Chậm (trễ) kinh 3, 5 ngày có phải là dấu hiệu mang thai?

Trễ kinh 3, 5 ngày có phải là dấu hiệu mang thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Đối với những bạn gái chưa sẵn sàng làm mẹ, đây là một vấn đề nhạy cảm.  Ngược lại, với những người đang mong ngóng con yêu, họ chờ đón đây là một “tin mừng”. Nếu muốn biết chắc bị chậm kinh 3, 5 ngày là biểu hiện lạ hay là dấu hiệu mang thai, bạn hãy đọc bài viết để tìm câu trả lời.

Trễ kinh 3, 5 ngày do đâu? Có phải là dấu hiệu mang thai?

Chậm (trễ) kinh 3,5 ngày liệu có phải là dấu hiệu mang thai hay do một nguyên nhân nào khác? Để xác định được vấn đề này bạn cần căn cứ một số dấu hiệu như sau:

  • Có quan hệ tình dục và đảm bảo sử dụng biện pháp an toàn: Khi quan hệ tình dục an toàn thì nguyên nhân trễ kinh của bạn không phải do mang thai. Còn nếu quan hệ không an toàn, không sử dụng các biện pháp tránh thai thì rất có thể quá trình thụ thai đã diễn ra.
  • Có quan hệ tình dục vào thời điểm rụng trứng: Điều này phụ thuộc vào việc bạn có nắm được chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không. Thông thường, trứng sẽ rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục vào thời điểm này thì khả năng mang thai là khá cao.

Để biết chính xác trễ kinh 3, 5 ngày có mang thai hay không, bạn sẽ cần phải theo dõi cơ thể của mình thêm một thời gian nữa. Nếu thời gian chậm kinh từ 1 tháng trở lên và que thử thai báo 2 vạch thì chính xác là bạn đã mang thai.

Bạn cần kiểm tra bằng que thử thai để xác định được chậm kinh có phải là do mang thai hay không?
Bạn cần kiểm tra bằng que thử thai để xác định được chậm kinh có phải là do mang thai hay không?

Ngoài ra, trễ kinh từ 15 ngày, bạn có thể đi siêu âm để biết mình có mang thai hay không.

Trễ kinh 3, 5 ngày có sao không?

Trễ kinh 3, 5 ngày đôi khi phải do bạn đã mang thai. Đó có thể là biểu hiện của một số vấn đề khác, một số nguyên nhân khác tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hoặc có kinh sớm. Vấn đề này rất phổ biến ở những đối tượng như các bạn gái bắt đầu dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh,…
  • Do thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bất thường, không khoa học, tâm lý bất ổn: Stress, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng góp phần làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Một số loại thuốc có tác dụng phụ cũng sẽ gây chậm kinh nếu sử dụng không đúng liều lượng: thuốc trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý ở tử cung, buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Những bệnh lý này thường có biểu hiện: Chu kỳ kinh thay đổi thất thường, đau bụng, mệt mỏi,… khiến nhiều người nhầm tưởng rằng mình mang thai.
  • Mãn kinh sớm: Giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng sau 42 tuổi. Đây là lúc cơ thể bắt đầu sản sinh ít estrogen hơn, chu kỳ kinh nguyệt vì thế mà thay đổi. Mãn kinh sớm là khi phụ nữ ngừng xuất hiện kinh nguyệt trước 40 tuổi. Ngoài ra, một số biện pháp điều trị ngoại khoa như phẫu thuật, đốt điện, nhiệt, laser, áp lạnh, nội soi,… khiến bạn nhanh đến giai đoạn mãn kinh hơn.
  • Chậm kinh do vấn đề về tuyến giáp: Suy giáp, cường giáp khiến cho việc kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất không được vận hành như bình thường, làm thay đổi kỳ kinh nguyệt.

Cách điều trị, phòng ngừa trễ kinh không mang thai

Về việc điều trị các trường hợp chậm kinh không mang thai, bạn cần phải thăm khám cẩn thận, nắm được chính xác nguyên nhân bệnh, từ đó lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng chậm kinh: Thuốc, Phẫu thuật ngoại khoa và Đông y. 

  • Thuốc: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp bệnh nhẹ, đặc biệt là những trường hợp chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên. Thuốc thường được sử dụng trong thiết lập lại chu kỳ kinh nguyệt có thể là thuốc tránh thai hay các loại thuốc liệu pháp hormone.
  • Phẫu thuật, thủ thuật ngoại khoa: Với những bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc dùng các biện pháp điều trị ngoại khoa. Đặc biệt, chậm kinh do các khối u, ung thư hay nhiễm khuẩn nặng bộ phận sinh dục cần loại bỏ nhanh chóng bằng phương pháp này. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện mổ nội soi, cắt, đốt điện, nhiệt, áp lạnh hay laser, oxygen,…tùy theo tình trạng và sức khỏe của bạn.
  • Đông y: Trường hợp người bệnh lo ngại về tác dụng phụ hay những biến chứng sau phẫu thuật, có thể điều trị bằng Đông y, thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo hiệu quả lâu dài. Từ các vị thuốc bổ khí huyết, thầy thuốc, bác sĩ Đông y sẽ tiến hành gia giảm, kết hợp khéo léo với liều lượng vừa đủ giúp bổ máu, lưu thông khí huyết, ăn ngủ tốt, từ đó cải thiện chức năng thận, thanh lọc cơ thể và loại bỏ tình trạng chậm kinh.
Bạn có thể lựa chọn điều trị trễ kinh 3 ngày không phải do mang thai bằng nhiều phương pháp khác nhau
Bạn có thể lựa chọn điều trị trễ kinh 3 ngày không phải do mang thai bằng nhiều phương pháp khác nhau

Ngoài điều trị, việc phòng ngừa trễ kinh không phải do mang thai cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện những lưu ý sau:

  • Tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, sinh hoạt điều độ.
  • Hạn chế thức khuya hết sức có thể.
  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và đề kháng, cân bằng các hoạt động sinh lý bên trong. Có thể tập một số bộ môn như chạy bộ, bơi, yoga nhẹ nhàng.
  • Tránh sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, trà, cafe,…
  • Tránh để cho bản thân phải suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng, áp lực thường xuyên. Nên tạo nhiều niềm vui trong cuộc sống, dành thời gian thư giãn để tinh thần luôn được thoải mái.
  • Xây dựng thói quen khám Phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo nắm rõ những thay đổi bên trong cơ thể và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng trễ kinh 3, 5 ngày có mang thai hay không. Chị em hoàn toàn có thể nhận biết tất cả những dấu hiệu có thai hoặc không có thai dựa vào những thông tin được cung cấp. Bên cạnh đó, dù có mang thai hay không, khi gặp phải tình trạng trễ kinh, chúng ta cũng nên bình tĩnh theo dõi và thăm khám để biết chính xác. Không nên tự tìm cách giải quyết vì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *