Cây Xương Cá Chữa Bệnh Viêm Xoang Hiệu Quả Không? Cần Lưu Ý Gì?
Cây xương cá trị viêm xoang là một trong những bài thuốc dân gian quen thuộc, được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng để giảm triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện cách chữa này tại nhà. Tuy nhiên, để điều trị viêm xoang hiệu quả, an toàn với cây xương cá người người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình sử dụng.
Thành phần, tác dụng trị viêm xoang của cây xương cá
Cây xương cá trong dân gian có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây giao, cây nọc rắn, cây xương khô, cây thập hai, cây càng cua….là mẫu cây thuộc họ xương rồng, không có lá, không có gai. Trên thực tế, cây này có hai loại, một loại trồng làm cảnh, thân cành không có mủ trắng, không có tác dụng chữa bệnh, một loại có mủ trong thân cây, mang hoạt tính sinh hoạt dùng để chữa bệnh. Nếu tìm cây xương cá làm thuốc, bạn phải phân biệt được hai loại này để tránh nhầm lẫn.
Theo quan điểm Đông y, cây xương cá có vị chua, tính sát khuẩn, khử phong, tiêu viêm, giải độc, chống dị ứng, làm loãng dịch nhầy mũi xoang, giảm những triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm họng, đau rát do vi khuẩn gây nên. Nhờ những công dụng này, ông cha ta từ xưa đã sử dụng cây xương cá trong các bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả như nhau nhưng tỉ lệ thành công là khá cao.
Cây xương cá có độc không?
Mủ cây xương cá là thành phần chính cho tác dụng chữa bệnh nhưng chúng cũng là thành phần duy nhất chứa độc tố. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mủ (nhựa) cây có thể làm tổn thương nặng da và mắt nếu tiếp xúc trực tiếp.
- Đối với da: Nhựa cây có thể gây ra các vết phồng rộp như mụn nước, gây bỏng hoặc gây ra các vết loét trên da.
- Đối với mắt: Nếu chẳng may bị nhựa cây dính vào mắt sẽ khiến mắt bị đau rát nặng, tổn thương giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Do vậy, khi thu hái và sơ chế cây xương cá, bạn phải thật cẩn thận với nhựa của chúng.
Hướng dẫn cách dùng cây xương cá trị viêm xoang
Sử dụng cây xương cá chữa viêm xoang là cách điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Bài thuốc này sử dụng khá phức tạo, người bệnh không dùng thuốc tươi trực tiếp mà cần sơ chế trước và tiến hành xông thuốc đều đặn. Theo đó cách chữa viêm xoang bằng cây xương cá được tiến hành như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 15 -20 đốt xương cá tươi
- 1 ấm đun sạch
- 1 tờ giấy A4
Thực hiện xông hơi:
- Xương cá tươi rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái nhỏ thành đoạn khoảng 2 cm cho vào ấm sạch
- Đổ nước ngập nguyên liệu trong ấm và tiến hành đun sôi
- Quấn tờ giấy A4 theo hình ống, sao cho 1 đầu vừa để mũi có thể hít, một đầu lớn hơn vòi ấm đun một chút để hơi nước không bay ra ngoài.
- Khi ấm nước sôi, điều chỉnh lửa để lượng hơi thoát ra vừa phải không quá nhiều để gây bỏng mặt.
- Đưa đầu lớn của ống giấy nối vào vòi ấm, đầu còn lại đặt sát lỗ mũi và tiến hành hít sâu thở chậm.
Thực hiện xông 2 – 3 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Trường hợp viêm xoang nhẹ thì tiến hành xông 20 phút mỗi lần trong 3 -5 ngày. Nếu viêm xoang nặng hơn thì có thể xông khoảng 30 phút nhưng không được quá 50 phút mỗi lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.
Nếu sau 2 tuần xông hơi liên tục mà các triệu chứng viêm xoang không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên dừng lại ngay vì có khả năng cơ địa của bạn không đáp ứng với phương pháp trị liệu này.
Cây xương cá trị viêm xoang có nguy hiểm không?
Không thể phủ nhận việc chữa viêm xoang bằng cây xương cá là vô cùng đơn giản và tiết kiệm nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm. Để tránh những tai nạn không may có thể xảy ra, khi tiến hành thu hái dược liệu và xông hơi, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Bắt buộc phải đeo găng tay trong quá trình bẻ, cắt và thái cây, tránh để mủ dính vào mắt và tay. Tuyệt đối không được uống dịch chất mủ này.
- Ấm dùng để đun nước xông phải dùng riêng, không sử dụng với mục đích khác như đun nước uống vì mủ cây sót lại có thể gây độc cho cơ thể
- Khi xông hơi, không xông trực diện với vòi ấm mà cần nghiêng đầu một chút để tránh hơi nước xộc thẳng gây bỏng niêm mạc mũi. Nếu lượng hơi nước thoát ra quá nóng bạn nên điều chỉnh lửa hoặc tắt bếp một thời gian đến khi lượng hơi vừa đủ thì tiến hành xông lại.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người mắc bệnh đường hô hấp không sử dụng cây xương cá chữa viêm xoang. Bởi mủ của cây xương cá có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp như ho, viêm phổi, viêm phế quản, hoạt tính của nhựa cây có thể gây khó thở, khó ho, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên lạm dụng cây xương cá khi chữa viêm xoang: Cũng giống như các phương pháp chữa bệnh từ dân gian khác, sử dụng cây xương cá không nên quá lạm dụng vì hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và cũng chưa có nghiên cứu chính xác nào về tác dụng hay rủi ro khi sử dụng các dược liệu này để chữa bệnh.
Cây xương cá chữa viêm xoang có thể mang lại hiệu quả tốt trong một số trường hợp cơ địa phù hợp, bệnh ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên muốn loại bỏ hoàn toàn viêm xoang, người bệnh cần lựa chọn một phương pháp khác an toàn và hiệu quả hơn, tác động vào tận gốc căn nguyên bệnh, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi triệu chứng để bệnh không tái phát, nguy hiểm. Trường hợp phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh cần chủ động đi khám và điều trị sớm để ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Thông tin hữu ích: Chữa viêm xoang bằng cây giao có hiệu quả tốt không?
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!