Chữa viêm tai giữa bằng đông y giải quyết tận gốc viêm cấp – mãn tính
Chữa viêm tai giữa bằng đông y là một biện pháp an toàn và lành tính đối với mọi lứa tuổi. Với khả năng tác động sâu đến căn nguyên, Đông y có thể giải quyết hiệu quả tất cả thể bệnh viêm tai giữa từ cấp tính đến mãn tính và cho hiệu quả lâu dài. Vậy đông y điều trị viêm tai giữa như thế nào, cần lưu ý gì khi áp dụng phương pháp này?
Viêm tai giữa là căn bệnh gây nhiều đau đớn và khó chịu, khiến người bệnh bị sưng viêm, chảy mủ dịch tai và suy giảm thính lực. Mặc dù viêm tai giữa không quá nguy hiểm nhưng lại khó điều trị dứt điểm và dễ chuyển thành mãn tính.
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y như thế nào?
Trong trường hợp dùng các biện pháp dân gian và tây y không có tác dụng, người bệnh nên tham khảo trị liệu viêm tai giữa bằng thuốc đông y. Đông y chủ trị từ gốc tới ngọn, sử dụng các thảo dược tự nhiên có tính đặc hiệu, vừa hiệu quả vừa an toàn, ngay cả với trẻ nhỏ.
Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa bằng đông y
Theo quan điểm của Đông y, viêm tai giữa là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra, cũng là đại diện của hai thể cấp và mãn tính. Phong nhiệt và nhiệt độc xâm phạm vào can đởm khiến bệnh nhân có những biểu hiện như đau nhức tai, mủ chảy đặc dính, có mùi hôi. Viêm tai giữa cấp tính chính là thể phong nhiệt còn viêm tai giữa mãn tính là thể nhiệt độc.
Mỗi một thể viêm tai giữa sẽ có một bài thuốc điều trị theo phép chữa riêng biệt, loại bỏ tận gốc căn nguyên tạo thành bệnh:
- Thể phong nhiệt: Sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm .
- Thể nhiệt độc: Thanh can lợi thấp, dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu
Cha mẹ có thể chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng đông y dựa trên các bài thuốc chung. Bác sĩ sẽ chọn bài thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ, gia giảm các dược liệu để trẻ hấp thụ thuốc tốt mà không gặp tác dụng phụ.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa cấp tính (thể phong nhiệt)
Ở thể cấp tính, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau tai, đau đầu, sốt nhẹ. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc sau đây để điều trị bệnh dứt điểm từ sớm.
# Bài thuốc Sài hồ thanh can thang gia giảm
Dược liệu:
- Sài hồ (12g), Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Chi tử (12g), Bàng tử (12g), Bạc hà (6g), Kim ngân hoa (20g).
- Nếu người bệnh có thêm triệu chứng tai chảy mủ thì gia thêm Sinh địa (16g), Đan bì (12g)
Cách dùng:
- Đem thuốc sắc cùng 600ml nước, khi nước sôi thì đun ở lửa bé khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Sử dụng thuốc 1 ngày/lần.
# Bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm:
Dược liệu:
- Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Mộc thông (12g), Sinh địa (12g), Trạch tả (12g), Sa tiên tử (12g), Đương quy (8g), Chi tử (8g), Cam thảo (4g)
- Nếu người bệnh có thêm triệu chứng tai chảy mủ thì bỏ Sinh địa và thêm Ý dĩ (16g), Thuyền thoái (6g), Thạch xương bồ (6g), Thương truật (6g). Trường hợp sốt cao thì thêm Kim ngân hoa (16g) và Liên kiều (12g)
Cách dùng:
- Một thang thuốc sắc cùng 600ml nước cho đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc 1 ngày/lần, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa mãn tính (thể nhiệt độc)
Người bị viêm tai giữa mãn tính cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự như thể cấp tính nhưng tình trạng này tái phát nhiều lần, dai dẳng, kèm theo chứng tiêu hóa kém. Trong Đông y, viêm tai giữa mãn tính bao gồm ba thể là Can kinh thấp nhiệt, Âm hư hỏa vượng hay thể Tỳ hư.
Đối với thể Can kinh thấp nhiệt, bệnh nhân có thể dùng cả bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm. Còn để điều trị hai thể còn lại, người bệnh sử dụng bài thuốc sau:
# Bài thuốc Tri bá địa hoàng thang gia giảm trị thể Âm hư hỏa vượng:
Dược liệu:
- Thục địa (12g), Hoài sơn (16g), Sơn thù (8g), Trạch tả (8g), Đan bì (8g), Phục linh (8g), Tri mẫu (8g), Hoàng bá (8g)
Cách dùng:
- Một thang thuốc sắc cùng 600ml nước cho đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp, để ấm uống, mỗi ngày uống 1 thang.
- Hoặc tán tất cả dược liệu thành bột mịn, mỗi ngày uống 18g chia thành 3 lần.
# Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán gia giảm trị thể Tỳ hư:
Dược liệu:
- Đảng sâm (12g), Phục linh (8g), Bạch truật (8g), Liên nhục (12g), Ý dĩ (12g), + Cam thảo (4g), Cát cánh (8g), Hoàng bá (8g), Trần bì (8g), Sa nhân (8g) + Hoàng liên (8g) + Bạch biển đậu (16g).
Cách dùng:
- Đem tất cả các dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều với nhau
- Mỗi ngày dùng một lần, mỗi lần lấy khoảng 20g để uống.
Liệu pháp châm cứu trị viêm tai giữa
Bên cạnh sử dụng thuốc uống, người bệnh có thể kết hợp liệu pháp châm cứu để đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh. Châm cứu là thủ thuật sử dụng kim châm để kích thích vào các huyệt đạo phản chiếu cơ quan tương ứng. Đối với viêm tai giữa, huyệt đạo có thể cải biến sức khỏe là Nhĩ môn, Ế phong, Hợp cốc, Lư tức, Thính cung, Thính hội. Mỗi thể viêm tai giữa sẽ châm cứu vào các huyệt đạo khác nhau.
Viêm tai giữa cấp tính (do Phong nhiệt) sẽ châm vào các huyệt Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan, Hành gian. Trong đó Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan thuộc kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, có tác dụng sơ điều kinh khí ở tai, sơ phong, giải biểu, thanh nhiệt, lợi khiếu. Còn Hành gian tả nhiệt ở Can, Đởm.
Viêm tai giữa mãn tính (do Nhiệt độc) bao gồm ba thể sẽ kết hợp thuốc uống và châm cứu bộ huyệt cụ thể như sau:
- Thấp nhiệt ở Can kinh: Sử dụng bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm kết hợp châm cứu huyệt Ế phong, Nhĩ môn, Phong trì, Hợp cốc, Thái xung.
- Thể thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: Kết hợp bài thuốc Tri bá địa hoàng thang gia giảm và châm ở các huyệt Nhĩ môn, Ế phong, Thận du, Tam âm giao, Thái khê.
- Thể tỳ hư: Dùng bài thuốc Sâm linh bạch truật tán gia giảm và châm cứu vào huyệt Hợp cốc, Ế phong, Nhĩ môn.
Châm cứu cần được thực hiện bởi thầy thuốc đông y có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Do đó bệnh nhân cần tìm đến các địa chỉ đông y uy tín để thực hiện châm cứu trị liệu.
Ưu điểm, hạn chế và những lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng Đông y
Đông y có thể chủ trị tốt các thể viêm tai giữa từ cấp tính đến mãn tính. Các loại thảo dược ngoài tác động sâu vào kinh can đởm còn điều dưỡng thêm các tạng phủ khác trong cơ thể. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện và phòng chống tác hại của các vi sinh gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với việc bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên, thuốc đông y là một phương pháp điều trị viêm tai giữa an toàn cho mọi đối tượng. Tùy vào từng thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp dược liệu theo tỷ lệ phù hợp, giúp hạn chế một phần độc tính tự nhiên và người bệnh có thể hấp thụ thuốc hiệu quả nhất, không gặp tác dụng phụ.
Tuy nhiên, cũng do đông y chú trọng trị bệnh từ gốc đến ngọn đồng thời chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên nên người bệnh sẽ thấy thuốc có hiệu quả từ từ, không nhanh chóng như thuốc tân dược. Thuốc muốn sử dụng phải sắc lên sau vài giờ đồng hồ khiến cho nhiều người e ngại. Một số bài thuốc có vị thuốc hơi đắng, tạo cảm giác khó uống cho người bệnh.
Dù vậy, xét một cách tổng quan thì đông y vẫn là phương pháp trị bệnh toàn diện, mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất cho người bệnh. Đặc biệt phù hợp với những người bị viêm tai giữa mãn tính có thể trạng không đáp ứng với thuốc tân dược và lo sợ gặp các tác dụng phụ nguy hiểm khi phải điều trị lâu ngày.
Khi sử dụng thuốc đông y trị viêm tai giữa, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Kiên trì sử dụng thuốc đều đặn theo liệu trình để đạt được hiệu quả tốt nhất, không nên gián đoạn liệu trình.
- Sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn để bảo đảm hiệu quả của dược liệu
- Không tự ý kết hợp thuốc tây y và đông y lẫn lộn
- Kết hợp vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già
- Luôn giữ tai khô ráo, tránh dính nước vào tai khi gội đầu, tắm rửa
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh
Trên đây là cách chữa viêm tai giữa bằng đông y hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Để điều trị bệnh hiệu quả cũng như tránh phải tình trạng mua thuốc không đảm bảo chất lượng, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn nhà thuốc đông y uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ có chuyên môn tốt. Chúc bạn trị bệnh thành công!
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!