Chữa sỏi mật: Tây y, Đông y hay mẹo dân gian – Đâu là giải pháp tối ưu nhất?
Chữa sỏi mật thế nào an toàn, hiệu quả là câu hỏi của không ít người. Bởi đây là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Để điều trị sỏi mật, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp như Tây y, mẹo dân gian hay Đông y. Tuy nhiên, dù điều trị theo cách nào, người bệnh cần hiểu rõ về phương pháp, tình trạng bệnh mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Điều trị sỏi mật có khó không?
Sỏi mật không phải bệnh hiểm nghèo, có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn. Chính điều này khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt khi bệnh tiến triển nặng, sau phẫu thuật dễ gây biến chứng và tỷ lệ tái phát sau mổ cao hơn. Cụ thể về những yếu tố khiến quá trình và hiệu quả điều trị sỏi thận bị ảnh hưởng là:
Đa phần bệnh không có triệu chứng
Sỏi mật là bệnh tiến triển âm thầm qua nhiều năm. Do vậy, nhiều trường hợp không biết mình mắc bệnh cho tới khi đã xuất hiện biến chứng.
Theo các chuyên gia, có tới 80% bệnh nhân sỏi mật không xuất hiện triệu chứng hoặc các dấu hiệu cũng mơ hồ, khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng,….
Ngoài ra, 20% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì đều đã gặp phải biến chứng với các dấu hiệu như đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, sốt ớn lạnh, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Lúc này, người bệnh buộc phải nhập viện hoặc cần thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi.
Tỷ lệ tái phát cao
Đây là một trong những vấn đề khiến việc chữa sỏi mật trở nên khó khăn. Sỏi mật có thể tái phát ngay trong vòng 6 tháng sau khi dừng uống thuốc hoặc mổ sỏi nội soi. Còn đối với những người đã phẫu thuật lấy sỏi tỷ lệ tái phát cũng lên đến 30 – 50% sau 3 – 5 năm điều trị. Bệnh tái phát một phần là do cơ địa, phần khác do rối loạn chuyển hóa cholesterol cũng như vận động đường mật kém và nhiễm trùng đường mật.
Top 3 giải pháp điều trị sỏi mật tối ưu nhất
Hiện nay, để chữa sỏi mật, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau như chữa bằng Đông y, chữa bằng Tây y hay áp dụng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị sỏi mật tốt nhất, người bệnh cần hiểu rõ các phương pháp cũng như tình trạng bệnh của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Điều trị sỏi mật bằng tây y
Khi nhắc tới việc chữa bệnh bằng Tây y, nhiều người đặt luôn cho mình câu hỏi “sỏi túi mật uống thuốc gì” hay “thuốc điều trị sỏi mật nào tốt”. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau như, có thể dùng thuốc hoặc cần phẫu thuật loại bỏ sỏi.
Thuốc Tây điều trị sỏi mật
Đa phần bệnh nhân được kê đơn thuốc giúp làm tan sỏi mật. Thuốc điều trị sỏi túi mật thường áp dụng với trường hợp sỏi cholesterol kích thước dưới 1,5 cm có thời gian kéo dài từ 6 – 24 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm trong trường hợp sỏi mật gây ra những cơn đau dữ dội hay bị viêm nhiễm đường mật.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho đường tiêu hóa làm gián đoạn cho trình điều trị và cho hiệu quả không cao. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc có thể gây ra các biến chứng như viêm cầu thận, suy tim, ảnh hưởng sức đề kháng,…
Phẫu thuật điều trị sỏi túi mật
Phẫu thuật loại bỏ sỏi mật được chỉ định với những trường hợp bệnh thường xuyên tái phát hoặc bệnh đã ở giai đoạn nặng, gặp biến chứng. Thông thường, sỏi sẽ được loại bỏ bằng phương pháp mổ nội soi bởi độ an toàn, và ít tác dụng hơn so với mổ phanh.
Nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi “sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ”. Giải đáp thắc mắc này, thầy thuốc ưu tú Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Không có một con số cụ thể xem sỏi túi mật có kích thước bao nhiêu phải mổ. Bởi không phải trường hợp nào mắc sỏi cũng cần phẫu thuật. Có trường hợp sỏi trong túi mật chỉ vài mm đã phải mổ nhưng cũng có những người sỏi trong túi mật lớn đến 1 – 2cm chưa phải can thiệp ngoại khoa.”
Bệnh nhân cần lưu ý, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật. Những trường hợp sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong mô gan, hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe sẽ không được phẫu thuật.
Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh cũng có thể đối mặt với các triệu chứng như ăn chậm, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, sốt cao, vàng da, vàng tròng trắng mắt…do dịch mật chảy trực tiếp từ gan vào ruột non. Cũng theo bác sĩ Lê Phương, can thiệp lấy sỏi không có nghĩa bệnh được chữa trị hoàn toàn. Sỏi vẫn có thể tiếp tục phát triển ở các vị trí khác trong ống dẫn mật, trong gan hoặc ở cuống mật.
