị viêm tiếp xúc với các nguyên liệu không hợp vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng.
9. Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
Phèn chua thực chất là một loại muối sunfat kép, hỗn hợp của kali và nhôm, có đặc tính là khử trùng nên thường được ứng dụng để lọc nước, rửa thực phẩm. Sở dĩ dân gian lưu truyền phèn chua có thể chữa được viêm tai giữa bởi theo y học cổ truyền, phèn chua có tính hàn, không độc, tác dụng chủ yếu là táo thấp, sát trùng và giải độc.
Cách dùng: đem giã nát một nắm lá hẹ đã rửa sạch, lọc bã và chỉ lấy nước cốt. Phèn chua đun nóng cho tan chảy hoàn toàn và trộn cùng nước lá hẹ. Nhỏ dung dịch này vào tai 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 giọt.
Lưu ý: Mặc dù phèn chua cũng là một vị thuốc góp mặt trong một số bài thuốc đông y nhưng chỉ dùng để trị hắc lào, lang ben, chốc, nước ăn chân…Chưa có bất kỳ lời khẳng định nào của chuyên gia y tế về công dụng của phèn chua trong điều trị viêm tai giữa.
10. Chữa viêm tai giữa bằng xông hương
Biện pháp xông hương điều trị viêm tai giữa theo dân gian là cách kết hợp các vị thuốc đông y như bạch chỉ, huyền sâm, hạ khô thảo, thổ phục kinh, hoàng cầm, bồ công anh kim ngân hoa. Đây là những vị thuốc thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, an thần, chống dị ứng. Dân gian tin dùng bài thuốc này vì cho rằng có thể ngăn ngừa chảy dịch mủ viêm tai giữa.
Cách dùng: Đặt que thuốc vào xi lanh và bịt kín lại để tạo thành khói, để cho khói bay vào hướng tai bị viêm càng nhiều càng tốt. Thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày.
Lưu ý: Xông hương cũng là một biện pháp được lưu truyền và chưa được kiểm định y khoa rõ ràng. Phương pháp này cũng có quá trình thực hiện phức tạp, nếu làm không đúng cách có thể khiến bệnh nhân bị bỏng tai hoặc nhiễm trùng tai.
11. Dùng vảy tê tê chữa viêm tai giữa
Trong đông y, vảy tê tê còn có tên gọi khác là xuyên sơn giáp, có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, tác dụng chủ yếu là giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn. Dân gian lưu truyền rằng vảy tê tê có thể giúp trị viêm xoang, tăng cường sinh lực, chữa ung thư, chữa mọi bệnh viêm nhiễm trong đó có cả viêm tai giữa.
Thực tế thì vảy tê tê không có công dụng thần kỳ như vậy. Đông y chỉ ghi nhận tác dụng của nó trong việc lợi sữa, chữa mụn nhọt khi kết hợp với một số thảo dược khác.
Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng dân gian
11 cách chữa viêm tai giữa tại nhà trên đây không phải cách nào cũng áp dụng được. Một số biện pháp không có căn cứ khoa học, người bệnh không nên mạo hiểm áp dụng. Người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau khi thực hiện các cách chữa viêm tai theo dân gian:
- Cần cẩn trọng trong bào chế bài thuốc, chú ý đảm bảo vệ sinh và sử dụng những nguyên liệu tươi mới, chất lượng
- Trước khi sử dụng bài thuốc cần vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già
- Không nên lạm dụng thuốc dân gian và bỏ qua các biện pháp trị liệu chuyên sâu. Chỉ nên dùng thuốc dân gian như một biện pháp hỗ trợ điều trị.
- Khi thực hiện bài thuốc, nếu thấy bệnh chuyển biến tốt cần kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Bởi hiệu quả của thuốc dân gian rất chậm và phụ thuộc nhiều vào cơ địa người sử dụng.
- Đến các cơ sở y tế sau khoảng 3-5 ngày điều trị mà không thấy hiệu quả tích cực
Nhìn chung, các cách chữa viêm tai giữa tại nhà trên đây chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ do bài thuốc dân gian không có tính đặc trị và không hiệu quả dài lâu. Người bệnh nếu muốn điều trị dứt điểm cần thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu dưới chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đồng thời có thể sử dụng bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Chúc bạn trị bệnh thành công!
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!