Mẹo dân gian điều trị sỏi mật ngay tại nhà
Điều trị sỏi túi mật bằng mẹo dân gian cũng là cách chữa đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay bởi phương pháp này khá đơn giản dễ thực hiện, sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính với đa phần người bệnh. Một số mẹo dân gian chữa sỏi túi mật phổ biến phải kể tới:
- Chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh: Trong đu đủ rất giàu papin – chất tương tự như các enzym tiêu hóa protein, rất tốt cho các trường hợp bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể dùng đu đủ xanh loại bỏ hột, giữa nguyên vỏ, thêm một chút muối rồi nấu cách thủy cho tới khi mềm. Để nguội ăn hết cả vỏ.
- Chữa sỏi mật bằng quả sung: Dùng sung tươi, không quá già, không quá non, thái mỏng, đem phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Khi sử dụng, lấy 250gr sung đun cùng 4 bát nước cho tới khi nước cạn chỉ còn 1 bát thì đem sử dụng. Theo các nghiên cứu, dịch chiết từ sung rất tốt cho gan, có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, hạ sốt,.. do vậy nó thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa sỏi mật.
- Chữa sỏi mật bằng dầu ô liu và nước chanh: Người bệnh cần nhìn ăn 12 giờ, sau đó uống 4 muỗng canh dầu oliu hòa với 1 muỗng nước cốt chanh, lặp lại như vậy 15 phút/lần cho đủ 8 lần. Tuy nhiên, cần lưu ý, phương pháp và cách thức thực hiện này chưa được các nghiên cứu chứng minh về tác dụng, người bệnh đa phần sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng hoặc chia sẻ trên mạng.
Có thể thấy cách chữa sỏi mật bằng mẹo dân gian rất phong phú, đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, nhiều phương pháp tới nay vẫn chưa được chứng minh được tính chính xác. Nếu tự ý áp dụng, người bệnh có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, trước khi áp dụng, người bệnh cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Thuốc Đông y điều trị sỏi mật TẬN GỐC
Theo thầy thuốc Tuấn, sỏi mật trong quan điểm của Đông y được gọi là chứng “thạch đởm”. Nguyên nhân dẫn tới bệnh là do can uất khí trệ, ăn uống không điều độ hoặc do ngoại cảm thấp nhiệt mà thành. Ngoài ra, Đông y cũng cho rằng một trong những yếu tố chính gây ra bệnh chính là cơ địa – nghĩa là tính mẫn cảm với bệnh ở mỗi người. Đây là yếu tố mà theo quan điểm của Tây y rất khó để gây ra bệnh.
Do vậy, để điều trị sỏi tận gốc, người bệnh không chỉ cần loại bỏ triệu chứng bệnh mà còn cần giải quyết được 3 yếu tố là:
- Tăng cường chức năng gan nhằm cải thiện chất lượng dịch mật, ngăn ngừa sỏi phát triển.
- Tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi
- Tăng sức đề kháng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cũng theo nhiều nghiên cứu, một số thảo dược quý của Đông y có khả năng loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi như Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo,.. Như vậy, có thể nói, chữa sỏi mật bằng Đông y hiện đang là phương pháp tối ưu nhất, an toàn, lành tính với người bệnh do sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên. Hơn nữa, Đông y cũng tác động tới bệnh một cách toàn diện, vừa loại bỏ triệu chứng lẫn căn nguyên gây ra bệnh. Nhờ đó, bệnh được điều trị dứt điểm, không có cơ hội tái phát.
Tuy nhiên, chữa bệnh bằng Đông y vẫn còn tồn tại những hạn chế như tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài. Hơn nữa, việc sắc thuốc mất nhiều thời gian hay vị thuốc khó uống cũng là điều khiến nhiều bệnh nhân e ngại phương pháp này.
Giải pháp phòng ngừa sỏi túi mật
Sỏi mật là bệnh diễn ra âm thầm với hơn 80% các trường hợp mắc bệnh không xuất hiện các triệu chứng, và 20% có dấu hiệu khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Do vậy, việc phòng bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ Tuấn cho biết mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Theo một nghiên cứu năm 2006, những ăn nhiều trái cây và rau quả có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn hẳn những người ăn ít. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nên bổ sung rau củ và hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa còn khuyến cáo thêm một số lưu ý bắt buộc cần ghi nhớ để chặn đứng nguy cơ hình thành sỏi túi mật:
- Kiểm soát cân nặng: Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề về túi mật và sỏi mật, vì thế mỗi người nên dành nhiều thời gian tập luyện thể dục để giữ cân nặng ổn định. Nên vận động thường xuyên, từ 30 – 45 phút mỗi ngày để hạn chế sự ứ trệ dịch mật, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
- Tránh giảm cân quá nhanh: Giảm cân nhanh khiến cho gan và túi mật hoạt động nhiều hơn, lượng mỡ thừa được đào thải qua gan và dịch mật tăng lên quá nhanh. Việc này là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy hình thành sỏi túi mật. Do đó bạn nên lưu ý xây dựng một chế độ giảm cân hợp lý.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn các chất độc hại cho cơ thể, có thể gây ra rối loạn chức năng túi mật, thậm chí ung thư túi mật.
- Thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu khác lạ: Hầu hết các trường hợp mắc sỏi mật cho biết không hề xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo một sức khỏe tốt, bạn nên thăm khám kịp thời ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ.
Trên đây là một số thông tin về một số cách chữa sỏi mật phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có tư vấn phù hợp nhất.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!